Hệ lụy gì khi Mỹ cấm nhập dầu từ Nga?

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Xã hội

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

,

xã hội

Tôi sẽ trình bày cách phân tích ảnh hưởng xen lẫn với nhận định cá nhân, các bạn chịu khó đọc nhé.

Khi phân tích lệnh cấm này, chúng ta cần phân tích các bên liên quan, gồm: Mỹ, các đồng minh Mỹ (chủ yếu là EU), Nga, các nước còn lại, ngành vận tải toàn cầu, và cái kết chung.

Đầu tiên là Mỹ.

Mỹ nhập 8% dầu từ Nga. Mỹ cũng là nước có trữ lượng dự trữ lớn, lại có ngành khai thác và chế biến dầu phát triển nhất nhì thế giới. Cho nên, nhìn chung là tác động lệnh cấm trực tiếp đến Mỹ là không nhiều. Tuy vẫn có.

Tiếp theo là EU, đồng minh lâu năm của Mỹ.

Họ bị ép vào con đường phải lựa chọn: Theo Mỹ hay không?

Hiện tại, EU nhập 40% từ Nga. Ai cũng hiểu con số này là cực kỳ lớn. Lớn đến mức nếu một quốc gia EU nào đó ra quyết định sai thì có thể khiến quốc gia đó bị ngập chìm trong nợ nần và bị vỡ nợ quốc gia. Do đó, rất khó cho các nước EU theo Mỹ. Nếu có thì cần rất nhiều thời gian.

Nếu không cấm mà vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga, thì Nga có thể dùng kênh đó để thu thêm ngoại tệ vào, giúp trả các khoản nợ đến hạn. Thậm chí Nga có thể tăng giá khí đốt để lấy thêm ngoại tệ, và cắt nguồn cung đến một nước nào đó để đẩy nước đó vào vỡ nợ.

Tóm lại, EU bị rơi vào thế nếu cấm thì mình khổ, nếu không cấm thì mình bị lệ thuộc Nga.

Áp lực còn lớn hơn khi người dân và phe đối lập ở EU đòi các chính quyền "phải hành động quyết liệt" khi đối đầu với Nga. Tức họ muốn EU cấm dần nguồn khí đốt và dầu từ Nga. Cái dùng dằng này khá là mệt.

Tiếp đến là Nga.

Nói về trực tiếp, thì Nga chỉ xuất khẩu có 5% dầu sang Mỹ và hoàn toàn không xuất khẩu khí đốt. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp của lệnh cấm đến Nga cũng là nhỏ.

Tuy nhiên, Nga bị chặn và bị phong tỏa rất nhiều nguồn khác, khiến chính quyền càng bị phụ thuộc vào dầu và khí đốt. Mà sự kiện này càng kéo dài thì tác động đến kinh tế Nga sẽ càng lúc càng tăng. Đến một lúc nào đó, kinh tế sẽ kiệt quệ, nhưng lúc nào thì chưa biết.

Điểm quan trọng là liệu Nga bị vỡ nợ thì có ngưng khí đốt cho EU để vài nước EU chết chung không? Kiểu "trạng chết chúa cũng băng hà" hay "chó cùng rứt giậu". Cái này thì tương lai xa, cũng không chắc. Nhưng có điều chắc là phản ứng của thị trường đối với tình trạng này (tôi sẽ đề cập sau).

Đến phiên các nước còn lại.

Nổi bật trong nhóm "còn lại" này có lẽ là Trung Quốc.

Xét về một mặt nào đó, họ là nhóm có lợi, khi Nga cần ngoại tệ để đáo hạn thì các nước này được bán dầu và khí đốt giá rẻ hơn. Tuy nhiên, rất có thể họ không dám mua nhiều, vì sợ bị giáng đòn trừng phạt từ Mỹ hay các nước đồng minh của Mỹ.

