Vì sao nước Nga không sợ bị phương Tây cấm vận?

  1. Tin Tức

Từ khóa: 

tin tức

Không biết có phải sợ không. Nếu mà nói sợ thì hình như chính phủ Nga cũng không quan tâm lắm, vẫn làm chiến tranh như bình thường thôi.

Cuộc chiến giữa phương Tây và Nga hiện tại là trên mặt kinh tế chứ không dùng súng đạn.

Đã rất lâu, chính phủ Nga đã thận trọng giảm nợ ở khu vực công và tư nhân trong nước và cho phép ngân hàng trung ương có thời gian xây dựng một kho tài sản nước ngoài đủ lớn để tăng cường tài chính của đất nước trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm.

Vì thế kể cả với cấm vận bởi Nhật Bản, EU, Canada, hay Mỹ gì cũng không lay chuyển gì nhiều đến ổn định kinh tế của Nga. Nhưng kể cả như vậy, ta cũng không nên coi thường những ảnh hưởng của cấm vận đến với đời sống hằng ngày của nhân dân Nga.

Nhiều người cũng đã phải rời nước vì vấn đề này. Bạn Nga ở Moscow của mình nói là thường tuỳ vào ngành nghề và công việc, nhưng rất nhiều người mất việc sau vụ này và đang trên lộ trình đến nhưng nơi khác như là Georgia.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài như McDonald cũng đóng cửa, và vì thế gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của dân đô thị.

Mặc dù Putin chắc chắn đã chuẩn bị cho vụ này trước, nhưng mình nghĩ đến cả ông cũng không tưởng tượng rằng nó sẽ lớn đến thế này và cuộc chiến mà ông nói là chiến dịch 2-3 ngày đến thời điểm này đã là 3 tuần.

Một phần nói đó Nga nghĩ rằng vẫn có thể làm ăn với Trung Quốc và Ấn Độ vì hai nước này cũng khá là trung lập trong vụ này. Mặc dù vậy cũng phải cân nhắc rằng khu vực trung tâm dân số của hai nước này ở xa Nga nên chuyện làm ăn cũng sẽ là trở ngại. Nhưng nếu 'mất' phương Tây thì đành vậy thôi.

Mình không nghĩ đây là kết thúc với Nga, mình mong sự hạnh phúc và thịnh vượng đến với dân Nga. Nhưng cũng khá rõ là gần đây chính phủ Nga đã không tập trung nhiều vào mãng kinh tế và đời sống nhân dân như là khi ông Putin mới lên. Và đây cũng là một mối lo ngại.

Nếu mà nhìn kỹ thì thực sự Nga cũng không hẳn quá giàu.

Nga hiện tại phụ thuộc rất lớn vào dầu khí, vì thế vào nạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì Nga là một trong những nước chiệu ảnh hưởng nặng nhất. Kinh tế Nga dưới thời Putin có hai giai đoạn chính, đó là 1998-2008 khi kinh tế Nga phát triển 7% mỗi năm. Vào những năm đầu (như tất cả tông thống nào), Putin được hưởng lợi từ các chính sách mở rộng kinh tế của Yeltsin. Nhưng vào năm 2003, khi giá xăng dầu tăng mạnh thì Putin cũng theo đó bỏ kinh tế qua một bên. Dùng các số tiền từ dầu mỏ đó, Putin đã đúc cho các đầu sỏ (oligarch) của mình, nhưng người giúp Putin nắm quyền. Sau vụ 2008, Putin cũng không giúp tăng kinh tế được như xưa và cũng khó quay lại được. Sự trì trệ bắt đầu và nó vẫn chưa hồi phục hẳn. Vào năm 2012, Putin bắt đầu "chuyển hướng" và ban hành những sắc lệnh bao quát và mơ hồ.

Từ năm 2014 trên lên, kinh tế Nga đã được mang tiếng bởi sự trì trệ. Và sau khi cuộc xâm lược bất hợp pháp ở Crimea vào năm 2014, thì bị ăn nặng nhưng vẫn sống được. Đa phần là nhờ dầu mỏ. Vì tính hiếu chiến của chính phủ Nga và vì kinh tế mang tiếng tai trì trệ, nên FDI cũng sợ bước vô thị trường Nga. Chưa nói đến việc 10 năm qua chất lượng cuộc sống của dân thường Nga cũng không tiến bộ mấy. Đa số mấy cái GDP bình quân là tính thêm tiền thu từ xăng dầu vô. Hiện tại chất lượng cuộc sống của Nga thấp hơn cả Trung Quốc. 2017, 89% của toàn bộ sự giàu có trong đất nước được tóm gọn trong 10% đất nước, sự trên lệch này cao hơn cả Mỹ và TQ thời đó. Độ poverty (nghèo khó) của Nga cũng khá cao so với cái tên "kinh tế đã phát triển". Vì không thể phát triển kinh tế một cách hiệu quả, chính phủ Putin đã cố gắng tấn công các nước khác để "lấy lại tình dân". Từ Georgia đến Ukraine.

