Đương đầu với . . cây đời Xanh Tươi

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

  3. Tư duy

GIA ĐÌNH có 4 anh, em–Ai hiểu lòng anh Cả ?

Đứng trước 2 ký tự ❛漢字❜ như này, nhưng 4 quốc gia có cách ĐỊNH DANH/GỌI TÊN/ĐỌC.. khác nhau:

❛漢字❜ ⬅️ “Hanzi” (Chinese read it), “Kanji” (Japanese read it), “Hanja” (Korean read it) và.. “Hán tự” (Vietnamese read it).

“Hanja” và “Kanji” đều có nghĩa là hệ thống chữ viết của Tàu/Hán/Trung Quốc NHƯNG cách sử dụng lại bị/được BẢN ĐỊA HÓA, nghĩa là: nếu “Hanja” được sử dụng ở Hàn Quốc và “Kanji” ở Nhật Bản, thì tại Việt Nam có hệ thống (đã bị miệt thị, ruồng rẫy, lãng quên, vứt bỏ.. rất NHIỆT TÌNH say đắm).. «chữ Nho».

Vậy, «chữ Nôm» là gì ? — đương nhiên, dùng «chữ Nho», “Kanji”, “Hanja” miết để hiểu kẻ thống trị thì người Việt, hay Nhật, hay Cao Ly (phiên âm lẫn nghĩa đúng của từ ❛KOREA❜, khỏi phân biệt Hàn/Triều gì cho rắc rối, nhất là đang nói về giai đoạn xưa lắc này) đều.. CHÁN•mệt.. sau hàng thiên niên kỷ, cho nên, người Việt đã tự tạo nên hệ thống “chữ NÔM"-cải biên từ Vốn Ngôn ngữ của “BỀ TRÊN CƯỚP BÓC”, hoặc “mượn chữ của đấng CON TRỜI” để thể hiện những CHẤT XÁM của bản địa. Tương đương “chữ NÔM” là các hệ thống «Idu» (이두, 吏讀/Lại Độc), “Hyangchal”(향찰, 鄕札/Hương Trát), «Gugyeol/Kwukyel» (구결/입겿; 口訣/Khẩu Quyết) và “Gakpil” (각필, 角筆/Giác Bút) ở Cao Ly; “Man'yogana” hay “Kokuji-こくじ/国字” ở Nhật Bản–https://qr.ae/prtPeY. 

❮LỊCH SỬ GHI NHẬN RÀNH RÀNH: đối với «chữ Nho» lẫn “chữ NÔM", không ít “một số" (thời nào cũng xuất hiện) ❛quá tự hào❜ vì ngỡ là,.. CHỈ CÓ Việt Nam mới “quật khởi sáng tạo” ra «chữ Nôm/chữ bản địa» (mà nhiều vị từ 'biển ngoài/hải ngoại' phán rằng, CHỈ CÓ Việt Nam là “quê mùa, hèn nhục” bày đặt học đòi ôm chân "kẻ thù vạn kiếp phương Bắc") TRONG KHI.. Japan, Korea.. “xài tiếng Anh không hà !!”, HOẶC, cũng có 'một số' ngộ nhận ngơ ngác rằng, “Việt Nam xài chữ La-tanh, bảnh hơn tụi Nhựt Bổn, Hèn cuốc triệu lần!”❯.

Cũng tại điểm này, nên lưu ý thêm, hướng phát triển ngôn ngữ của Việt tộc so với Nhật và Cao Ly khá ngược nhau (đều mang những ưu thế lẫn nhược điểm, chẳng nước nào hơn thua gì nhau trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cả):

Ở thời kỳ tổ tiên Việt (đặc biệt, thời Lý–Trần, thế kỷ XI–XIV), bắt đầu chế tác và hoàn thiện “hệ thống chữ Nôm” (từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 18), thì ở khu vực quần đảo Nhật Bản đã sinh sôi Man'yōgana (万葉仮名–vạn diệp giả danh) hệ thống chữ viết cổ sử dụng Hán tự để diễn đạt, hình thành từ thế kỷ 5;