Thêm một yếu tố nữa là việc vận chuyển sẽ phải mất thời gian mới thiết lập được, nhất là đường ống. Ngược lại, đường thủy thì có thể lợi ngay.

Như vậy, thị trường vận tải dầu cũng bị tác động.

Có 2 con đường bị tác động do lệnh cấm. Một là Nga đi qua các nước không phải đồng minh của Mỹ, hai là từ các nước xuất khẩu không phải Nga đến Mỹ và đồng minh.

Đường số 2 tất nhiên là tăng ở đầu "nhu cầu". Mà ở đâu nhu cầu tăng thì giá sẽ tăng. Giá tăng sẽ khiến nhiều lái buôn dầu thay đổi lộ trình và đến bán cho các nước Mỹ và đồng minh. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến con đường số 1.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu. Giả sử một nước A vẫn thường nhập khẩu dầu từ Venezuela, nay có lệnh cấm Mỹ nhập dầu của Nga, khiến các hãng vận tải nhập nhiều dầu hơn từ Venezuela đến Mỹ, khiến nguồn cung của Venezuela bị hạn chế. Nước A không phải đồng minh của Mỹ nên không có vấn đề gì với việc nhập từ Nga. Vì thế nước A nhập dầu của Nga thay thế cho phần từ Venezuela đã mất. Chung cuộc, Mỹ và đồng minh không đổi, nước A cũng không đổi và Nga cũng không ảnh hưởng gì.

Chỉ có một thứ ảnh hưởng: Đó là chi phí vận chuyển, do rất nhiều tàu phải thay đổi lộ trình. Chi phí vận chuyển tăng kéo theo sự bất ổn định (trường hợp tàu vận tải gần đến nơi thì nơi nhận bị đổi quy định do lệnh cấm) khiến giá dầu nhìn chung là tăng. Nhưng mức tăng có thể chỉ nằm trong vùng kiểm soát.

Cuối cùng là thị trường tương lai, cũng chính là nơi các trader "làm việc".

Thị trường này thường dùng để xác định giá bán dầu ở một thời điểm tương lai nào đấy, thường vào vài tháng tiếp theo. Thị trường này được thả nổi, các trader dựa trên phân tích của mình mà thực hiện mua hay bán, giúp điều chỉnh giá thị trường.

Các trader thường dựa vào phán đoán ở tương lai, khiến giá dầu biến động theo các phán đoán đó. Tức nếu phần lớn trader nghĩ rằng nó sẽ tăng 10% thì thường họ sẽ mua vô nếu giá thấp hơn 10%, cho đến khi đạt được. Như vậy giá tăng khoảng 10%. Khi thị trường tương lai này tăng giá, các nhà buôn bán và vận tải cứ dựa theo giá đó mà bán buôn, khiến giá thật cũng bị tăng theo.

Thông thường, các trader sẽ dựa trên tin tức mà đánh giá, trong đó có tin về lệnh cấm. Khiến giá dầu có thể bị đẩy cao vượt mức tăng thật do lệnh cấm gây ra, bởi vì người ta còn tin vào sự xáo trộn này có những hệ lụy khó lường. Giá tăng, khiến thị trường còn bị xáo trộn mạnh hơn, khiến giá còn tăng nữa.

Tóm lại

Lệnh cấm không hẳn là có ảnh hưởng thật, trưc tiếp và lớn đến người Mỹ hay Nga. Thứ mà nó thật sự gây ảnh hưởng là sự xáo trộn trong nền giao thương toàn cầu. Sự xáo trộn này bị giới trader bắt nhịp, khiến giá dầu ở thị trường tương lai tăng nhanh. Giá dầu tăng nhanh khiến sự xáo trộn còn mạnh hơn nữa, và có thể đẩy giá dầu tăng nữa. Đây mới là thứ gây ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp, và nó là yếu tố "gián tiếp" của lệnh cấm.

Trả lời

Tôi sẽ trình bày cách phân tích ảnh hưởng xen lẫn với nhận định cá nhân, các bạn chịu khó đọc nhé.

