Em ít nói và khó bắt chuyện với người lạ thì là người nhút nhát hay là người hướng nội ạ?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Em không biết em thuộc kiểu người nhút nhát hay là hướng nội ạ em ít nói với người lạ và không biết làm sao để bắt chuyện đối với bn bè và ba mẹ thì em lại nói rất nhiều?

Từ khóa: 

hướng nội

,

nhút nhát

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Một điều thường nhầm lẫn ở chữ "hướng nội" là nó được diễn tả bởi sự nhút nhát, sợ nói, kém về mặt xã hội, v.v. 

Hướng nội không có nghĩa là bạn không biết nói chuyện hay ngại nói. Mà là do bạn cảm thấy không quá hứng thú với việc giao lưu, có khi là buồn chán với những câu nói chuyện mà bạn cho là vô vị. 

Mình biết rất nhiều người mình cho là hướng nội, nhưng họ không ngại nói. Nhưng đa số không thích nói với đám đông, và cảm thấy hạnh phúc nhất khi đang ở một mình hoặc với người mà họ thoải mái ngồi cạnh. 

Theo diễn tả của bạn thì có thể bạn là hướng nội, việc chia sẻ và giao tiếp với bạn mang tính cá nhân hơn và bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với những người thân quen. 

Nhưng tất nhiên mình thấy cũng không nên nhìn cuộc sống theo kiểu chia loại như thế này, thường con người quá phức tạp và đa sắc. Tốt nhất cứ nên sống theo kiểu bạn thấy thoải mái, chỉnh đốn khi nó gây hại hoặc thay đổi khi mang lợi cho mình. Nếu bạn ép bản thân nói chuyện theo kiểu bạn không thích thì bạn sẽ mệt mỏi và không vui vẻ. Sống vậy mệt lắm. Sống tự nhiên và chân thật vẫn dễ thương nhất. 

Trả lời

Một điều thường nhầm lẫn ở chữ "hướng nội" là nó được diễn tả bởi sự nhút nhát, sợ nói, kém về mặt xã hội, v.v. 

Hướng nội không có nghĩa là bạn không biết nói chuyện hay ngại nói. Mà là do bạn cảm thấy không quá hứng thú với việc giao lưu, có khi là buồn chán với những câu nói chuyện mà bạn cho là vô vị. 

Mình biết rất nhiều người mình cho là hướng nội, nhưng họ không ngại nói. Nhưng đa số không thích nói với đám đông, và cảm thấy hạnh phúc nhất khi đang ở một mình hoặc với người mà họ thoải mái ngồi cạnh. 

Theo diễn tả của bạn thì có thể bạn là hướng nội, việc chia sẻ và giao tiếp với bạn mang tính cá nhân hơn và bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với những người thân quen. 

Nhưng tất nhiên mình thấy cũng không nên nhìn cuộc sống theo kiểu chia loại như thế này, thường con người quá phức tạp và đa sắc. Tốt nhất cứ nên sống theo kiểu bạn thấy thoải mái, chỉnh đốn khi nó gây hại hoặc thay đổi khi mang lợi cho mình. Nếu bạn ép bản thân nói chuyện theo kiểu bạn không thích thì bạn sẽ mệt mỏi và không vui vẻ. Sống vậy mệt lắm. Sống tự nhiên và chân thật vẫn dễ thương nhất. 

Dạn dĩ lên gái, cái gì cũng có lần đầu mà, chắc gì b đã là hướng nội đâu 😊có khi đó lại chỉ là b chưa tự tin vào mình chút xíu thì seo...nhe

Là nhút nhát nhé bạn, là do bạn không quen giao tiếp với người lạ nhe^^. Nếu bạn muốn tự tin lên thì phải bắt chuyện thật nhiều rồi dần dần bạn sẽ coi việc bắt chuyện với người lạ là một điều bình thường thôi. 

cùng chung câu hỏi, mình cũng muốn tìm thấy câu trả lời

Có time cậu em thử đọc 2 cuốn. Mặt dày tâm đen, đọc vị bất kỳ ai. Thử đọc xem gan có to hơn chút nào khi chém gió vs người lạ không. 

Mình nghĩ nhút nhát cũng là biểu hiện của một người hướng nội ấy. Đối với người lạ mà ít nói thì cũng không có gì lạ mấy nhưng không biết làm như nào để bắt chuyện với bạn bè thì có lẽ là do bạn đang ý tưởng để nói chuyện với họ. 

Thực ra đã là bạn bè với nhau thì bắt chuyện với nhau không hề khó như bạn nghĩ đâu. Mình chỉ bạn một số tips nhé. Nhưng chú ý là không bao giờ được ngại, mình có làm cái gì hay người ta có ăn thịt mình đâu mà ngại ngùng với sợ sệt chứ😂. À mà bạn có thể áp dụng nó cho những người lần đầu gặp đẻ đáp lại sự bắt chuyện của họ nhé.

