Hacking Mindset - Tư duy hacking là gì? Và ta có thể học được gì từ nó.

  1. An ninh mạng

Có lẽ mọi người đều đã từng nghe nói về hacker, rằng họ là những người am hiểu về kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là CNTT, và có khả năng đột nhập (hack) vào các hệ thống mạng máy tính, máy chủ, website, trang thương mại điện tử, cây ATM ... thậm chí là đột nhập vào các hệ thống lớn nhất thế giới của Facebook, Google, Apple, hay bảo mật nhất thế giới như Bộ quốc phòng Mỹ, NASA ... chẳng hạn. Trên các phương tiện truyền thông (đặc biệt là các phim của Holywood) thì hacker thường là những kẻ lập dị, gầy gò do thức đêm nhiều, có phong cách ăn mặc hiphop, có trí thông minh tuyệt đỉnh, có thể gõ phím nhoay nhoáy, chiếm quyền điều khiển mọi hệ thống có chạy bằng điện.

file-20180718-142435-176mlrj-2

Hình ảnh hacker tiêu biểu trên phim ảnh: bí ẩn, hiphop, cực giỏi (Nguồn: sưu tầm)

Tại sao hacker lại có thể làm được những điều tưởng chừng không thể như vậy? Có phải bởi vì họ là những thiên tài (genius) có IQ vô cực (> 150)? Hay là vì họ có kiến thức công nghệ đặc biệt tốt? Đâu là điều khiến một hacker khác người thường và trong bộ não thiên tài kia của họ đang nghĩ gì? Nhảy nhót những con số, hàm mũ, phép tính hay thủ thuật đặc biệt nào?

Là một người đã có hơn nhiều năm nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực bảo mật thông tin (information security), tôi tin rằng, tư duy hacking chính là sự khác biệt lớn nhất của một hacker và người thường. Trong bài viết này tôi sẽ cho các bạn thấy tư duy hacking là gì và tư duy hacking có những gì.

Vậy tư duy hacking (hacking mindset) là gì?

Mindset of a hacker..Nothing is impossible. YOU put me down I will answer you with my success. They believe in learning and sharing knowledge. They are always open to adopt new things and will not look for anyone's help.They love to fight back and strongly believe in them selves.

Tư duy của một hacker:  Không gì là không thể. Nếu bạn không tin tôi có thể làm được, tôi sẽ trả lời cho bạn bằng kết quả. Họ có đức tin lớn lao vào việc không ngừng mạnh lên nhờ học hỏi và chia sẻ kiến thức. Họ luôn luôn sẵn sàng thử nghiệm những cách thức mới lạ, nhưng không mong chờ sự giúp đỡ từ bất kì ai. Họ yêu thích sự chiến đấu và tin tưởng vào bản thân mạnh mẽ.

Nguồn

Quora

Hackers mindset 1. Innovation: learn each and every technology introduced. Some call us bookworms some call as fool and some call as losers but we don't care. 2. Challenges: If we set some challenge then we will work until it comes to success day or night never matter to us. 3. Share: we share each and single information to our close groups. 4. Identify:we keep our identity hide to the person's we meet or to a stranger. 5. Revenge: If there is anything done to harm us without any provocation to our family members or to any poor citizens then we will certainly go for a revenge until we get justice we will battle. 6. Chit chats: The last thing we hate is chit chats we love to be like everyone else but don't want to hear as a hacker in public. one of the most arrogant thing. We are also humans and we love to learn and code

Tư duy hacker gồm:

1. Đổi mới: Học tất cả các công nghệ mới, những điều mới. Một số người sẽ gọi họ là mọt sách, một vài người sẽ gọi họ là kẻ ngờ ngệch hay bọn thất bại (loser) nhưng bọn họ không quan tâm.

2. Thử thách: Nếu hacker nhận một thử thách thì họ sẽ làm việc cho đến khi thành công bất kể ngày hay đêm.

3. Chia sẻ: Họ sẽ chia sẻ các tuyệt kỹ, ngón nghề trong những nhóm kín.

4. Nhân dạng: Họ sẽ giữ kín nhân dạng của mình với người ngoài hoặc người lạ.

5. Trả thù: Nếu có vấn đề ảnh hưởng đến họ dù nó không ảnh hưởng đến người thân hay những người xung quanh họ thì hacker sẽ chiến đấu cho đến khi công lý được thực thi.

6. Sự bàn tán: Điều mà họ ghét nhất là những lời bán tán. Họ thích được giống như mọi người nhưng họ luôn muốn ẩn mình, không muốn mọi người biết họ là hacker. Họ cũng là con người và họ thích học và viết code mà thôi.

Nguồn

Quora

(Nguồn: Gamehub.vn)

Vậy đọc bài từ đầu đến giờ bạn đã biết hacking mindset là gì chưa? Đối với tôi, đó không phải là tư duy về việc đột nhập vào một cái gì đó. Hacking mindset là từ ngữ để chỉ một lối suy nghĩ, tư duy đặc biệt mà ở đó tôi thích nhất đó là đặc điểm cốt lõi sau.