Khi phân tích lệnh cấm này, chúng ta cần phân tích các bên liên quan, gồm: Mỹ, các đồng minh Mỹ (chủ yếu là EU), Nga, các nước còn lại, ngành vận tải toàn cầu, và cái kết chung.

Đầu tiên là Mỹ.

Mỹ nhập 8% dầu từ Nga. Mỹ cũng là nước có trữ lượng dự trữ lớn, lại có ngành khai thác và chế biến dầu phát triển nhất nhì thế giới. Cho nên, nhìn chung là tác động lệnh cấm trực tiếp đến Mỹ là không nhiều. Tuy vẫn có.

Tiếp theo là EU, đồng minh lâu năm của Mỹ.

Họ bị ép vào con đường phải lựa chọn: Theo Mỹ hay không?

Hiện tại, EU nhập 40% từ Nga. Ai cũng hiểu con số này là cực kỳ lớn. Lớn đến mức nếu một quốc gia EU nào đó ra quyết định sai thì có thể khiến quốc gia đó bị ngập chìm trong nợ nần và bị vỡ nợ quốc gia. Do đó, rất khó cho các nước EU theo Mỹ. Nếu có thì cần rất nhiều thời gian.

Nếu không cấm mà vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga, thì Nga có thể dùng kênh đó để thu thêm ngoại tệ vào, giúp trả các khoản nợ đến hạn. Thậm chí Nga có thể tăng giá khí đốt để lấy thêm ngoại tệ, và cắt nguồn cung đến một nước nào đó để đẩy nước đó vào vỡ nợ.

Tóm lại, EU bị rơi vào thế nếu cấm thì mình khổ, nếu không cấm thì mình bị lệ thuộc Nga.

Áp lực còn lớn hơn khi người dân và phe đối lập ở EU đòi các chính quyền "phải hành động quyết liệt" khi đối đầu với Nga. Tức họ muốn EU cấm dần nguồn khí đốt và dầu từ Nga. Cái dùng dằng này khá là mệt.

Tiếp đến là Nga.

Nói về trực tiếp, thì Nga chỉ xuất khẩu có 5% dầu sang Mỹ và hoàn toàn không xuất khẩu khí đốt. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp của lệnh cấm đến Nga cũng là nhỏ.

Tuy nhiên, Nga bị chặn và bị phong tỏa rất nhiều nguồn khác, khiến chính quyền càng bị phụ thuộc vào dầu và khí đốt. Mà sự kiện này càng kéo dài thì tác động đến kinh tế Nga sẽ càng lúc càng tăng. Đến một lúc nào đó, kinh tế sẽ kiệt quệ, nhưng lúc nào thì chưa biết.

Điểm quan trọng là liệu Nga bị vỡ nợ thì có ngưng khí đốt cho EU để vài nước EU chết chung không? Kiểu "trạng chết chúa cũng băng hà" hay "chó cùng rứt giậu". Cái này thì tương lai xa, cũng không chắc. Nhưng có điều chắc là phản ứng của thị trường đối với tình trạng này (tôi sẽ đề cập sau).

Đến phiên các nước còn lại.

Nổi bật trong nhóm "còn lại" này có lẽ là Trung Quốc.

Xét về một mặt nào đó, họ là nhóm có lợi, khi Nga cần ngoại tệ để đáo hạn thì các nước này được bán dầu và khí đốt giá rẻ hơn. Tuy nhiên, rất có thể họ không dám mua nhiều, vì sợ bị giáng đòn trừng phạt từ Mỹ hay các nước đồng minh của Mỹ.

Thêm một yếu tố nữa là việc vận chuyển sẽ phải mất thời gian mới thiết lập được, nhất là đường ống. Ngược lại, đường thủy thì có thể lợi ngay.

Như vậy, thị trường vận tải dầu cũng bị tác động.

