Học ngôn ngữ Anh ra có thật sự thất nghiệp như mọi người nói không ạ?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Học ngôn ngữ anh có thật sự thất nghiệp như mọi người nói không ạ, em thấy các anh chị đã học bảo là bỏ 4 năm ra để học n.ngữ thì phí. Em sau này muốn làm phiên dịch ạ.?

Nếu em học phiên dịch thì có cơ hội việc làm không ạ?

Từ khóa: 

ngôn ngữ anh

,

thất nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

Xét theo từng ngành học và dự định nghề nghiệp tương lai của em thì học ngôn ngữ Anh tại trường đại học sẽ có sự "thất nghiệp" và "không thất nghiệp" nha em.

Chị hiểu nỗi lo của em bởi hiện nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến và hầu như ai cũng có thể thành thạo ngôn ngữ này dẫn đến cơ hội việc làm cho sinh viên ngôn ngữ Anh bị thu hẹp và nhiều người quan niệm, dành 4 năm đại học cho 1 loại ngôn ngữ là quá lãng phí. Nhưng có một vấn đề, không phải bạn trẻ nào cũng biết và giỏi về tiếng Anh đâu. Hằng năm ở các trường đại học vẫn có rất nhiều sinh viên không ra được trường, không lấy được bằng vì không qua tiếng Anh; và mọi người hầu như chỉ học tiếng Anh với mục đích giao tiếp là chính, nên là, cơ hội rất nhiều và em có thể yên tâm học tiếng Anh nhé.

Ngành ngôn ngữ Anh được chia thành 3 chuyên ngành và phiên dịch em chọn thuộc chuyên ngành tiếng Anh biên - phiên dịch:

  • Tiếng Anh thương mại
  • Tiếng Anh biên - phiên dịch
  • Tiếng Anh sư phạm

Với tiếng Anh thương mại, em chỉ cần tự học hoặc luyện tại trung tâm và cố thi ielts cao một chút. Vẫn học đại học nhưng thay vì học ngôn ngữ Anh, em hãy học 1 ngành khác như kinh tế chẳng hạn.

Với tiếng Anh biên - phiên dịch: em có thể học như với tiếng Anh thương mại và không thiếu cơ hội cho em. Nhưng nếu, mong muốn phiên dịch của em ở những vị trí cao hơn chứ không đơn thuần là làm nhân viên phiên dịch bình thường, nếu em muốn tiến xa hơn trong ngành, làm việc ở vị trí cấp cao trong nhà nước, hay vị trí phiên dịch cho các tập đoàn lớn trên thế giới,...thì, em nên học ngành Ngôn ngữ Anh ở trường đại học. Kiến thức ở đại học là hàn lâm và chuyên sâu, em sẽ được đào tạo bài bản và am hiểu hơn rất nhiều so với các bạn chỉ học với mục đích giao tiếp thông thường hay phiên dịch cơ bản, đó là tiền đề để em tiến đến những vị trí thật cao trong ngành em theo đuổi.

Với tiếng Anh sư phạm, bắt buộc phải qua trường lớp chính quy rồi nhỉ?

Chung quy lại, em cần xác định rõ ngành nghề mình chọn cho tương lai, sẽ muốn phát triển xa hơn nữa với tiếng Anh hay chỉ dừng lại ở việc phiên dịch bình thường để có những lựa chọn đúng đắn em nhé. Về khó khăn vất vả thì ngành nào cũng có cả, điều quan trọng là em có yêu công việc đó, có sẵn sàng nỗ lực và dấn thân hay không?

Chúc em sẽ có cho mình những lựa chọn tốt nhất cho tương lai

Trả lời

Xét theo từng ngành học và dự định nghề nghiệp tương lai của em thì học ngôn ngữ Anh tại trường đại học sẽ có sự "thất nghiệp" và "không thất nghiệp" nha em.

Chị hiểu nỗi lo của em bởi hiện nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến và hầu như ai cũng có thể thành thạo ngôn ngữ này dẫn đến cơ hội việc làm cho sinh viên ngôn ngữ Anh bị thu hẹp và nhiều người quan niệm, dành 4 năm đại học cho 1 loại ngôn ngữ là quá lãng phí. Nhưng có một vấn đề, không phải bạn trẻ nào cũng biết và giỏi về tiếng Anh đâu. Hằng năm ở các trường đại học vẫn có rất nhiều sinh viên không ra được trường, không lấy được bằng vì không qua tiếng Anh; và mọi người hầu như chỉ học tiếng Anh với mục đích giao tiếp là chính, nên là, cơ hội rất nhiều và em có thể yên tâm học tiếng Anh nhé.

