Đôi nét về ngành Chính Trị Học?

  1. Hướng nghiệp

Xin chào mọi người ạ. Em có mong muốn theo ngành Chính trị học, em có xem qua một vài Website trên internet Review về ngành này nhưng mọi người có thể cho em một số thông tin hay kinh nghiệm khi theo ngành này ko ạ? Mọi người nghĩ gì về ngành này ạ?

Từ khóa: 

chính trị

,

ngành

,

hướng nghiệp

I. GIỚI THIỆU NGÀNH HỌC

  • Chính trị (tiếng Anh là Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước. Là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.

  • Chính trị học (tiếng Anh là Political Science) hay khoa học chính trị là một ngành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị. Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm lý thuyết chính trị và triết học chính trị, giáo dục công dân (civics) và chính trị đối sánh (comparative politics), các hệ thống quốc gia, phân tích chính trị (cross-national political analysis), phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý hành chính, ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội...

Ngành Chính trị học đào tạo cử nhân ngành Chính trị học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

II. Những tố chất phù hợp với ngành Chính trị học

Để học tập và thành công trong ngành Chính trị học, bạn cần hội tụ các tố chất sau:

  • Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật;

  • Có ý thức phục vụ cộng đồng;

  • Cần, kiệm, liêm, chính;

  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;

  • Tư duy độc lập, sáng tạo;

  • Bản lĩnh chính trị vững vàng;

  • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề

  • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;

Chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức, kỉ luật, tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức

III. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Chính trị học phía trên. Công việc ngành Chính trị học bao gồm:

  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;

  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

  • Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài;

  • Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

  • Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo;

  • Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp.

Trả lời

I. GIỚI THIỆU NGÀNH HỌC

  • Chính trị (tiếng Anh là Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước. Là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.

  • Chính trị học (tiếng Anh là Political Science) hay khoa học chính trị là một ngành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị. Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm lý thuyết chính trị và triết học chính trị, giáo dục công dân (civics) và chính trị đối sánh (comparative politics), các hệ thống quốc gia, phân tích chính trị (cross-national political analysis), phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý hành chính, ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội...

Ngành Chính trị học đào tạo cử nhân ngành Chính trị học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

II. Những tố chất phù hợp với ngành Chính trị học

Để học tập và thành công trong ngành Chính trị học, bạn cần hội tụ các tố chất sau:

  • Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật;

  • Có ý thức phục vụ cộng đồng;

  • Cần, kiệm, liêm, chính;

  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;

  • Tư duy độc lập, sáng tạo;

  • Bản lĩnh chính trị vững vàng;

  • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề

  • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;

Chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức, kỉ luật, tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức

III. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Chính trị học phía trên. Công việc ngành Chính trị học bao gồm:

  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;

  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

  • Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài;

  • Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

  • Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo;

  • Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp.

Ngành này lạ nhỉ, ra trường ngành này sẽ làm công việc gì vậy bạn?