Có 2 con đường bị tác động do lệnh cấm. Một là Nga đi qua các nước không phải đồng minh của Mỹ, hai là từ các nước xuất khẩu không phải Nga đến Mỹ và đồng minh.

Đường số 2 tất nhiên là tăng ở đầu "nhu cầu". Mà ở đâu nhu cầu tăng thì giá sẽ tăng. Giá tăng sẽ khiến nhiều lái buôn dầu thay đổi lộ trình và đến bán cho các nước Mỹ và đồng minh. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến con đường số 1.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu. Giả sử một nước A vẫn thường nhập khẩu dầu từ Venezuela, nay có lệnh cấm Mỹ nhập dầu của Nga, khiến các hãng vận tải nhập nhiều dầu hơn từ Venezuela đến Mỹ, khiến nguồn cung của Venezuela bị hạn chế. Nước A không phải đồng minh của Mỹ nên không có vấn đề gì với việc nhập từ Nga. Vì thế nước A nhập dầu của Nga thay thế cho phần từ Venezuela đã mất. Chung cuộc, Mỹ và đồng minh không đổi, nước A cũng không đổi và Nga cũng không ảnh hưởng gì.

Chỉ có một thứ ảnh hưởng: Đó là chi phí vận chuyển, do rất nhiều tàu phải thay đổi lộ trình. Chi phí vận chuyển tăng kéo theo sự bất ổn định (trường hợp tàu vận tải gần đến nơi thì nơi nhận bị đổi quy định do lệnh cấm) khiến giá dầu nhìn chung là tăng. Nhưng mức tăng có thể chỉ nằm trong vùng kiểm soát.

Cuối cùng là thị trường tương lai, cũng chính là nơi các trader "làm việc".

Thị trường này thường dùng để xác định giá bán dầu ở một thời điểm tương lai nào đấy, thường vào vài tháng tiếp theo. Thị trường này được thả nổi, các trader dựa trên phân tích của mình mà thực hiện mua hay bán, giúp điều chỉnh giá thị trường.

Các trader thường dựa vào phán đoán ở tương lai, khiến giá dầu biến động theo các phán đoán đó. Tức nếu phần lớn trader nghĩ rằng nó sẽ tăng 10% thì thường họ sẽ mua vô nếu giá thấp hơn 10%, cho đến khi đạt được. Như vậy giá tăng khoảng 10%. Khi thị trường tương lai này tăng giá, các nhà buôn bán và vận tải cứ dựa theo giá đó mà bán buôn, khiến giá thật cũng bị tăng theo.

Thông thường, các trader sẽ dựa trên tin tức mà đánh giá, trong đó có tin về lệnh cấm. Khiến giá dầu có thể bị đẩy cao vượt mức tăng thật do lệnh cấm gây ra, bởi vì người ta còn tin vào sự xáo trộn này có những hệ lụy khó lường. Giá tăng, khiến thị trường còn bị xáo trộn mạnh hơn, khiến giá còn tăng nữa.

Tóm lại

Lệnh cấm không hẳn là có ảnh hưởng thật, trưc tiếp và lớn đến người Mỹ hay Nga. Thứ mà nó thật sự gây ảnh hưởng là sự xáo trộn trong nền giao thương toàn cầu. Sự xáo trộn này bị giới trader bắt nhịp, khiến giá dầu ở thị trường tương lai tăng nhanh. Giá dầu tăng nhanh khiến sự xáo trộn còn mạnh hơn nữa, và có thể đẩy giá dầu tăng nữa. Đây mới là thứ gây ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp, và nó là yếu tố "gián tiếp" của lệnh cấm.