Ngành ngôn ngữ Anh được chia thành 3 chuyên ngành và phiên dịch em chọn thuộc chuyên ngành tiếng Anh biên - phiên dịch:

  • Tiếng Anh thương mại
  • Tiếng Anh biên - phiên dịch
  • Tiếng Anh sư phạm

Với tiếng Anh thương mại, em chỉ cần tự học hoặc luyện tại trung tâm và cố thi ielts cao một chút. Vẫn học đại học nhưng thay vì học ngôn ngữ Anh, em hãy học 1 ngành khác như kinh tế chẳng hạn.

Với tiếng Anh biên - phiên dịch: em có thể học như với tiếng Anh thương mại và không thiếu cơ hội cho em. Nhưng nếu, mong muốn phiên dịch của em ở những vị trí cao hơn chứ không đơn thuần là làm nhân viên phiên dịch bình thường, nếu em muốn tiến xa hơn trong ngành, làm việc ở vị trí cấp cao trong nhà nước, hay vị trí phiên dịch cho các tập đoàn lớn trên thế giới,...thì, em nên học ngành Ngôn ngữ Anh ở trường đại học. Kiến thức ở đại học là hàn lâm và chuyên sâu, em sẽ được đào tạo bài bản và am hiểu hơn rất nhiều so với các bạn chỉ học với mục đích giao tiếp thông thường hay phiên dịch cơ bản, đó là tiền đề để em tiến đến những vị trí thật cao trong ngành em theo đuổi.

Với tiếng Anh sư phạm, bắt buộc phải qua trường lớp chính quy rồi nhỉ?

Chung quy lại, em cần xác định rõ ngành nghề mình chọn cho tương lai, sẽ muốn phát triển xa hơn nữa với tiếng Anh hay chỉ dừng lại ở việc phiên dịch bình thường để có những lựa chọn đúng đắn em nhé. Về khó khăn vất vả thì ngành nào cũng có cả, điều quan trọng là em có yêu công việc đó, có sẵn sàng nỗ lực và dấn thân hay không?

