Đông Phi - Hành trình từ "nghèo đói" đến "hy vọng" và khát vọng vươn tầm thế giới của người Việt.

  1. Công nghệ thông tin

“Lời nguyền Konzo” - Được biết đến là dịch bệnh bại liệt, nỗi ám ảnh của người dân châu Phi trong phần lớn thế kỷ 20. Thứ bệnh dai dẳng và kinh hoàng nhất đối với người dân Mozambique (phía đông châu Phi), một thứ kinh hoàng và bí ẩn, vì nó không nằm trong tài liệu y tế của bất cứ quốc gia nào (tại thời điểm đó). Năm 1981 là thời điểm nó bùng phát mạnh nhất ở phía bắc Mozambique, khi mà các đoàn cứu trợ y tế từ khắp thế giới hội tụ lại, bằng tất cả các phương pháp tiên tiến nhất, người ta mới phát hiện ra rằng, nguyên nhân chính là do cây sắn - một loại lương thực phổ biến tại đây. Rễ cây sắn, khi gặp thời tiết khô hạn sẽ tích tụ chất độc hydrogen cyanide, do đói nghèo nên người dân tại đây thường xuyên phải ăn loại thực phẩm này - loại cây được đế quốc Bồ Đào Nha mang sang châu phi từ Brazil, sau khi xâm lược châu Mỹ Latinh và vùng Caribe hồi thế kỷ 16-17. Những người da trắng phương tây, sau khi vơ vét tài nguyên và buôn bán hơn 11 triệu nô lệ từ Châu Phi, thì một trong những “thành tựu” họ để lại cho Châu Phi chính là “Lời nguyền Konzo” này.

Viettel discovery

Còn bây giờ, hơn nửa thế kỷ qua, phương Tây và Trung Quốc đã đổ hàng trăm tỷ đô vào châu Phi, mà trọng tâm là Đông Phi, chủ yếu phát triển các ngành sản xuất để khai thác thị trường hơn 500 triệu dân này. Biến nơi đây thành trở thành một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng điều quan trọng nhất, đó là nơi này phải luôn nằm trong tầm tay kiểm soát của họ, minh chứng là phương Tây và TQ đã không đầu tư vào hạ tầng viễn thông. Liên lạc không ổn định, không kết nối được với bên ngoài là một nghịch lý đối với những nước có tốc độ phát triển GDP thuộc hàng cao và ổn định này.

Đối với người dân Châu Phi, mô hình thực dân thì không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Nhưng phần còn lại của thế giới thì không phải “thực dân”, và phần còn lại ấy đã không quay lưng lại với Châu Phi. Ví dụ mà nhiều người biết đến nhất là vào cuối thế kỷ trước, cây lúa và kỹ thuật canh tác từ các kỹ sư nông nghiệp Việt Nam đã lần đầu tiên trong lịch sử giúp người dân ở nhiều nước Châu Phi có đủ lương thực để không phải ăn sắn vào mùa khô.

20 năm sau, cũng từ Việt Nam - một Quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này lại tạo nên một bước ngoặt khác tại Châu Phi. Lần này đó kỳ tích đến từ Viettel, làm một việc mà không Quốc gia nào “dám” làm ở Châu Phi:

Phóng sự được tái hiện như một bộ phim được thực hiện và phát strên kênh truyền hình nổi tiếng thế giới Discovery. Với điểm rating chương trình luôn gấp từ 2 đến 4 lần so với mức trung bình của kênh tại các nước Nam Phi, Philippines, Singapore và Malaysia,.... Tất cả như là một lời công nhận của thế giới với Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng cho những đóng góp vĩ đại này tại châu Phi.

Lịch sử ghi danh Việt Nam với Quân đội nhân dân anh hùng, và Viettel đang viết tiếp những trang sử chói lọi đó theo một cách đặc biệt khác.

Từ khóa: 

viettel

,

châu phi

,

viễn thông

,

discovery

,

việt nam

,

công nghệ thông tin

Về Đông Phi, có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đến “đói nghèo”. Nhưng không, khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 4-6% và luôn tăng trong 3-5 năm ở lại đây (thuộc hàng cao nhất thế giới). Không phải đói nghèo thì là gì? Đó là mô hình “Thực dân kiểu mới”. Một thị trường 500 triệu dân đang hoàn toàn bị chi phối bởi nước ngoài. Phương tây chi phối toàn bộ các ngành sản xuất, Trung Quốc nắm hầu như toàn bộ logistics (từ vận chuyển cho đến phân phối). Dễ dàng, toàn diện và triệt để đến nỗi phương tây không cần dùng đến chiêu bài “quen thuộc” của mình là TRUYỀN THÔNG BẨN.