  • Không giới hạn, không gì là không thể: Đối với một hacker, họ luôn có niềm tin mãnh liệt đến mù quáng vào bản thân, rằng họ có thể làm được mọi thứ ... nếu muốn. Khi một ai đó nói với họ rằng họ sẽ không làm được đâu, thì hacker sẽ dùng thành công để đáp trả lại. Vậy làm sao các hacker lại làm được những điều mà đối với người thường vốn là "không thể làm được", "không có khả năng". Đó là vì hacker luôn tiếp cận một mục tiêu không tưởng với những cách thức như sau:
reschool-banner-1

(Nguồn: sưu tầm)

  1. Ưu tiên hành động (Bias to Action):

Hacker luôn bắt đầu một mục tiêu không tưởng với một "niềm tin mãnh liệt" vào thành công chứ không phải với một kế hoạch hoàn hảo để thực hiện! Thực tế thì họ luôn bắt đầu mà chẳng có một kế hoạch ra hồn nào cả? Bạn sẽ không định mất thời gian để lập kế hoạch làm một việc vốn không khả thi đó chứ? Đơn giản là họ cứ hành động, cứ thử với tâm niệm cứ đi thì sẽ tới, cứ làm thì sẽ được.

Nếu thử 1 lần không được, họ sẽ thử 10 lần , 100 lần. Nếu vẫn chưa đủ thì 1000 lần, 1 triệu lần, hay trong một số cuộc tấn công, hacker có thể thử huy động cả dàn botnet hàng triệu máy để tấn công thử vào mục tiêu đến cả triệu tỷ lần. Nếu một con đường là chưa đủ, thì họ sẽ thiết lập và mở ra 10 đường vòng khác, 100 đường vòng khác. Họ có niềm tin tất yếu, mọi con đường đều đẫn tới thành Roma. Không có gì là không thể, không có hệ thống nào không thể hack được. Cái họ cần là có đủ thời gian, và một tình yêu, niềm yêu thích đủ lớn đối với mục tiêu để theo đuổi.

photo-1-15951396633181707733501

Nếu thử 1 lần không được, họ sẽ thử 10 lần , 100 lần (Nguồn: sưu tầm)

Đa số mọi người đều có tư duy hữu hạn (fix mindset), mọi sự đều có giới hạn, năng lực con người là có giới hạn, có những việc làm được và không làm được. Nhưng hacker thì không nghĩ thế. Thường khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chưa có bất kỳ một giới hạn nào trong tư duy, đó chính là lý do vì sao trẻ con thường sáng tạo hơn người lớn. Trong quá trình lớn lên và khám phá thế giới, trẻ con dần dần được dậy rằng có những thứ làm được, những thứ không làm được. Cái này bắt buộc phải như này và cái kia phải như thế kia. Một người có tư duy hacking thì dường như khi lớn lên, trong đầu họ bị mắc một "lỗi" nào đó khiến cho họ quá tin tưởng vào bản thân và luôn nghi ngờ vào các giới hạn mà mọi người thường đặt ra. Và rõ ràng trong rất nhiều trường hợp giới hạn này là không còn chính xác khi có những công nghệ, hiểu biết và kỹ năng rất mạnh của một hacker.

Hacker là người có sự tự tin mù quáng vào bản thân, và quả thực họ có rất nhiều trải nghiệm cảm nhận sâu sắc về năng lực phá vỡ các giới hạn. Không phải tất cả các phi vụ đều thành công trọn vẹn, nhưng gần như tất cả các mục tiêu họ đều sẽ đạt được những thành tựu nào đó, lớn nhỏ khác nhau.

thief-2

Hacker là người có sự tự tin mù quáng vào bản thân (Nguồn: sưu tầm)

Họ cũng là những kẻ có tư duy critical thinking, khác biệt đến mức lập dị: Để làm được những điều đặc biệt, những điều mà người thông thường tưởng rằng không thể, thì phải có những cách tiếp cận sáng tạo, và không tưởng. Có lẽ so với sáng tạo, thì sự đặc biệt, tính critical của tư duy hacking còn có phần mạnh hơn một chút. Đó là lý do vì sao mọi người thường ít dùng từ sáng tạo cho hacker mà dùng từ lập dị, nó ám chỉ sự sáng tạo quá đột phá, break through quá lớn, và không bình thường. Nếu sáng tạo bạn có thể nghĩ về Edison, người có cả chục ngàn phát minh. Còn lập dị, thì Tesla, nhà khoa học điên có lẽ là một ví dụ tiêu biểu cho tư duy hacking. Trong đầu họ có những điều không tưởng, vì thế có những hành động và phép thử không tưởng, từ đó đạt được những kết quả và kiến thức mới đặc sắc mà chỉ riêng họ có được, mang tới chọ họ những năng lực, kiến thức đặc biệt mà người thường không thể có.