GDP của Nga cũng khá là thấp, còn thấp hơn bang Texas của Mỹ. Mặc dù Nga không nghèo nhưng cũng có khá là nhiều vấn đề khi nói về kinh tế.

Nhưng sự thật chính ở đây là chính phủ Putin không cần lo về vấn đề tài chính của dân để giữ chức nữa, và cũng vì vậy cũng không cần lo về ảnh hưởng kinh tế của chiến tranh và cấm vận lên dân mình. Mình nghĩ là không tệ đến mức bỏ mặt, nhưng ai biết được.

Trả lời

Không biết có phải sợ không. Nếu mà nói sợ thì hình như chính phủ Nga cũng không quan tâm lắm, vẫn làm chiến tranh như bình thường thôi.

Cuộc chiến giữa phương Tây và Nga hiện tại là trên mặt kinh tế chứ không dùng súng đạn.

Đã rất lâu, chính phủ Nga đã thận trọng giảm nợ ở khu vực công và tư nhân trong nước và cho phép ngân hàng trung ương có thời gian xây dựng một kho tài sản nước ngoài đủ lớn để tăng cường tài chính của đất nước trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm.

Vì thế kể cả với cấm vận bởi Nhật Bản, EU, Canada, hay Mỹ gì cũng không lay chuyển gì nhiều đến ổn định kinh tế của Nga. Nhưng kể cả như vậy, ta cũng không nên coi thường những ảnh hưởng của cấm vận đến với đời sống hằng ngày của nhân dân Nga.

Nhiều người cũng đã phải rời nước vì vấn đề này. Bạn Nga ở Moscow của mình nói là thường tuỳ vào ngành nghề và công việc, nhưng rất nhiều người mất việc sau vụ này và đang trên lộ trình đến nhưng nơi khác như là Georgia.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài như McDonald cũng đóng cửa, và vì thế gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của dân đô thị.

Mặc dù Putin chắc chắn đã chuẩn bị cho vụ này trước, nhưng mình nghĩ đến cả ông cũng không tưởng tượng rằng nó sẽ lớn đến thế này và cuộc chiến mà ông nói là chiến dịch 2-3 ngày đến thời điểm này đã là 3 tuần.

Một phần nói đó Nga nghĩ rằng vẫn có thể làm ăn với Trung Quốc và Ấn Độ vì hai nước này cũng khá là trung lập trong vụ này. Mặc dù vậy cũng phải cân nhắc rằng khu vực trung tâm dân số của hai nước này ở xa Nga nên chuyện làm ăn cũng sẽ là trở ngại. Nhưng nếu 'mất' phương Tây thì đành vậy thôi.

Mình không nghĩ đây là kết thúc với Nga, mình mong sự hạnh phúc và thịnh vượng đến với dân Nga. Nhưng cũng khá rõ là gần đây chính phủ Nga đã không tập trung nhiều vào mãng kinh tế và đời sống nhân dân như là khi ông Putin mới lên. Và đây cũng là một mối lo ngại.

Nếu mà nhìn kỹ thì thực sự Nga cũng không hẳn quá giàu.

Nga hiện tại phụ thuộc rất lớn vào dầu khí, vì thế vào nạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì Nga là một trong những nước chiệu ảnh hưởng nặng nhất. Kinh tế Nga dưới thời Putin có hai giai đoạn chính, đó là 1998-2008 khi kinh tế Nga phát triển 7% mỗi năm. Vào những năm đầu (như tất cả tông thống nào), Putin được hưởng lợi từ các chính sách mở rộng kinh tế của Yeltsin. Nhưng vào năm 2003, khi giá xăng dầu tăng mạnh thì Putin cũng theo đó bỏ kinh tế qua một bên. Dùng các số tiền từ dầu mỏ đó, Putin đã đúc cho các đầu sỏ (oligarch) của mình, nhưng người giúp Putin nắm quyền. Sau vụ 2008, Putin cũng không giúp tăng kinh tế được như xưa và cũng khó quay lại được. Sự trì trệ bắt đầu và nó vẫn chưa hồi phục hẳn. Vào năm 2012, Putin bắt đầu "chuyển hướng" và ban hành những sắc lệnh bao quát và mơ hồ.