Và, quan trọng hơn: 

khi Nhật Bản dùng thành thạo hệ thống chữ viết Hiragana (ひらがな–平仮名/Bình giả danh) và Katakana (カタカナ–片仮名/Phiến giả danh) phát triển từ Man'yōgana/万葉仮名 trong xử lý văn bản, giao tiếp..; 

khi bán đảo Cao Ly đã yên tâm sử dụng hệ thống chữ cái Hangul/한글 được vua “Sejong Đại đế” (世宗大王/Thế Tông; 1397-1450) đích thân tạo ra, hoàn thành vào năm 1443 và ban hành năm 1446 (thế kỷ 15).. dùng tới ngày nay luôn.. thì,

giữa thế kỷ 17 (năm 1651) tới cuối thế kỷ 18, nước Việt thăng hoa “chữ NÔM" (từ thời Hậu Lê đến thời kỳ đầu nhà Nguyễn, đặc biệt, thời Tây Sơn, vua Quang Trung lấy chữ Nôm làm quốc ngữ), rồi GIÃ BIỆT với hệ thống các chữ viết nhằng nhịu, phức tạp, bí hiểm và vương giả đó

quay sang làm 'cách mạng chữ viết' (tương tự.. người Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines..từng thay sang chữ Latin, theo cách các 'nhà khai sáng' từng 'xử lý riêng' với họ)

mãnh liệt nhiệt thành sử dụng “hệ thống chữ Quốc Ngữ” (do một loạt cố đạo Bồ Đào Nha, Ý, Pháp: Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes, Francesco Buzomi, Christoforo Borri, Girolamo Maiorica, Pierre Pigneau de Behaine.... chế tác để dắt dìu dân Việt theo chân.. Chúa) với vỏ từ Latin, đơn giản, khác biệt hoàn toàn với dung mạo chữ viết của “3 nước anh-em”, mà dân Việt vẫn giữ gìn phát triển tốt bản sắc một dân tộc da vàng vùng lúa nước, khiêm cung song bất khuất. 

Nhưng, như mọi sự vật, sự việc luôn có ít nhất 2 mặt, nhiều chiều âm/dương-thuận/nghịch; vài trăm năm sau, ngược lại, con cháu người Việt bây giờ.. nhìn vào văn tự cha ông.. như nhìn vào bùa, bỉu môi-xì mũi (nên cái ❛LỄ❜ nhẹ tợ lông gà, tung tăng “cấp tiến/khai phóng”, thậm chí dấu chính tả "latanh" còn đặt bừa phứa, tùy hứng tự do), còn dân Nhật dù đã học Tây từ Cuộc «Minh trị Duy tân-Meiji Ishin/明治維新» (1868); hoặc Hàn, sau 1953, dù vẫn lệ thuộc 'ô dù hột nhãn' của Mỹ, nay vẫn hiểu thấu đạo lý ông bà truyền lại từ các con chữ.. phong cách Tàu (nên ❛LỄ❜ vẫn duy trì, xã hội theo tôn ti thứ bậc, “lạc hậu ngu si” quá chừng!). 

Nhìn chung, éo le kiêm nghiệt ngã thay, 

xét về nền tảng Văn Hóa sâu xa gốc rễ, chính Hàn và Nhật mới là 2 nước (từ quan chí dân, từ trẻ tới già) vẫn.. thân cận, hiểu lòng.. anh Cả-ĐẠI HÁN hơn.. xứ Việt–vốn luôn ĐƯỢC một số "ngài•thým•chàng•nàng.. cao bồi viễn Tây nửa mùa gốc Việt" nhoi nhộn.lộn lầy.. CHỌN làm Đích Xả những cơn phẫn hận.cuồng lòa.tuyệt vọng..nhuốm bụi gian trần.

⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃

5 Lý Do KHÔNG “THOÁT HÁN” được

Lý Do–1. ❛SinoSphere❜ (một khái niệm bằng tiếng "In-gơ-lích-sơ" cao quý hẳn hoi, hay còn gọi là: “the Sinic world”, “the Sinitic world”, “the Chinese cultural sphere”.. lổm ngổm đầy trong vạn triệu sách vở, tài liệu.. tồn tại mênh mang trên thế giới) chuyển sang tiếng Việt, là “HÁN QUYỂN”. Không phải “văn hoá Á Đông ít nhiều đều ảnh hưởng đến nhau vì đều cùng vòng tròn văn hoá”, mà chính xác hơn, là: trong ❛vài gia đình Văn Hóa lớn của thế giới❜, nơi lịch sử nhiều dân tộc từng trải nghiệm, buộc phải ghi nhận và đương nhiên phải.. liệt kê như những tài sản giá trị, quý báu của toàn thể cộng đồng loài người, thì: ➙ ❛SinoSphere❜/“HÁN QUYỂN”.. nằm trong số này. 

KHÔNG một thứ “Chân Lý” nào, KHÔNG một loại “Chính Nghĩa” nào, KHÔNG một dạng “Niềm Tin” nào, càng KHÔNG có một kiểu “Ý Chí hoặc Ý Thức hệ” nào,.. có thể HỦY DIỆT 'nó' được. Vì, một lẽ giản đơn: tương tự các ❛gia đình Văn Hóa lớn❜ khác của thế giới (Anglosphere, Arab World, Eurosphere, Germanosphere, Indosphere, Turkosphere, Hispanophone e.t.c..), ❛SinoSphere❜/“HÁN QUYỂN” thuộc phạm trù QUY LUẬT. 

