Hải quân Trung Quốc đã từng khủng thế nào?

  1. Lịch sử

Dạo gần đây Trung Quốc đẩy mạnh quốc phòng, đặc biệt là hải quân vì họ muốn trở thành một siêu cường. Chúng ta ít nghe thấy về sức mạnh trên biển của họ. Vậy nó đã từng đạt tới tầm vóc ra sao?

Hải quân Trung Quốc thời Minh từng sở hữu tới 3500 chiến thuyền (gấp gần 10 lần Mỹ bây giờ). Một số chiếc to bằng nửa Titanic, gấp 10 lần tàu Santa Maria của Columbus.

Mình cứ thắc mắc rằng sau khi đô đốc Trịnh Hoà tạt ngang châu Mỹ thì sao không thấy ai nhắc gì đến hải quân Trung Quốc, cũng không còn chuyến hải hành vĩ đại nào nữa. Thì có 3 lý do:

1. Minh Thành Tổ Chu Đệ (kẻ bắt sống Hồ Quý Ly, huỷ diệt văn hoá nước Việt) quan tâm tới các cuộc chinh phạt trên đất liền hơn, nên thuyền là thừa thãi.

2. Chi phí cho các chuyến hải hành ngốn cực kỳ nhiều ngân khố Đại Minh. Cuộc "nổi loạn" tại An Nam đã làm thiếu đi nguồn cung gỗ tếch.

3. Hoàng đế e sợ tự do thương mại sẽ tạo nên một tầng lớp đại gia đầy quyền lực, đe doạ uy quyền của ông ta.

Thực ra trước thời nhà Nguyên, người Tây Âu gần như không biết đến Trung Quốc và người trung quốc cũng không biết đến châu Âu. Một phần nguyên nhân là do lực lượng Hồi giáo đã chia cắt con đường trên bộ nối giữa Trung Hoa và châu Âu.

Đến thời nhà nguyên có nhà thám hiểm Marco Polo đến Trung Hoa, ở lại sống nhiều năm và khi trở về câu chuyện về sự giàu có của người Tàu mới tạo nên cơn sốt lớn cho các nhà thám hiểm. Tuy nhiên tới thời Minh thì người Anh mới đến buôn bán, trao đổi đồ gốm và chè.

Lúc đầu nhà Minh tuy trịch thượng, vua Minh tuyên bố với sứ giả Anh rằng "nước nhà ngươi tuy xa xôi vạn dặm nhưng nếu có lòng thuần phục hướng về thiên chiều thì sẽ được lòng trời soi xét", nhưng cũng đồng ý cho họ tiến hành hoạt động ngoại thương.

Ngoài ra vua Minh khi ấy mới biết có tồn tại các quốc gia ở rất xa xôi và cho phép Trịnh Hòa thành lập đội thuyền viễn chinh mà mục đích là tuyên bố về uy đức của thiên triều.

Vì người Anh rất ưa đồ gốm và chè Trung Hoa, đặc biệt trong giới quý tộc nên việc mua bán tấp nập. Dẫn đến nhiều quan lại móc nối với thương gia, tiền của chảy vào túi họ mà không vào ngân khố. Vua Minh thấy thế cho rằng việc buôn bán gây bất lợi cho quyền lực của mình, cho người Anh là lũ lừa bịp xảo trá nên cấm tiệt và ra lệnh cấm giao lưu.

Trịnh Hòa mang theo nhiều của cải đi ban phát cho các dân tộc loằng ngoằng nhưng cũng không mang lại hiệu quả gì. Suy ra cũng cho tịt nốt. Ấn tượng lúc này về thế giới bên ngoài với vua Minh là rất xấu.

Với tâm lý cửa trên cho mình là thiên triều, là triều đại trung tâm của thế giới. Lũ còn lại là man di, chỉ có chuyện bọn man di vác chym đi thuần phục thiên triều chứ làm gì có chuyện thiên triều lại đi ỉ ôi với họ. Chưa kể, vua Minh ghét Tây phương và cụ thể là người Anh nên không muốn để lại dấu vết là mình dính líu đến bọn này, cũng không muốn có dấu vết của bọn này trong sử sách nhằm tránh tính trạng các quan móc nối hoặc âm mưu dựa vào thế lực bên ngoài tạo phản. Do đó ông muốn xử lý tận gốc.

Vậy số thuyền siêu đồ sộ đó đi đâu? Đốt hết, đốt từ cảng đốt đi, sạch bách không còn cái gì. Sang đời nhà Thanh cũng chẳng khá hơn, hải quân không đủ sức đánh nổi hải tặc Hồng Kỳ bang, phải để Gia Long vác thuyền sang trợ chiến. Đại dương trong quan điểm của họ khi đó là một vùng nước bí ẩn không đáng bận tâm đến. Vậy thì bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc từ thời xa xưa là nói dóc.

Từ khóa: 

lịch sử