Từ năm 2014 trên lên, kinh tế Nga đã được mang tiếng bởi sự trì trệ. Và sau khi cuộc xâm lược bất hợp pháp ở Crimea vào năm 2014, thì bị ăn nặng nhưng vẫn sống được. Đa phần là nhờ dầu mỏ. Vì tính hiếu chiến của chính phủ Nga và vì kinh tế mang tiếng tai trì trệ, nên FDI cũng sợ bước vô thị trường Nga. Chưa nói đến việc 10 năm qua chất lượng cuộc sống của dân thường Nga cũng không tiến bộ mấy. Đa số mấy cái GDP bình quân là tính thêm tiền thu từ xăng dầu vô. Hiện tại chất lượng cuộc sống của Nga thấp hơn cả Trung Quốc. 2017, 89% của toàn bộ sự giàu có trong đất nước được tóm gọn trong 10% đất nước, sự trên lệch này cao hơn cả Mỹ và TQ thời đó. Độ poverty (nghèo khó) của Nga cũng khá cao so với cái tên "kinh tế đã phát triển". Vì không thể phát triển kinh tế một cách hiệu quả, chính phủ Putin đã cố gắng tấn công các nước khác để "lấy lại tình dân". Từ Georgia đến Ukraine.

GDP của Nga cũng khá là thấp, còn thấp hơn bang Texas của Mỹ. Mặc dù Nga không nghèo nhưng cũng có khá là nhiều vấn đề khi nói về kinh tế.

Nhưng sự thật chính ở đây là chính phủ Putin không cần lo về vấn đề tài chính của dân để giữ chức nữa, và cũng vì vậy cũng không cần lo về ảnh hưởng kinh tế của chiến tranh và cấm vận lên dân mình. Mình nghĩ là không tệ đến mức bỏ mặt, nhưng ai biết được.

Không phải nga ko sợ cấm vận, mà là Nga nhờn cấm vận ''cmnr''. Giống như uống thuốc bừa bãi thì sẽ có ngày virus kháng lại tác dụng của thuốc. Cấm vận Nga triền miên thì nó cũng sẽ xoay sở để tìm cách sinh tồn mà ko cần dựa vào các quốc gia áp cấm vận nga thôi. Ví dụ Mỹ và EU cấm vận Nga thì Nga sẽ quay sang hợp tác Ấn Độ, Trung Quốc hay khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Dù lợi nhuận những khu vực này mang lại nhất thời ko so được với hợp tác cùng phương Tây nhưng về lâu về dài thị trường Trung Ấn còn lớn gấp nhiều lần phương Tây, nguồn thu cũng sẽ tăng dần. Bản thân Trung Ấn cũng là cường quốc nên ít chấp nhận sức ép chính trị như Châu Âu bị Mỹ chi phối, thậm chí có làm ăn với Nga cũng chưa chắc Mỹ và Châu Âu dám áp đặt trừng phạt lên 2 quốc gia này, cấm vận 1/3 dân số thế giới thì toàn cầu chết chung. Bất cứ quốc gia nào ăn từng ấy lệnh cấm vận từ 2014 tới nay thì nền kinh tế khéo quay về thời bao cấp, trong khi Nga kinh tế dù đi xuống vẫn đứng trong g20. Nên cấm vận thì Nga sẽ không thể giàu như đúng tiềm lực của nó nhưng không ép nổi nó thành nước nghèo hay đánh sập nền kinh tế của Nga như cách Liên Xô đã gãy vụn trước sức ép lên nền kinh tế.

Chưa kể với Châu Âu cấm vận toàn diện Nga cũng gây nên sát thương không nhỏ cho kinh tế của cả khối EU nên bản thân EU vốn cũng có muốn căng thẳng với Nga quái đâu, hợp tác với Nga Eu lợi nhiều đằng khác. Nhưng EU càng căng thẳng với Nga thì Mỹ là thằng lợi nhất nên chẳng bao giờ Mỹ để cho Nga và Eu ổn định làm ăn cả.

