Đọc sách truyền cảm hứng khiến... tự ti?

  1. Sách

Cuối tuần, mình tham gia một buổi ra mắt sách và vô tình nghe một câu hỏi kì lạ khiến mình cực ngạc nhiên. Cùng một quyển sách truyền cảm hứng, người bạn đó cảm thấy được truyền nhiều năng lượng tích cực nhưng người bạn của bạn đó cảm thấy... tự ti vô vàn vì "Anh/chị ABC này giỏi quá, làm sao tui có thể bằng người ta..."

Mình chợt sực nhớ mình cũng có người bạn tương tự và đó là một người bạn thân từ cấp 2 của mình luôn. Tụi mình ít khi gặp nhau và khi gặp nhau sẽ là những câu chuyện dài bất tận về bạn bè chung thuở xưa của tụi mình đã thành công như thế nào, bạn sẽ không bao giờ bằng người ta dù bạn là top 5 trong khoa của trường. Vài lần đầu, mình cố gắng đưa những ý kiến động viên nhẹ nhàng và không bao giờ hùa hay chối bỏ những thành công nhất định của bạn. Tình trạng vẫn kéo dài và mình bỏ cuộc. Mình chỉ ậm ừ khi nghe câu chuyện của bạn và tâm trạng rất tiêu cực sau mỗi lần gặp mặt. 

Mình tạm xem "khiến bản thân tự ti" là tác dụng "ngược" khi đọc sách truyền cảm hứng vì đa số mọi người đều nhận năng lượng tích cực, thậm chí là dồi dào. 

Mình nghĩ mọi người có thể giúp mình và những trường hợp tương tự về câu hỏi này. Không biết lời khuyên của mọi người như thế nào ạ? 

Từ khóa: 

sách truyền cảm hứng

,

động viên bạn bè tự ti

,

sách

Mình gặp vài người như vậy rồi. Mình quan sát thì đều thấy họ là người cũng chăm chỉ, ham tìm tòi, nhưng không tự nhìn nhận bản thân để rồi khiến mình luôn là cái bóng của ai đó. Tức là họ cũng có sở trường, sở đoản, nhưng họ cứ tập trung vào nhưng hình ảnh thành công gần gần xung quanh, làm họ không còn nhìn ra được con đường tốt nhất cho mình.

Họ đã có sẵn sự hăng hái và tâm lý cầu thị, cái cần là bơm cho họ đúng nguồn nội dung tốt thôi. Khuyên họ đọc sách khác, khuyên họ thử cách khác, và bằng chính những ví dụ thành công của bản thân mình. Họ thích được tạo cảm hứng.

Trả lời

Mình gặp vài người như vậy rồi. Mình quan sát thì đều thấy họ là người cũng chăm chỉ, ham tìm tòi, nhưng không tự nhìn nhận bản thân để rồi khiến mình luôn là cái bóng của ai đó. Tức là họ cũng có sở trường, sở đoản, nhưng họ cứ tập trung vào nhưng hình ảnh thành công gần gần xung quanh, làm họ không còn nhìn ra được con đường tốt nhất cho mình.

Họ đã có sẵn sự hăng hái và tâm lý cầu thị, cái cần là bơm cho họ đúng nguồn nội dung tốt thôi. Khuyên họ đọc sách khác, khuyên họ thử cách khác, và bằng chính những ví dụ thành công của bản thân mình. Họ thích được tạo cảm hứng.

Cái này mình nghĩ ko phải sách khiến họ tự ti mà bản thân bạn ý đã có sẵn sự tự ti trong ng rồi (có thể do nhiều nguyên nhân gia đình, xã hội, nhận thức bản thân của bạn ấy trong quá khứ), sách chỉ khiến tình hình tệ hơn thôi.

Đời có nhiều loại người, những người chỉ nhìn lên (như bạn kia) nên chỉ thấy mình không bằng ai nên nẩy sinh tự ti thái quá, có người lại cứ toàn nhìn xuống nên thấy mình không ai bằng thì nảy sinh sự tin tin thái quá. Và cái gì quá cũng ko tốt cả. Nên nhìn cuộc đời ở mức trung dung thôi, xem để biết mình ở đâu. 1 chút tự ti để khiêm nhường và 1 chút tự tin để tiến lên. Những người trong sách chỉ là cột mốc để mình đi đúng hướng chứ ko phải là mục tiêu để mình đạt được. Sao lại phải giới hạn bản thân mình phải được như người ta mà ko nghĩ rằng họ chỉ là một cái mốc để mình vượt qua và tiến đến mức cao hơn? Vả đời ko như ta ước muốn, sống sao để vui vẻ chứ nếu ta ko đủ tầm mà cứ ủ rũ vì mãi với đến những mục tiêu xa vời khó lòng với tới, vậy thì sống để làm gì?

Hy vọng những lời trên có thể có ích cho hoàn cảnh bạn của bạn nhé.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Do người bạn nhé.