Thứ nhất, lời chào cao hơn mâm cỗ

Hãy nói "xin chào" hay các thuật ngữ thân thiện hơn với bạn bè của mình như "Hế lô", "hi", "hey". Mình thì thường dùng những từ này vì nó tự nhiên. Nói "xin chào" kiểu khách sáo quá.^^ Lời chào đó thể hiện sự thân thiện, hiếu khách, coi trọng bạn bè hay xa hơn đó là coi trọng con người của bạn. 

Thứ hai, câu chuyện-tương tác

Để bắt chuyện với bạn bè thì tất nhiên, điều mà ta cần có không thể nào thiếu đi câu chuyện. Hãy tiếp tục tương tác với họ một cách chân thành, hỏi xem gần đây họ như thế nào. Cho dù bạn không thể tán gẫu lâu, hãy thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến họ như một người bạn. Như vậy lần sau, người khác cũng hồ hởi mà bắt chuyện với bạn.
Vậy câu chuyện ở đây là gì? Sẽ thật tốt nếu bạn tìm ra được điểm chung giữa mình và người khác, sau đó dựa vào điểm chung đó mà mở ra hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện. Ví dụ như các bạn đều là người yêu thích âm nhạc, quan tâm và biết đến 1 nhóm nhạc nào đó, các bạn có thể hỏi hay kể với nhau về sự kiện này, sự kiện kia, hỏi bạn mình xem dạo này có bài gì hot không, có drama gì không? 1 chủ đề nhưng muôn vàn câu chuyện. Còn sợ cuộc trò chuyện sẽ không có điểm dừng ấy chứ😅
Trong quá trình nói chuyện, để cuộc trò chuyện tự nhiên thì hãy tương tác với nhau bằng cử chị, ánh mắt, nụ cười nhé. Hữu ích lắm đó😉

Thứ ba, duy trì cuộc trò chuyện ở trạng thái cân bằng.

Điều đó có nghĩa là người nói phải có người nghe. Muốn người khác tôn trọng và hiểu được câu chuyện của mình thì trước hết bạn cần tôn trọng, lắng nghe câu chuyện của họ. Tránh trường hợp người ta kể chuyện buồn thì mình lại ôm bụng mà cười hay người ta kể chuyện vui thì mặt lại không cảm xúc, bí xị. Điều đó sẽ gây mất hứng cho đối phương và rất nhanh cuộc trò chuyện sẽ đi vào ngõ cụt.
Sau khi đưa ra ý kiến hoặc đặt 1 câu hỏi, bạn nên cho người nghe cơ hội để phản hồi. Tương tự như vậy, khi họ hỏi bạn điều gì đó, hãy đưa ra câu trả lời có nhiều thông tin nhất có thể.
Và cuối cùng, tự tin, mạnh dạn và cởi mở để đón nhận được nhiều niềm vui hơn nha😊
https://cdn.noron.vn/2022/07/16/499561862115339762-1657951237.jpg
Nguồn: Internet

 

Ok em.ĐẦU tiên thì em phải nên là người cởi mở,2tự tin về gì đó của mình,3 diễn đạt dễ hiểu.Hướng nội hay hướng ngoại không quan trọng,quan trọng là biết khi nào cần nói và khi nào không cần nói, cứ vui vẻ lạc quan là được.

Mình cũng thế, thân thì mình nói nhiều mà lạ lạ cái là ngại ngùng với giao tiếp nó chưa được tốt lắm ý, kiểu cấn cấn =)) 

Mình thấy hiện tượng này nhiều người gặp phải mà. Nó nằm ở ranh giới giữa hướng nội và hướng ngoại. Nhưng mình nghĩ vấn đề nằm ở việc mình thiếu tự tin hoặc tự ti với bản thân mình thôi và điều này nếu mở lòng ra một chút thì vẫn có thể khắc phục được. 

Người hướng nội chưa chắc nhút nhát nhưng mà mình nghĩ nếu nhút nhát thì bạn là người hướng nội đó. Trường hợp của bạn thì cũng dễ hiểu thôi, trong nhà với những người mà mình quen biết thì tự nhiên, nói rất nhiều, nhưng với người lạ thì rất khó mở lời. Đặc biệt, sau này ra các môi trường mới mà bạn vẫn nhút nhát như thế thì rất khó để mở rộng vòng tròn quan hệ. Vậy nên là, giao tiếp cũng là một kĩ năng quan trọng đó bạn à. 

Mình thấy đa phần những người nhút nhát thường không tự tin vào bản thân, cho rằng mình "thiếu" so với người ta. Nếu cảm thấy tự tin thì việc làm quen với một người rất dễ dàng. Cho nên, mình nghĩ bạn nên học cách trân trọng giá trị riêng của mình, tự tin vào bản thân trước đã. Có như thế, bạn mới có thể giao tiếp tốt hơn với người khác.