Nước Nga không sợ lệnh cấm vận của phương Tây vì một đống các lý do chắc nịch khác nhau. Sau đây là một vài điểm chính:

1. Tính ngoan cường theo kiểu Nga

Trong cuộc chơi quyền lực ở Nga, "sợ hãi" đồng nghĩa với "yếu đuối". Một khi đã chơi, bạn không được thú nhận sự yếu đuối. Nếu một ngày nào đó Tổng thống Putin thể hiện công khai sự yếu đuối, ông ấy sẽ bị xé xác bởi đàn đầu sỏ (oligarch) và silovikí ("người mặc quân phục") hoang dã mà ông giữ bên người.

Bởi lẽ "nếu không thể tự bảo vệ bản thân thì làm sao ông ta bảo vệ được chúng ta?"

2. Ngân khố đầy ắp

Rút kinh nghiệm từ vụ phá sản ngoạn mục của Liên Xô đầu những năm 1990s, Tổng thống Putin gắng hết sức để đất nước không rỗng túi lần nữa, dù núi cao sông dài đến đâu. Nợ nước ngoài của chúng tôi không đáng kể, dự trữ ngoại hối có hơn nửa nghìn tỷ đô la, còn giá dầu mỏ hiện tại cao hơn nhiều con số Hendrix vi diệu (*giá dầu thay đổi, chính sách ngoại giao của các nước xuất khẩu dầu thay đổi theo).

Nếu Nga thua cuộc chiến này, nó sẽ không thể trở nên khá giả được.

3. Cấm vận có như không

Mấy cái cấm vận của phương Tây chỉ như muỗi đốt da trâu thôi.

Chuyển giao công nghệ ở ngành dầu mỏ và các ngành công nghiệp quốc phòng liên quan đã chấm dứt. Nhưng đừng quên vẫn còn quân bài vi diệu là ăn cắp bí mật công nghệ. Cách này tốn ít chi phí, và gián điệp của chúng tôi thì có tiếng từ thời Liên Xô rồi.

Mối đe dọa hiện hữu về việc bị mất tiền ở nước ngoài hay tài sản ở phương Tây đúng là một sự phiền toái. Nhưng trước giờ chưa có sự vụ to tát nào xảy ra. Phương Tây liên tục rút lại các biện pháp mạnh tay cho đến khi Nga leo thang căng thẳng và biến sự quấy rầy trở thành mối đe dọa. Putin rất thận trọng không vượt quá làn ranh này.

4. Lựa chọn Trung Quốc

Trở thành đàn em và sân sau để Trung Quốc khai thác rõ ràng làm tổn thương lòng tự tôn của chúng tôi. Nhưng nó đem lại cảm giác yên lòng khi chơi mấy trò mèo với người Mỹ. Nếu mọi thứ đổ bể be bét, họ sẽ chìa tay giúp chúng tôi, phải không?

Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu đang dần chuyển dịch khỏi phương Tây.

Vậy nên khi mọi thứ khó khăn, đơn giản chúng tôi có thể đóng sầm cánh cửa với phương Tây. Sau đó, chúng tôi sẽ rơi vào trăm năm cô đơn rồi đi bán muối cho các nước châu Á - Thái Bình Dương giống cái cách đã làm với phương Tây trước đây.

5. Đối thủ rời rạc

Nước Nga ngày nay đoàn kết như trong anh hùng ca giống thời Liên Xô vậy. Trong khi đó, xã hội phương Tây lại tràn ngập những thành phần chống đối, hoài nghi, Putinverstehers (*người thông cảm với Putin), và những người sẵn lòng đi đêm với Kremlin vì lợi ích tài chính và chính trị.

Thêm đó, vòng quay chính trị giữa các cuộc bầu cử ở phương Tây ngắn một cách lố bịch so với cách ngài Tổng thống trọn đời của chúng tôi điều hành. Sớm muộn thôi, một ai đó sẽ phá vỡ đội hình khi lên nắm quyền ở thủ đô nào đó của phương Tây. Trump có thể sẽ quay trở lại. Hoặc một ngày nào đó, Schröderization thận trọng sẽ đem lợi cho chúng tôi. (*Schröder là cựu thủ tướng Đức, nhanh chóng đồng ý với dự án Dòng chảy phương Bắc, sau nhiệm kỳ đi nhận chức vụ ở các công ty năng lượng Nga).