Không hạ tầng viễn thông, không thông tin liên lạc, không có gì cả. 500 triệu dân Đông Phi cả cuộc đời được phương Tây và TQ trả lương, sau đó lại dùng chính số tiền đó để mua lại những món hàng mà mình làm ra. Dòng tiền cứ thế sinh ra và lẩn quẩn quanh túi của Phương Tây và TQ (xấp xỉ 90% GDP ở đây là tiêu thụ trong nước) - Y hệt như Lào hiện tại.

FDI và chiêu bài hợp/liên doanh từ nước ngoài đổ vào một cách ồ ạt đang làm cho cả nền kinh tế vĩ mô của Lào rơi hẳn vào tay nước ngoài. Giá tỷ giá đồng tiền được đẩy lên (cao hơn cả VNĐ) để hạn chế xuất khẩu. Đưa GDP/đầu người tăng cao để đẩy Lào ra khỏi nhóm quốc gia kém phát triển, làm hạn chế bớt các ưu đãi của thế giới.

Không quá khi nói Phương Tây và Trung Quốc đang có 500 triệu "nô lệ" một cách hết sức "văn minh" và "nhân đạo" ở Đông Phi. Hy vọng hạ tầng viễn thông mà Viettel mang đến sẽ giúp người dân Đông Phi có thêm chút ít "tia sáng le lói" (mặc dù mình vẫn biết là rấ khó và không kỳ vọng nhiều).

P/s: Thế mới thấy rằng địa chính trị ở Việt Nam mình hiện tại vẫn còn tốt chán (không như bọn truyền thông phương tây kể lể).

Trả lời

Về Đông Phi, có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đến “đói nghèo”. Nhưng không, khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 4-6% và luôn tăng trong 3-5 năm ở lại đây (thuộc hàng cao nhất thế giới). Không phải đói nghèo thì là gì? Đó là mô hình “Thực dân kiểu mới”. Một thị trường 500 triệu dân đang hoàn toàn bị chi phối bởi nước ngoài. Phương tây chi phối toàn bộ các ngành sản xuất, Trung Quốc nắm hầu như toàn bộ logistics (từ vận chuyển cho đến phân phối). Dễ dàng, toàn diện và triệt để đến nỗi phương tây không cần dùng đến chiêu bài “quen thuộc” của mình là TRUYỀN THÔNG BẨN.

Không hạ tầng viễn thông, không thông tin liên lạc, không có gì cả. 500 triệu dân Đông Phi cả cuộc đời được phương Tây và TQ trả lương, sau đó lại dùng chính số tiền đó để mua lại những món hàng mà mình làm ra. Dòng tiền cứ thế sinh ra và lẩn quẩn quanh túi của Phương Tây và TQ (xấp xỉ 90% GDP ở đây là tiêu thụ trong nước) - Y hệt như Lào hiện tại.

FDI và chiêu bài hợp/liên doanh từ nước ngoài đổ vào một cách ồ ạt đang làm cho cả nền kinh tế vĩ mô của Lào rơi hẳn vào tay nước ngoài. Giá tỷ giá đồng tiền được đẩy lên (cao hơn cả VNĐ) để hạn chế xuất khẩu. Đưa GDP/đầu người tăng cao để đẩy Lào ra khỏi nhóm quốc gia kém phát triển, làm hạn chế bớt các ưu đãi của thế giới.

Không quá khi nói Phương Tây và Trung Quốc đang có 500 triệu "nô lệ" một cách hết sức "văn minh" và "nhân đạo" ở Đông Phi. Hy vọng hạ tầng viễn thông mà Viettel mang đến sẽ giúp người dân Đông Phi có thêm chút ít "tia sáng le lói" (mặc dù mình vẫn biết là rấ khó và không kỳ vọng nhiều).

P/s: Thế mới thấy rằng địa chính trị ở Việt Nam mình hiện tại vẫn còn tốt chán (không như bọn truyền thông phương tây kể lể).