[Góc tranh biện] Phân hóa giàu nghèo có lợi hay có hại nhiều hơn?

  1. Kiến thức chung

Đây hiện là một trong những câu hỏi trăn trở của mình, và do thấy sự kiện [Góc tranh biện] này được khá nhiều thành viên noron tham gia trả lời, nên mình xin được đưa câu hỏi này vào luôn:

Theo các bạn thì phân hóa giàu nghèo có lợi hay có hại cho xã hội?

Một mặt, trong các quốc gia có tỉ lệ phân hóa quá cao, như Anh, Mỹ, các nước phát triển khối tây âu, hay Singapore, sự quá phân hóa quá mức giữa giới giàu và nghèo tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo (vì thiếu khả năng đầu tư vào giáo dục và các tài sản khác), người nghèo ngày càng bất bình, tệ nạn xã hội (do người nghèo rơi vào cảnh khốn cùng)...

Mặt khác, người ta cho rằng nếu không có sự phân hóa giàu nghèo, thì sẽ chẳng ai muốn cố gắng vươn lên và trở thành những người giàu có. Việc này có thể khiến việc sáng tạo và các hoạt động kinh doanh bị sụt giảm.

Không biết quan điểm các bạn thế nào?

Từ khóa: 

góc tranh biện

,

phân hóa giàu nghèo

,

cách biệt giàu nghèo

,

kiến thức chung

Tôi chưa đưa ra ý kiến của mình vội, chỉ là đọc nhanh cách đặt vấn đề của người hỏi thì có một suy nghĩ thế này:

Khi nói về sự phân hoá giàu nghèo quá mức mà đề cập đến các nước phát triển phương Tây và cho ví dụ về giáo dục là hơi bị thiển cận.

Tôi là người lớn lên ở VN, nhưng hiện sống ở Úc. Thực tế tôi thấy về ngành giáo dục như vầy: 

  • Hệ thống trường công của Úc rất phát triển, và cho mọi người (bao gồm cả người nghèo lẫn giàu đều học miễn phí). Do đó, tôi cho rằng không có sự phân cấp giàu nghèo khi nói về giáo dục ở đây
  • Ở Úc, việc học thêm là rất hiếm khi xảy ra. Do đó, có thể thấy mọi đứa trẻ đều được giáo dục bình đẳng.
  • Khu tôi đang ở gần khu nhà giàu, và tôi biết có người triệu phú vẫn để con của mình tự bắt bus đi học, giống như một đứa trẻ nhà nghèo. Do đó, tôi thấy sự phân biệt tầng lớp là rất hiếm khi xảy ra.

Ngược lại với VN, bạn có thể bắt gặp hình ảnh nhà khá giả sẽ tìm cách đưa con vào trường điểm, và những đứa trẻ giàu có được đưa rước bằng xe hơi.

Điều tôi muốn nói là: Việc phân biệt giàu nghèo (nhất là trong giáo dục) thì những nước đang phát triển như VN mới là nơi có nhiều chênh lệch nhất chứ không phải các nước phát triển.

Những người giàu ở các nước phát triển họ làm giàu bằng khả năng và trình độ, chứ ít người giàu bằng buôn bán BDS hoặc dựa vào chức quyền. Do đó, phần lớn bọn họ hiểu được giá trị của con người, và tôn trọng những giá trị chung đó. Cho nên dù cho họ có giàu nứt đổ vách thì họ sẽ tận hưởng cuộc sống theo nhiều khía cạnh khác, mà ít khi để cho sự phân biệt giàu nghèo ảnh hưởng đến nền giáo dục.

Tương tự cho vấn đề tệ nạn xã hội.

Tôi cũng cho rằng các nước đang phát triển thì sự bất bình đẳng cũng cao hơn, khiến cho người nghèo dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội hơn.

Trả lời

Tôi chưa đưa ra ý kiến của mình vội, chỉ là đọc nhanh cách đặt vấn đề của người hỏi thì có một suy nghĩ thế này:

Khi nói về sự phân hoá giàu nghèo quá mức mà đề cập đến các nước phát triển phương Tây và cho ví dụ về giáo dục là hơi bị thiển cận.

Tôi là người lớn lên ở VN, nhưng hiện sống ở Úc. Thực tế tôi thấy về ngành giáo dục như vầy: 

  • Hệ thống trường công của Úc rất phát triển, và cho mọi người (bao gồm cả người nghèo lẫn giàu đều học miễn phí). Do đó, tôi cho rằng không có sự phân cấp giàu nghèo khi nói về giáo dục ở đây
  • Ở Úc, việc học thêm là rất hiếm khi xảy ra. Do đó, có thể thấy mọi đứa trẻ đều được giáo dục bình đẳng.
  • Khu tôi đang ở gần khu nhà giàu, và tôi biết có người triệu phú vẫn để con của mình tự bắt bus đi học, giống như một đứa trẻ nhà nghèo. Do đó, tôi thấy sự phân biệt tầng lớp là rất hiếm khi xảy ra.