6. Quốc gia hóa giới tinh hoa

Trong rủi có may. Lệnh cấm vận là rủi. Giới chính trị ở đây rất tự do và có tư tưởng phương Tây trong bí mật. Nếu gió đổi chiều, sẽ xảy ra một cơn sóng thần đào ngũ của những người có tiền bạc, tài sản và gia đình ở phương Tây. Đây là một mối lo của Putin.

Cấm vận càng loại bỏ giới oligarch khỏi tài sản và công việc kinh doanh ở phương Tây thì số phận họ càng phụ thuộc vào sự tồn vong của Putin. Ông ấy gọi đó là "sự quốc gia hóa giới tinh hoa". Nếu "lệnh cấm vận từ Địa Ngục" thật sự xảy ra, sợi dây kết nối 100,000 gia đình ưu tú nhất ở đây với châu Âu và Mỹ sẽ bị xói mòn nghiêm trọng.

Bắt đầu tự sản xuất lương thực cho chính mình cũng là một lựa chọn tốt. Người Đức không thua Thế chiến 1 trên chiến trường, mà do họ cạn kiệt lương thực. Điều này sẽ không xảy ra với chúng tôi đâu.

https://cdn.noron.vn/2022/03/18/274239133340740254733115631296229294789462n-1647576526.jpg

Trên là bức tranh "Putin đánh cắp cầu vồng từ gay" của học sinh 9 tuổi Antón Morózov.

Mô-típ này phản ánh kỹ năng thượng thừa của ngài Tổng thống trong việc sử dụng hình ảnh và thần thoại cho mục đích chính trị.

Đường lối đối đầu phương Tây của ông có thể làm mất đi động lực kinh tế và chính trị từng có thời ông mới cầm quyền. Nhưng nó đảm bảo sự ổn định và yên tĩnh dường như đang thiếu hụt ở phần còn lại của thế giới hiện nay.

Mình nghĩ Nga chỉ không muốn bị cấm vận bởi các nước phương Tây thôi chứ không sợ, Nga là một cường quốc trên thế giới với nền kinh tế đang phát triển lớn mạnh, GDP đứng thứ 11 trên thế giới, Nga có nhiều dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Nga cũng có tiềm lực lớn về lực lượng vũ trang. 2 điều đó cho ta thấy nếu các nước phương Tây áp dụng lệnh cấm lên Nga sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thế giới. Ngoài ra Nga đã có 8 năm để chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc "phản đòn" nếu cần thiết, nhiều năm rồi Nga đã bị cấm rất nhiều lần về mọi mặt nên chắc chắn Putin phải có sự chuẩn bị để thích nghi, tồn tại trên thế giới, như khi bị cấm nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ của Nga thì Putin đã đóng đường ống khí đốt Yamal-Europe sang châu Âu vậy đó

Sợ hay không phải chờ mới biết được chứ chả lẽ lãnh đạo Nga lại kêu chúng tôi sợ lắm nhể, thêm nữa hệ thống truyền thông khủng của Nga và thân Nga sẽ không để chúng ta thấy được thực tế, dĩ nhiên dàn phương tây cũng chả kém phần, cái chúng ta có thể làm là chờ xem đứa nào hẹo trước và ở Việt Nam bao giờ giá xăng lên 100k.

Bần đạo phe Opec không Nga,

TQ và Nga đều rất sợ bị cấm vận. Nếu không sợ thì Nga đã thả bơm nguyên tử vào Ukraina, và TQ đã chiếm Đài Loan từ lâu rồi. Các đòn trừng phạt kinh tế thì về lâu dài mới thấm đòn, chứ mới cấm vận thì chưa thấy hậu quả liền đâu

Khi bạn giàu và có tài lãnh đạo, gia đình có truyền thống và nền tảng. Sở hữu 1 vùng đất rộng lớn cùng nhiều thế hệ, và rất là màu mỡ sản vật, khoáng sản, động vật, nông nghiệp, công nghệ... => Bạn có thể tự cung tự cấp tất cả cho mọi nhu cầu sinh sống của bạn và người của bạn. Thêm lực lượng bạn quá mạnh để bị tấn công vật lý, hóa lý, sinh lý...
Thì bạn "không sợ bố con nhà thằng nào" k giao thương/chu cấp/tặng quà cho bạn
Mà thêm cái kiểu bạn lại có khả năng cung cấp cho nhiều vùng khác khiến họ lệ thuộc vào bạn. Thì 1 mình anh chấp hết...