Đầu tiên và dễ thấy nhất là giá các sản phẩm từ dầu trong đó có xăng tăng do thiếu hụt nguồn cung và giá dầu thế giới tăng cao, dẫn tới giá cả sinh hoạt tăng. Thực ra, giá xăng ở Mỹ đã tăng lên kha khá từ trước khi Nga đấm Uca, do cái "Green New Deal" của đội du chẩn, dầu Nga nhập vào Mẽo cũng chỉ chiếm vài % (mình nhớ đọc đâu đó là khoảng 3% thị trường dầu của Mẽo). Việc cấm nhập dầu từ Nga ko phải nguyên nhân chính mà chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề sẵn có thôi.

Tiếp theo, theo mình chính phủ Mỹ sẽ tìm cách ổn định nguồn cung bằng một số cách, có thể là:

- Tăng sản lượng dầu khai thác hoặc mở lại khai thác dầu đá phiến. Tuy nhiên, làm thế giống như vả vào mặt cử tri bầu cho Biden, vì cắt giảm năng lượng hóa thạch là 1 phần lớn trong chính sách tranh cử của Biden.

- Tìm cách làm giảm giá dầu thế giới - thúc đám đồng minh OPEC như Sáu đĩ hay UAE tăng sản lượng khai thác lên để bù vào phần của Nga, tuy nhiên đám này hiện tại đang hốt bạc nên cứ lần lữa, trì hoãn ko chịu tăng sản lượng. Nới lỏng cấm vận cho Vene/ Iran xuất khẩu dầu, cái này sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến vị thế của Mẽo.

- Lách lệnh cấm bằng cách mua dầu Nga từ bên thứ ba nào đấy.

Cách dễ dàng nhất là mua dầu qua bên thứ ba, vì có mua dầu từ Iran/ Vene thì cũng vẫn phải sửa lại các nhà máy lọc dầu hiện đang sử dụng dầu từ Nga mới lọc ra thành phẩm được, tốn kém và phải mất 1 khoảng thời gian ko nhỏ.

Về phía Nga, như ở trên đã nói, Mẽo ko phải là thị trường dầu lớn của Ngú, việc mất thị trường này ko ảnh hưởng nhiều lắm đến Ngú trong bối cảnh giá dầu đang lên đỉnh.

Mình chia sẻ những gì mình nhìn nhận được như sau:
1. Người dân Mĩ sẽ là ảnh hưởng trước nhất. Kể cả chưa cấm nga thì giá dầu mĩ cũng đã tăng, việc cấm càng làm giá leo dốc cao hơn. Giá dầu tăng thì giá các mặt hành khác cũng tăng theo (dây chuyền), kết hợp với lạm phát sẽ làm tình hình thêm nghiêm trọng, kể cả với các mặt hàng giá rẻ.
2. Các nước mua chế phẩm hoặc sản phẩm ứng dụng từ dầu của mĩ cũng sẽ chịu cái kết chung. Kể ra thì nhiều người shock khi biết lắm nè (không kể xăng, khí đốt,...vì nó hiển nhiên rồi), từ quần áo, thuốc men, chất tẩy rửa, nhựa,...tăng hết -> tìm nguồn cung rẻ hơn -> Mĩ mất khách
3. Lệnh này cũng làm Nga tăng cường đầu tư hơn vào các hệ thống chuyển dầu sang khu vựng đông á vs nam á, các nước eu cũng đang có dấu hiệu uể oải khi áp lệnh chừng phạt  -> điều này dẫn tới lệnh trừng phạt của mĩ dần già k còn tác dụng (tới giờ cũng chưa thấy nhiều tác dụng). Đúng kiểu gậy ông đập lưng ông, mà giờ bỏ lệnh thì mất thể diện lắm :)
Góc nhìn cá nhân, thiếu mọi người góp ý bổ sung nha.

Nếu vẫn cấm nhập dầu thì lạm phát vẫn sẽ tiếp tục tăng nhé. Hiện tại đã tăng 25-40% rồi, rồi sẽ lại tăng tiếp.

Câu này mình chưa đủ hiểu biết để có thể phân tích được, xin phép mời anh

Kha Nguyen
^^ hehee