Giữa ngành kĩ thuật công nghiệp và quản lí công nghiệp, thì ngành nào rộng hơn về cơ hội việc làm ạ?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

chào em, chị xin được chia sẻ với em những thông tin như sau:

Ngành kỹ thuật công nghiệp là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm mục đích đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của ngành này khá rộng mở:

  • Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư ngành này rất đa dạng, kỹ sư công nghiệp có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau như: Nhà máy, công ty vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học... Việc làm cụ thể đó là:

  • Chuyên viên kế hoạch giúp hoạch định kế hoạch sản xuất cho DN.

  • Chuyên viên chất lượng tiến hành kiểm tra các sản phẩm, kiểm soát hoạt động sản xuất để bảo đảm chất lượng như mong muốn.

  • Kỹ sư năng suất giúp phân tích các hoạt động để nhằm nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất.

  • Chuyên viên dự án chuyên hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án.

  • Chuyên viên cung ứng vật tư tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

  • Chuyên viên kho vận công việc cụ thể là nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất.

  • Chuyên viên logistics tiến hành quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp.

Ngành quản lý công nghiệp là ngành đào tạo, cung cấp các kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn cho sinh viên về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ. Với kiến thức bao quát về hoạt động kinh doanh và am hiểu thị trường, cử nhân quản lý đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm lập dự án kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường và đầu tư tài chính…

Cơ hội nghề nghiệp của ngành này nhìn chung rộng mở hơn ngành trên:

  • Quản lý là máy

  • Quản lý mua hàng

  • Quản lý sản xuất

  • Quản lý chất lượng sản phẩm

  • Quản lý chuỗi cung ứng

  • Cải tiến hệ thống sản xuất

  • Quản trị tài chính

  • Quản trị nhân sự…

Nói như vậy nhưng em có tìm được việc tốt hay không đều tùy thuộc vào năng lực và khả năng của em nhé. Chúc em may mắn.

Trả lời

chào em, chị xin được chia sẻ với em những thông tin như sau:

Ngành kỹ thuật công nghiệp là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm mục đích đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của ngành này khá rộng mở:

  • Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư ngành này rất đa dạng, kỹ sư công nghiệp có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau như: Nhà máy, công ty vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học... Việc làm cụ thể đó là:

  • Chuyên viên kế hoạch giúp hoạch định kế hoạch sản xuất cho DN.

  • Chuyên viên chất lượng tiến hành kiểm tra các sản phẩm, kiểm soát hoạt động sản xuất để bảo đảm chất lượng như mong muốn.

  • Kỹ sư năng suất giúp phân tích các hoạt động để nhằm nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất.

  • Chuyên viên dự án chuyên hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án.

  • Chuyên viên cung ứng vật tư tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

  • Chuyên viên kho vận công việc cụ thể là nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất.

  • Chuyên viên logistics tiến hành quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp.

Ngành quản lý công nghiệp là ngành đào tạo, cung cấp các kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn cho sinh viên về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ. Với kiến thức bao quát về hoạt động kinh doanh và am hiểu thị trường, cử nhân quản lý đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm lập dự án kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường và đầu tư tài chính…

Cơ hội nghề nghiệp của ngành này nhìn chung rộng mở hơn ngành trên:

  • Quản lý là máy

  • Quản lý mua hàng

  • Quản lý sản xuất

  • Quản lý chất lượng sản phẩm

  • Quản lý chuỗi cung ứng

  • Cải tiến hệ thống sản xuất

  • Quản trị tài chính

  • Quản trị nhân sự…

Nói như vậy nhưng em có tìm được việc tốt hay không đều tùy thuộc vào năng lực và khả năng của em nhé. Chúc em may mắn.