2. Học liên tục qua các thất bại:

Không phải ngẫu nhiên mà hacker thường được hình dung là những người hiểu biết sâu rộng, đặc biệt là hiểu biết các công nghệ mới. Họ là những kẻ có năng lực học tập cái mới vượt rất xa người thường. Đó là vì họ là những kẻ liên tục học, học, học ... và xem học tập là con đường đúng đắn nhất để trở nên mạnh mẽ. Họ không bao giờ phụ thuộc vào thế giới, không chờ đợi may mắn, họ tin vào bản thân có thể làm được tất cả mọi việc nhờ vào việc học tập và rèn luyện kỹ năng không ngừng. Họ sẽ mài luyện bản thân trở thành những cây kiếm thật cứng cáp, thật sắc bén để có thể xuyên phá mọi phòng tuyến phòng ngự. Nếu họ chưa đạt được thành công, đó chỉ là do họ chưa học đủ, chưa đủ mạnh mẽ, chưa đủ tài năng mà thôi.

Cách học của họ cũng rất giống với những nhà phát minh, đó là học qua thử và thất bại. Thực tế không phải các hacker luôn thành công, thực tế thì họ luôn ... "thất bại", chỉ là họ không bao giờ nản với thất bại, và luôn cố gắng nhìn thấy mình đã đạt được một điều gì đó trong thất bại. Chí ít họ sẽ biết rằng cách thức đó, con đường đó tại thời điểm đó sẽ không thành công. Họ tin rằng mọi phép thử đều có giá của nó, mọi thất bại đều có giá trị. Và khi đã thất bại đủ, kiểu gì họ cũng thành công. Nếu thất bại 1 triệu lần chưa đủ thì họ sẽ thất bại 1 tỷ lần.

Tư duy này cũng khá giống với tư duy của những người làm kinh doanh. Người làm kinh doanh vốn có cấu: chỉ cần "không chết" thì họ sẽ thử.

Hacker cũng là kẻ rất tò mò, hay đọc, hay chia sẻ các thông tin, kỹ thuật sâu trong những nhóm hội kín. Đây cũng là cách thức để họ không ngừng nâng cao kiến thức.

3. Kiên trì tiến lên từng chút một - Start small:

Thường các mục tiêu lớn ban đầu vốn không hề có lời giải hoặc kế hoạch nào thỏa mãn thì sẽ được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn, khả thi hơn và hacker sẽ thực hiện từng bước các mục tiêu nhỏ này. Leo thang dần mức độ thành công, tiếp cận dần mục tiêu, để hướng dần tới thành công cuối cùng.

hacker for hire

Kiên nhẫn, kiên nhẫn, và cực kỳ kiên nhẫn là phẩm chất cơ bản của các hacker. (Nguồn: sưu tầm)

Hacker cũng là những kẻ có tư duy hướng mục tiêu rất rất mạnh, họ bị ám ảnh bởi mục tiêu, và dù thử mọi cách, đi theo các con đường khác nhau họ vẫn không quên mục tiêu của mình. Năng lực tập trung mục tiêu và khả năng kiên nhẫn siêu hạng sẽ giúp họ dần dần tiếp cận và chinh phục các mục tiêu. Không có ai đeo bám và theo đuổi mục tiêu bền bỉ và dai dẳng như một hacker. Họ luôn bám sát vào mục tiêu của mình, thử cả trăm ngàn cách để tiến tới mục tiêu, chậm dãi tiến lên từng bước một, liên tiếp thu nhận lại các thành tựu nhỏ, và hầu hết thành tựu đó là việc cảm nhận các lần thử và thất bại.

Hacker cũng thường là những kẻ rất nhạy cảm, có linh cảm và khả năng phán đoán tốt. Họ giống như những con báo đi săn mồi, lầm lũi, kiên trì và cũng rất nhạy cảm. Ở đó còn có sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết rất rất nhỏ.

Kết:

Hacking mindset là tư duy không giới hạn, phá bỏ mọi rào cản, đạt được mọi điều mình muốn dù đó là những việc "không thể", bằng cách không ngừng học tập, rèn luyện, không ngừng thử nghiệm và thất bại, và sự tập trung bền bì đến không tưởng vào mục tiêu đã chọn.

Bài viết liên quan:

Vì cuộc sống là không giới hạn

noron.vn



Từ khóa: 

hacking

,

tư duy hacking

,

hacking mindset

,

an ninh mạng

Minhu bạn cũng chính là một hacking đấy.tôi nhiều lúc tự hỏi tại sao vn chúng ta tỷ lệ hacking lại it đến vậy.hacking theo nghĩa rộng hơn nhé
Trả lời
Minhu bạn cũng chính là một hacking đấy.tôi nhiều lúc tự hỏi tại sao vn chúng ta tỷ lệ hacking lại it đến vậy.hacking theo nghĩa rộng hơn nhé