Đã là “Quy Luật” (như: trọng lực, hấp lực, lực đẩy, tốc độ, tình cha mẹ-nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo v.v..), người ta chỉ có thể đồng thuận và cùng “Quy Luật” tích hợp để tiến hóa, ĐƯƠNG ĐẦU NGƯỢC LẠI “Quy Luật” ? — chỉ có VỠ, SUY, TÀN, DIỆT.

❮NÊN “hiểu” về các vùng Văn hóa LỚN trên thế giới, trong đó, “HÁN QUYỂN” là một thực tế lịch sử–Sphere of Influence/thế giới & phạm vi ảnh hưởng (SOI)-https://bit.ly/3VusQID—XEM ảnh 1•Cultural Spheres & SinoSphere▪︎'SinoSphere' vs 'IndoSphere'❯

https://cdn.noron.vn/2022/12/31/3914140101961324-1672425490.jpg

Lý Do–2. «mối liên quan giữa tộc Việt với Hán Quyển» là không thể.. dùng PHÉP THÁNH, BÙA CHÚ, ẢO THUẬT.. nào sất, để thay đổi, để cắt.đâm.đập.đốt. Không chỉ vì giang sơn nước Việt không thể di dời sang.. Bắc Mỹ/Nam Âu, mà còn VÌ một nguyên nhân "muộn phiền" hơn thế gấp nghìn lần: — không rõ sẽ tiêu tốn bao nhiêu.. thiên-niên-kỷ để nhung nhúc người ở Nhựt Bổn, Cao Ly (Hàn/Triều), Đài Loan, Mông Cổ, Mã Lai, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Thái, Miến v.v.. NHẤT TỀ cam chịu ĐỒNG LÒNG cùng.. NÉ XA/VƯỢT THOÁT khỏi “cái lồng” gọi là ❛SinoSphere❜/“HÁN QUYỂN” (được vo ve là.. «ác tồi/tệ xấu»).. đó ??

❮các cộng đồng tộc người ở bán đảo Cao Ly/Korea, ở quần đảo Nippon/Nhật Bản, ở Việt Nam/một phần bán đảo Ấn-Trung••IndoChina và các quốc gia láng giềng lân cận xúm xít quanh khu vực này.. KHÔNG BAO GIỜ muốn tự phá hủy ngôn ngữ, phong tục tập quán truyền đời, bao cội nguồn & bản sắc Văn Hóa chịu ảnh hưởng từ “Hán Quyển”–XEM ảnh 2•CULTURAL Sphere▪︎SinoSphere & 4 countries❯.

https://cdn.noron.vn/2022/12/31/3914140101961326-1672425842.jpg

Lý Do–3. Tiếng Việt, Cao Ly/Korea, tiếng Nhật sẽ không thể vận hành bình thường (nếu không muốn thừa nhận là sẽ tự hủy) khi "thoát HÁN", bởi một lẽ 'hèn nhục kỳ quặc': hơn 6O% vốn từ vựng của 3 nước này đều vay mượn từ “Hán tự” rất lâu, hàng chục thế kỷ rồi, và vẫn tiếp diễn ràng buộc•đan xen•nhằng nhịt, nhất là trong những lĩnh vực kiến thức chuyên ngành cao cấp (y khoa, vũ trụ, công nghệ bán dẫn/vi mạch, trí thông minh nhân tạo, kinh tế vĩ mô v.v.. & mây mây..);

❮Structure of Languages in the 'Indo & Sinosphere'–https://bit.ly/3VsIXq7; Sphère culturelle Chinoise–https://bit.ly/3Gk7sRX–XEM ảnh 3•SinoSphere–4 languages & chopsticks Styles

https://cdn.noron.vn/2022/12/31/237071713804550-1672426027.jpg

Lý Do–4. Một thị trường ngồn ngộn 1.453.083.716 người (tính đến Thứ Hai, ngày 26 tháng 12 năm 2022, thông số do “Worldometer” xây dựng, căn cứ theo dữ liệu Liên Hợp Quốc–https://bit.ly/3GnlIcR)–gần 1 tỷ rưỡi nhu cầu tiêu dùng đa dạng: luôn là “đại dương săn Vàng” trong mắt mọi doanh nghiệp đủ quốc tịch. Chối bỏ thực tế này, ắt phải có "thiên tài" cỡ «BIG-5»: Khổng Minh, Tư Mã Ý, Jeff Bezos, Bill Gates lẫn Elon Musk cùng liên thủ-kết hợp.. song e, «BIG-5» ấy vẫn chưa thể buông lời.. 'phũ phủi' nhoằng nhanh như.. vài trăm nghìn 'tài năng trong ngõ hẻm' thường 'oanh tạc um sùm' trên 'sân chơi' thế giới ảo.