Ngược lại với VN, bạn có thể bắt gặp hình ảnh nhà khá giả sẽ tìm cách đưa con vào trường điểm, và những đứa trẻ giàu có được đưa rước bằng xe hơi.

Điều tôi muốn nói là: Việc phân biệt giàu nghèo (nhất là trong giáo dục) thì những nước đang phát triển như VN mới là nơi có nhiều chênh lệch nhất chứ không phải các nước phát triển.

Những người giàu ở các nước phát triển họ làm giàu bằng khả năng và trình độ, chứ ít người giàu bằng buôn bán BDS hoặc dựa vào chức quyền. Do đó, phần lớn bọn họ hiểu được giá trị của con người, và tôn trọng những giá trị chung đó. Cho nên dù cho họ có giàu nứt đổ vách thì họ sẽ tận hưởng cuộc sống theo nhiều khía cạnh khác, mà ít khi để cho sự phân biệt giàu nghèo ảnh hưởng đến nền giáo dục.

Tương tự cho vấn đề tệ nạn xã hội.

Tôi cũng cho rằng các nước đang phát triển thì sự bất bình đẳng cũng cao hơn, khiến cho người nghèo dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội hơn.

Cái quan trọng ko phải là phân hóa giàu nghèo mà là sự linh động của nền kinh tế tức là có nhiều cơ hội cho người nghèo có thể giàu. Ở các nước phát triển thì sự tự do của người dân rất cao và họ có nhiều cơ hội để học hỏi, sáng tạo để làm giàu( tất nhiên là luật phát của họ công bằng).

Ở các nước phát triển, muốn giàu phải đóng góp cho xã hội sản phẩm có ích với giá rẻ do có nhiều đối thủ cạnh tranh. Càng nhiều người giàu thì xã hội càng phát triển, đời sống càng đc cải thiện

Còn cái vấn đề về phân hóa giàu nghèo:

+ chỉ có một số ít người có đủ năng lực để lọt top những người giàu có nhất

+ có nhiều tiền người ta oán, có quyền chức người ta ghét, tây ta đều thế nên mới có cái chuyện người nghèo ghét người giàu

+ giàu ở tây là đóng góp cho xã hội ko giống VN nên giàu ở đó là tốt.

Cái này khó nói nhưng chúng ta có một thời xã hội nguyên thuỷ cùng làm cùng ăn cùng hưởng. Việt Nam cũng đã từng trải qua thời bao cấp, hợp tác xã, hệ luỵ của nó như thế nào thì chắc là ai cũng rõ. Vậy nên phân hoá giàu nghèo còn phải tuỳ thuộc vào nguyên nhân tại sao những người đó nghèo và tại sao người khác lại giàu. Cá nhân mình là một người đầu tư tài chính thì mình nhận thấy đa số người nghèo là hoàn toàn đúng. Jack Ma đã từng nói về vấn đề này rồi và mình thấy hoàn toàn đúng, mình xin trích dẫn ở đây:

Tỷ phú Jack Ma: Khách hàng khó chiều nhất là những người nghèo.

“Khó phục vụ nhất là những người nghèo. Cho họ miễn phí, họ nghĩ đó là cái bẫy. Nói rằng đó là một khoản đầu tư nhỏ, họ sợ sẽ không kiếm được nhiều tiền. Thế bảo là khoản đầu tư lớn, họ lại nói không có tiền. Bảo họ thử những thứ mới mẻ, họ sợ không có kinh nghiệm. Còn nói là hãy kinh doanh truyền thống đi, họ lại bảo khó làm lắm. Nói đây là mô hình kinh doanh mới, họ sợ nó là đa cấp. Bảo họ mở một cửa hàng, họ sẽ nói không được tự do. Bảo họ điều hành một công việc kinh doanh mới, họ nói chẳng đủ chuyên môn.

Họ có một điểm chung đó là: Thích “hỏi” Google, lắng nghe những người bạn có cùng tư tưởng như họ, nghĩ nhiều hơn một giáo sư đại học nhưng làm thì ít hơn cả người mù. Chỉ cần hỏi, họ có thể làm gì? Họ sẽ chẳng thể cho bạn một câu trả lời lợp lý.

Kết luận của tôi là: Thay vì lo sợ để khiến tim đập nhanh hơn, sao bạn không hành động nhanh hơn một chút? Thay vì chỉ nghĩ về nó, sao bạn không bắt tay vào làm luôn? Sở dĩ người nghèo mãi chẳng thành công vì họ có chung một tư tưởng: Sống để chờ đợi”.

Bên cạnh những suy nghĩ về người nghèo, Jack Ma còn chia sẻ: “Bốn lý do chính khiến mọi người thất bại trong cuộc sống đó là: Không nhận ra cơ hội, Xem nhẹ cơ hội, Thiếu hiểu biết và Hành động chậm. Trên đời này, chỉ có người không dám nghĩ, không dám làm chứ không có việc gì là không thể làm được. Chiều sâu của tham vọng sẽ quyết định tương lai của một người”.