Graphic Designer trong Marketing, có phải là một công việc làm "thợ" đơn thuần?

  1. Marketing

Ảnh: Dribbble.com - Kit8

Nhắc đến những người làm graphic design trong Marketing, tức là thiết kế những ấn phẩm quảng cáo, truyền thông, tiếp thị,... chắc không ít người vẫn nghĩ rằng: "À, đây là những đầu mối sáng tạo để thiết kế ra những sản phẩm ấn tượng của Marketing đây!".

Tuy nhiên theo mình thấy, một ấn phẩm quảng cáo hay truyền thông trong Marketing, ý tưởng để tạo nên sự khác biệt và thành công của sản phẩm là do bộ phận brief cho designer làm, tức là team Creative. Như vậy nếu nói vai trò của graphic designer trong một team Marketing chỉ là làm "thợ", giúp hình ảnh hóa các ý tưởng thôi thì có đúng không?

Mình quan sát thấy ở agency trước mình làm việc, thường một graphic designer chỉ làm vài tháng, cùng lắm là nửa năm, sau đó họ sẽ nhảy việc, hoặc làm freelance ăn theo sản phẩm. Ngày ngày nhận brief, làm & sửa theo ý team creative, trả sản phẩm, không thấy có quá nhiều thử thách hay cơ hội tiến xa.

Vậy thì mục đích hướng tới của graphic designer trong sự nghiệp sẽ là gì ngoài tiền? Bao nhiêu bạn trẻ bây giờ đổ xô đi học graphic design, và muốn coi đó là một nghề, nhưng sao mình cảm thấy nghề này cứ chỉ mãi làm "thợ" nhỉ? Vò võ suốt ngày trước màn hình máy tính, bao giờ thì lên được cấp quản lý?

Từ khóa: 

graphic designer

,

marketing

,

creative

,

marketing

Theo mình thì:
Đỉnh cao của làm nghề là chuyên nghiệp.
Đỉnh cao của chuyên nghiệp là sáng tạo.
Đỉnh cao của sáng tạo là nghệ thuật.
Trong khi các nghệ sỹ thì rất cần một công việc.

Thế đấy, vậy nên mình không nghĩ nghề nào có sáng tạo hay không sáng tạo. Các "nghệ sỹ" thường bỏ qua cái gốc là sự chuyên nghiệp, tức là phải là một thợ giỏi, rất rất chăm chỉ trước khi sáng tạo, trước khi làm nghệ thuật.

Trong graphic design mình tin rằng có rất nhiều không gian sáng tạo. Team Creative có thể brief kỹ đến đâu thì bạn vẫn còn có thể sáng tạo thêm thoải mái. Sáng tạo là cách đi về chiều sâu, không phải đi về chiều rộng thế nên bạn luôn luôn có thể sáng tạo thoái mái nếu bạn càng chuyên nghiệp, càng sâu về nghề.
Ví dụ bạn được brieft vẽ hình tròn, đương nhiên bạn có thể sáng tạo các hình tròn to nhỏ khác nhau, hình hơi tròn, dẹt, rất dẹt, hình cầu, cả hình tròn hay chỉ là đường tròn, full hình hay 1 phần hình. Mầu sắc, đường nét, tương quan, bố cục, tương phản, ánh sáng, 3D, chất liệu ... bạn vẫn có quá nhiều thứ để có thể sáng tạo nếu thực sự muốn.

Nhìn thử sang lĩnh vực thể thao. Mỗi mùa world cup thường sẽ cho ra mắt một trái bóng mới. Quả bóng đá thì đã có hình dáng, kích thước, trọng lượng theo chuẩn. Thế nhưng họ vẫn có thể sáng tạo được mãi. Từ màu sắc, chất liệu, đường chỉ may, phương pháp đo kiểm, phần vỏ, phần ruột, nguyên liệu sản xuất, tên ... vẫn là những không gian sáng tạo đủ sâu.
Trả lời
Theo mình thì:
Đỉnh cao của làm nghề là chuyên nghiệp.
Đỉnh cao của chuyên nghiệp là sáng tạo.
Đỉnh cao của sáng tạo là nghệ thuật.
Trong khi các nghệ sỹ thì rất cần một công việc.

Thế đấy, vậy nên mình không nghĩ nghề nào có sáng tạo hay không sáng tạo. Các "nghệ sỹ" thường bỏ qua cái gốc là sự chuyên nghiệp, tức là phải là một thợ giỏi, rất rất chăm chỉ trước khi sáng tạo, trước khi làm nghệ thuật.

Trong graphic design mình tin rằng có rất nhiều không gian sáng tạo. Team Creative có thể brief kỹ đến đâu thì bạn vẫn còn có thể sáng tạo thêm thoải mái. Sáng tạo là cách đi về chiều sâu, không phải đi về chiều rộng thế nên bạn luôn luôn có thể sáng tạo thoái mái nếu bạn càng chuyên nghiệp, càng sâu về nghề.
Ví dụ bạn được brieft vẽ hình tròn, đương nhiên bạn có thể sáng tạo các hình tròn to nhỏ khác nhau, hình hơi tròn, dẹt, rất dẹt, hình cầu, cả hình tròn hay chỉ là đường tròn, full hình hay 1 phần hình. Mầu sắc, đường nét, tương quan, bố cục, tương phản, ánh sáng, 3D, chất liệu ... bạn vẫn có quá nhiều thứ để có thể sáng tạo nếu thực sự muốn.

Nhìn thử sang lĩnh vực thể thao. Mỗi mùa world cup thường sẽ cho ra mắt một trái bóng mới. Quả bóng đá thì đã có hình dáng, kích thước, trọng lượng theo chuẩn. Thế nhưng họ vẫn có thể sáng tạo được mãi. Từ màu sắc, chất liệu, đường chỉ may, phương pháp đo kiểm, phần vỏ, phần ruột, nguyên liệu sản xuất, tên ... vẫn là những không gian sáng tạo đủ sâu.

Mình nghĩ, cơ khí, kinh tế, kĩ thuật,... ngành nào cũng phải trải qua làm thợ trước khi tiến dần đều lên các vị trí cao hơn. Ở các ngành khác, còn ở vị trí thợ tức là bạn vẫn còn khó khăn về tài chính, phải tìm mọi cách để vươn lên từ đó tạo động lực.Chỉ là do đặc thù của ngành Design dễ kiếm tiền, dễ nhận job nên designer có xu hướng dậm chân tại chỗ, lười bay cao bay xa trong sự nghiệp. Trách ai bây giờ trách mình thôi.

Không nên tư duy quá vào việc cứ phải lên quản lý mới là thành công. Trong cuộc sống có rất nhiều cái đích cần phải đến và nhiều mục tiểu phải theo đuổi. Cân bằng mọi thứ là tuyệt vời nhất..!