Lý Do–5. THỬ 2 tự vấnnghêu ngao nhỏ xinh, một–là tình huống giả định xây dựng trên dữ liệu có thực, một–là kịch bản bi tráng đầy phấn hứng hoàng kim:

<•a•>.dân số 2/3 tỉnh 'bệnh phu hồi nẳm' miền Nam xứ Hoa Hạ [không tính Quảng Đông do lệch biên với VN)]-giáp biên Bắc xứ Việt—Vân Nam/云南 (giáp 3,5 tỉnh của VN: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, 4/5 Hà Giang), khu tự trị dân tộc Choang-Quảng Tây/广西 (giáp 3,5 tỉnh của VN: 1/5 Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) lần lượt, là: 48,3 triệu và 51 triệu.

Nếu, Xứ “Khựa/Tung Kụo” đột nhiên xảy động loạn (với bất kỳ mồi lửa “chính nghĩa” kiểu gì, từ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Cảng Thơm v.v..) thì, chỉ cần 0.1% dân (con số lý thuyết lạc quan) từ mỗi tỉnh ấy túa bậy tứ phương (ai cấm nổi.. loạn dân ?)–trong đó không loại trừ ùa xuống phương Nam ấm áp ❮0.1% dân Vân Nam+Quảng Tây..bằng tổng dân 2 tỉnh Điện Biên & Lai Châu gộp lại, so với chỉ khoảng hơn 5 triệu dân của 7 tỉnh VN giáp biên Trung Quốc❯ thì.. 'quý cậu, cô/thým, cụ'.. chí thú-cùi cụi đêm ngày "đơm lửa Thoát HÁN" (nếu may mắn 'lãnh đạo nổi'.. tổ dân phố)–LIỆU sẽ.. tuôn trào.. mì gói hay đạn bom để.. xoa dịu cái “nhân tai-thảm họa ngời chói Nhơn Quyền” ấy ? 

<•b•>. THỬ HỎI: 

LIỆU Việt Nam đủ sức vươn lên trong «Hán Quyển» và sánh vai cùng vài cường quốc châu Á như Nhật, Hàn (GẠT BỎ Trung Quốc QUA MỘT BÊN) ? – câu trả lời giản dị, là: TẠI SAO KHÔNG ?. 

Lại thử tự vấn tiếp: — LIỆU Việt Nam CÓ THỂ trội bật, chỏi lên 'xóa sổ' «HÁN QUYỂN», tạo dựng một «VIỆT Quyển» phủ trùm..gần 13 triệu km² lãnh thổ và lãnh hải cùng hơn.. 1 tỷ 9 con người (đối chiếu: “diễn đàn kinh tế APEC” gồm 21 thành viên có diện tích 62 triệu 620k km²; dân số: 2 tỷ 8) QUEN truyền đời thứ Văn Hóa chằng chịt KIỂU tư duy «tượng hình•lễ nghĩa•quần tụ» dưới vòm trời "HÁN Quyển-da vàng bệnh phu" ? — câu trả lời trắng phớ, là: «MƠ đi, nhé!». ❮XEM ảnh 4•bản đồ NGÔN NGỮ▪︎languages in Southeast Asian countries

https://cdn.noron.vn/2022/12/31/237071713804557-1672426259.jpg

... Ước mơ thì không bị đánh thuế (people said), nhưng mơ bậy thì hủy hoại.. dung nhan, còn nuôi Ác mộng thì.. lục phủ ngũ tạng sẽ tự tàn phá (cứ thử thức đêm suốt 7 canh thâu đi, sẽ bình tâm tự ngộ). THAM KHẢO.. cho vui: “Haunted by Chaos: China’s Grand Strategy from Mao Zedong to Xi Jinping”–https://bit.ly/3vkWuFw; “The Dangers of China’s Decline”–https://bit.ly/3C7W6Ol

⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃

Văn Hóa, Văn Minh nương theo «Quy Luật»–TÔN GIÁO dựa vào “Lòng, Đức, Niềm Tin”

Phát biểu theo cảm xúc bao giờ cũng.. 'tung tăng, phớn phở' hơn là lọ mọ cẩn trọng lựa lời–một “thực tế quá.. cũ mèm”, dường như ai cũng “hiểu, rành”, nhưng, chỉ vài mươi phần % cố gắng thực hiện..-do tự trọng và trọng người khác, dù vô vàn mệt nhọc.

