Tại sao bỏ nhà đi sau 72 giờ thì mới được tính là mất tích?

  1. Tin Tức

Trong vụ án ở Điện Biên, mọi người lên án lực lượng công an nhận thưởng vì đã điều tra ra hung thủ của vụ án. Lý lẽ của cộng đồng mạng cho rằng, nếu công an làm tốt, nhẽ ra đã phải tìm ra cô gái trước khi bị sát hại.

Nhìn lại diễn biến của vụ việc: Cô gái đi giao gà và mất tích vào đêm 30 Tết. Đến mùng 2 Tết thì bị sát hại. Mùng 3 thấy xác. Mùng 6 điều tra ra hung thủ.

Thực ra có thể mọi người chưa biết nhưng trong ngành có quy định, công an chỉ bắt đầu thụ lý và điều tra các vụ án mất tích sau khi bỏ nhà đi và mất liên lạc sau 72 giờ. Nên thực tế nếu đúng theo quy trình, lực lượng công an sẽ chỉ bắt đầu vào cuộc điều tra vào tối mùng 2 Tết, tức là sau thời điểm cô gái đã bị sát hại.

Do đó, cá nhân mình đánh giá, vụ này lực lượng công an đã làm tốt.

Theo bạn, tại sao lại có quy định chỉ điều tra các vụ mất tích sau 72 giờ? Mình từng chứng kiến rất nhiều gia đình hoảng loạn khi có con cái bỏ đi. Thế nhưng khi báo cho lực lượng chức năng thì họ lại gần như không xử lý gì trong 3 ngày đầu. Trong khi đó 3 ngày đấy có thể xảy ra bao nhiêu chuyện. Liệu quy trình này có đúng và nhân văn hay không?

Từ khóa: 

điều tra

,

mất tích

,

tin tức

Thật buồn vì đây vẫn là câu chuyện ồn ào nhưng xét về lí hay tình, hai bên đều có lí do chính đáng.

Công an, đặc biệt là đặc nhiệm hình sự phải đối mặt không biết bao nhiêu là tội phạm đáng sợ và kinh dị hợm phải vất vả không kể ngày đêm để mang tội phạm ra ánh sáng. 

Nạn nhân, cô gái tuổi đôi mươi nhưng chết sớm mà trước khi chết bị hành hạ một cách nhẫn tâm. 

Luật pháp cũng do con người lập nên. Luật pháp không phải là luật trời nên luật pháp rồi cũng sẽ có kẻ hở. Áp dụng luật pháp vào trường hợp cụ thể, con người là người xét xử và là sinh vật có trái tim nên đôi khi còn xét về mặt tình nữa. 

Nếu tìm một lí do để trách cứ trong chuyện này, mình nghĩ không nên trách bất cứ điều gì hay là ai: công an, nạn nhân hay luật pháp. Tội phạm miễn bàn, xứng đáng lãnh hậu quả cho những gì mình gây ra. 

Mình đọc rất nhiều bình luận nhiều chiều về vụ việc này và chỉ có một quan điểm mình đồng tình nhất: Thôi trách móc mà thay vào đó là tưởng niệm cô gái. Đây không là hình ảnh khó tìm ở bạn bè quốc tế. Mọi người chắc không thể quên câu chuyện chìm tàu ở Hàn Quốc và người Hàn vẫn tưởng niệm bằng cách cầu nguyện hằng năm. Hai vụ bom hạt nhân ở Nagasaki hay Hiroshima, Nhật thừa biết ai gây ra nhưng chiến tranh đã là quá khứ và hòa bình là hiện tại, điều duy nhất có thể làm cho người không còn sống là tưởng niệm. Đơn giản hơn, bạn sẽ có thể tìm đọc nhiều tin nhiều cá nhân xấu số qua đời vì những tên tội phạm ác độc, những người dân sẽ để lại cành hoa ngay vị trí người đó như cách để tưởng niệm. 

Người cần quan tâm nhất lúc này là gia đình cô gái và cả chính cô gái, có ai đã lắng nghe họ hay an ủi họ chưa?  

Trả lời

Thật buồn vì đây vẫn là câu chuyện ồn ào nhưng xét về lí hay tình, hai bên đều có lí do chính đáng.

Công an, đặc biệt là đặc nhiệm hình sự phải đối mặt không biết bao nhiêu là tội phạm đáng sợ và kinh dị hợm phải vất vả không kể ngày đêm để mang tội phạm ra ánh sáng. 

Nạn nhân, cô gái tuổi đôi mươi nhưng chết sớm mà trước khi chết bị hành hạ một cách nhẫn tâm. 

Luật pháp cũng do con người lập nên. Luật pháp không phải là luật trời nên luật pháp rồi cũng sẽ có kẻ hở. Áp dụng luật pháp vào trường hợp cụ thể, con người là người xét xử và là sinh vật có trái tim nên đôi khi còn xét về mặt tình nữa. 

Nếu tìm một lí do để trách cứ trong chuyện này, mình nghĩ không nên trách bất cứ điều gì hay là ai: công an, nạn nhân hay luật pháp. Tội phạm miễn bàn, xứng đáng lãnh hậu quả cho những gì mình gây ra. 

Mình đọc rất nhiều bình luận nhiều chiều về vụ việc này và chỉ có một quan điểm mình đồng tình nhất: Thôi trách móc mà thay vào đó là tưởng niệm cô gái. Đây không là hình ảnh khó tìm ở bạn bè quốc tế. Mọi người chắc không thể quên câu chuyện chìm tàu ở Hàn Quốc và người Hàn vẫn tưởng niệm bằng cách cầu nguyện hằng năm. Hai vụ bom hạt nhân ở Nagasaki hay Hiroshima, Nhật thừa biết ai gây ra nhưng chiến tranh đã là quá khứ và hòa bình là hiện tại, điều duy nhất có thể làm cho người không còn sống là tưởng niệm. Đơn giản hơn, bạn sẽ có thể tìm đọc nhiều tin nhiều cá nhân xấu số qua đời vì những tên tội phạm ác độc, những người dân sẽ để lại cành hoa ngay vị trí người đó như cách để tưởng niệm. 

Người cần quan tâm nhất lúc này là gia đình cô gái và cả chính cô gái, có ai đã lắng nghe họ hay an ủi họ chưa?  

Theo mình biết thì ko có cái quy định 72 hay 24h mới thụ lý mất tích, có vẻ cái đó chỉ có trên phim thôi. Thực tế thì nếu có các dấu hiệu rõ ràng như bị bắt cóc, bị thủ tiêu,... thì có thể trình báo để cơ quan công quyền xử lý càng sớm càng tốt. Còn nếu ko có các dấu hiệu rõ ràng thì sẽ ko đc tiếp nhận. Bởi vậy, có lẽ trong các ngày đầu, gia đình ko trình báo hoặc cơ quan chức năng có thể nhận định kiểu bỏ nhà đi chơi tết thuộc vào trường hợp các lý do cá nhân nên ko thụ lý chăng. Nói chung luật vẫn còn nhiều chỗ chưa quy định hết đc vậy.

Theo luận hiện hành, một người được tòa án và pháp luật xem là mất tích nếu đã mất tích: 02 năm + 1 tháng. Trong đó

  • 02 năm là thời gian mất tích.
  • 01 tháng là thời gian tòa án sử dụng các biện pháp thông báo toàn diện lần cuối.

Vì vậy, cái vụ bỏ đi 72 chỉ là "luật bất thành văn" của công an thôi. Nhưng mình cam đoan là có nhé.