.. Đến đây, qua các góp nhặt thô vụng một vài hình ảnh, biểu/bản đồ, thông tin v.v.. CHỈ BẰNG đa phần từ "In-gơ-lích-sơ" thôi, có thể tạm thấy, rằng:

tuy mới “cưỡi ngựa xem hoa” phơn phớt, song, câu chuyện bung xõa thù hận, khinh miệt v.v.. giữa người Việt với người Hoa-nói riêng, giữa người tộc này với người tộc nọ-nói chung toàn cầu.. là câu chuyện hỗn hễn, lê lết dài hàng thiên niên kỷ. 

Chịu khó dành một phần nhỏ thời gian lẽ ra thõng thượt/sân si, để tìm hiểu đôi chút về chốn gian trần tạm bợ này, chắc chẳng có ích gì mấy với quý vị "TIN-THEO-nhiều-nẻo" rằng,.. «bài Tàu, thoát Hán.. là con đường hạnh phúc của dân tộc» (!)

❮XEM ảnh 5•dòm sơ.. người châu Á NGHĨ GÌ về các quốc gia trong khu vực

https://cdn.noron.vn/2022/12/31/237071713804564-1672426726.jpg

Khảo sát sơ đẳng thôi (tất nhiên trên nền một ngữ, hoặc 2, hoặc càng nhiều ngữ càng.. thông tỏ vấn đề, không mù lòa bung phứa) đã thấy hằng hà lỗ hổng phát sinh trong nhận thức về riêng chỉ một vấn đề, ví dụ như “TẠI SAO KHÓ THỂ THOÁT Hán Quyển”, chẳng hạn.

Hưng phấn bùng tưng “nhời hiệu triệu” đạp đổ/đá văng/phỉ nhổ vào.. «mối liên quan giữa tộc Việt với Hán Quyển», nếu tìm động thái tương đương.. cũng hệt như KÊU GÀO, HÙ DỤ dân Hợp Chủng Quốc từ bỏ cội nguồn Văn Hóa cội rễ của họ từ.. Ireland, Đức, Israel v.v.. để ôm chầm lấy đế quốc Ottoman mà hoen lệ hân hoan vậy. Cũng thế, nếu trút sạch, bỏ được 'dòng máu hạ tiện da vàng châu Á dơ dáy', để tuồn ồ ồ vào động mạch nguồn 'cam lồ máu thượng đẳng da trắng', chắc có lẽ cũng kha khá bác sĩ huyết học-di truyền học đã "xoa đầu" lũ bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ từ.. thế kỷ 19 lâu rồi.

• • •

.. Trong tác phẩm "The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order"/“Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới” (đăng tải từ 1993, xuất bản năm 1996–một trong những luận đề khoa học chính trị đương đại quan trọng nhất của giáo dục đại học Hoa Kỳ) nhà khoa học chính trị người Mỹ 'nhỏ híu' Samuel P. Huntington (1927–2008) cho rằng, trong số nhiều nền văn minh, “thế giới Trung Hoa” là nền văn minh DUY NHẤT dựa trên bản sắc văn hóa, thay vì tôn giáo

.. Giữa vòm khí quyển văn minh ấy, sau 1OOO năm ách đô hộ cùng vài trăm cuộc binh đao ngoại xâm tôi luyện, Việt Nam vẫn không bị đồng hóa, bản sắc văn hóa vẫn sum suê.nảy nở xanh um..

VẬY, có cần «một số» phải xoắn xổm, phô phang “miệng hùm gan sứa-khế đụt đong đưa” chăng ?

và..

.. Thực bâng khuâng, nếu cứ lấy “chuẩn” «Bản/Sản» mà đo miết mọi thứ, hẳn ngài Huntington này thuộc dạng.. ❛SẢNg❜ rồi ư ? ■

Từ khóa: 

quan điểm của bạn

,

tin nguội

,

thoát hán

,

bài tàu

,

thoát trung

,

lịch sử

,

văn hóa

,

tư duy

Chắc bạn viết cũng mệt lắm. Mình đọc cũng hơi mệt. :)
Trả lời
Chắc bạn viết cũng mệt lắm. Mình đọc cũng hơi mệt. :)

xoắn xổm là gì ấy bạn, mình chưa nghe từ này bao giờ 

Bạn viết rất hay, nhưng cách trình bày của bạn không hợp với mình lắm, khiến mình đọc hơi... mệt một chút.