Chúc em sẽ có cho mình những lựa chọn tốt nhất cho tương lai

Theo mình thấy định kiến của mọi người về Ngôn ngữ Anh là bây giờ ai cũng giỏi tiếng Anh nên người học Ngôn ngữ Anh không có nhiều lợi thế. Trong khi người ta có cả ngôn ngữ và kiến thức về chuyên ngành khác thì những bạn sinh viên NNA chỉ có một lợi thế về ngôn ngữ mà thôi.
Nhưng hoàn toàn nhầm nhé, học Ngôn ngữ Anh không phải học chỉ mỗi Nghe nói đọc viết, nó còn học về văn hoá, xã hội của các nước nói TA, nguồn gốc của tiếng Anh, cấu tạo các âm các chữ, câu, từ,... nói chung là nhiều lắm. Nếu muốn theo đuổi các công việc cần hiểu ngôn ngữ này một cách sâu sắc như biên phiên dịch ngoài hiểu tiếng thì bạn còn phải học về kỹ thuật dịch, những thứ này các bạn học IELTS ngoài kia khó có thể làm được vì không có chuyên môn. 
https://cdn.noron.vn/2022/08/08/811221311061600209116637703524625677811712n-1659942633.jpg
Nhưng nghề biên phiên dịch thực chất phải đánh đổi rất nhiều thứ, em nên cân nhắc trước khi muốn dấn thân vào nghề này:
  • Thứ nhất thời gian, nghĩa là mình sẽ cảm thấy bận rộn hơn rất nhiều, và chịu áp lực rất nặng (đặc biệt là deadline dịch và nhiều dự án vietsub khác). Một đợt, mình đã đánh đổi cả miếng ăn, điển hình là việc mình cố gắng nhịn đói để đi vietsub hay cả ráng dậy sớm cũng vậy, hầu như là sinh viên biên phiên dịch không có thời gian nghỉ ngơi đâu. Mình nhớ có một thầy đã nói rằng, biên dịch viên có thể ngồi thư giãn vừa dịch vừa uống cà phê, nhưng phiên dịch viên thì không, không thể để khách hàng chờ. 
  • Thứ hai, sức khỏe, ừ, bởi vì tính chất áp lực của dịch thuật, nên mình phải uống rất nhiều nước, ăn rất nhiều, tập thể dục cũng rất nhiều để cố gắng dịch thuật. Bởi vì dịch thuật là nghề hiếm, kể cả phiên dịch, nhưng mình sẽ cố gắng hết sức để có được kết quả là tác phẩm đầu tay của bản thân.
Mình có lời khuyên cho những bạn học sinh sau này có ý định đi theo ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành biên phiên dịch, rằng mình không thể truyền đạt trôi chảy như tiếng Anh thương mại được và không thể nào thuyết phục được khách hàng. (vì ngành tiếng Anh thương mại có liên quan đến kinh doanh online), nhưng có thể phiên dịch tóm ý (bằng cách take – note), mặt khác, các bạn sau này cũng sẽ trải qua cái sự đánh đổi về thời gian, sức khỏe trong quá trình theo đuổi chuyên ngành đó. 
Cuối cùng, mình nhắc lại lần nữa, biên phiên dịch cũng cực đấy, nhưng mình cũng đã chịu đựng quen rồi, thậm chí sắp gục ngã nữa kìa, nhưng vì đam mê, mình sẽ phấn đấu và tiếp tục cố gắng. 
  1. Học Ngôn ngữ Anh ra thất nghiệp là hoàn toàn có vì hiện tại rất nhiều người biết sử dụng ngoại ngữ thành thạo nên tính chất cạnh tranh đối với các ngành liên quan đến ngoại ngữ là rất cao chứ không riêng gì ngành Ngôn ngữ Anh.
  2. Ngôn ngữ Anh cũng được chia ra nhiều chuyên ngành, một số chuyên ngành mình thấy hiện nay là: Biên - phiên dịch, Thông dịch, Tiếng Anh du lịch, Tiếng Anh thương mại. 
  3. Việc thất nghiệp hay không còn phụ thuộc vào thị trường việc làm ở nơi bạn cư trú. Mình ví dụ nhé, mình ở thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang, chỗ mình nếu học Ngôn ngữ Anh thì khả năng tìm được việc làm là rất thấp vì thị trường không có nhu cầu tuyển dụng thêm. Nhưng nếu đổi lại là ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh, thị trường tuyển dụng liên tục thì cơ hội có việc làm sẽ cao hơn.
  4. Một số bạn trẻ nghĩ rằng học Ngôn ngữ Anh có gì ra thì đi dạy ở các trung tâm ngoại ngữ để làm thêm hoặc phòng khi không tìm được việc nhưng thực chất là khi tuyển giáo viên thì đều yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nhiều bạn không biết nên tốn mất vài tháng đi học chứng chỉ sau tốt nghiệp. (Làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong ngành)
  5. Mình không khuyến khích bạn theo mảng biên - phiên dịch lắm vì công việc này khá là rập khuôn. Hơn nữa, hiện tại các công ty, doanh nghiệp không thiếu người dịch tài liệu cũng như các công cụ dịch thuật đã được cải tiến rất nhiều và vài năm sau khi bạn tốt nghiệp đại học, những công cụ này sẽ còn hiện đại hơn nữa. Nhưng nếu bạn đã quyết tâm thì nên có thêm cho mình một chứng chỉ ngoại ngữ chất lượng như IELTS (phải ít nhất là 7.0 bạn nhé vì hiện tại hầu như ai cũng thi IELTS) thì mới cạnh tranh an toàn được. 
  6. Bạn cũng nên cân nhắc một số chuyên ngành khác trong ngành Ngôn ngữ Anh mà mình kể ở trên để sang năm 3 có thể chọn. Nếu bạn tự tin khả năng nghe nói có thể làm thông dịch viên. Bạn hứng thú với kinh tế hay du lịch thì có thể học bên mảng Tiếng Anh thương mại hay Tiếng Anh du lịch cho năng động hơn. 
  7. Khi bạn quyết định chọn ngành có xu hướng cạnh tranh cao cũng như khả năng thất nghiệp là không hề nhỏ thì bạn phải thật sự giỏi xuất sắc để đảm bảo rằng khi ra trường sẽ có việc làm, không bị tụt lại so với thời thế. (Vì bạn học đại học tận 4 năm) 
  8. Tương lai, những ngành về ngoại ngữ sẽ mất dần chỗ đứng của mình bởi sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI. Thiết nghĩ bạn nên chuẩn bị tinh thần để chấp nhận điều này. Nguồn nhân lực cần tuyển dụng vào ngành này sẽ ít hơn chứ không tăng lên. 
  9. Nhưng nếu bạn tài giỏi, cơ hội sẽ luôn đến với bạn nên bạn cứ mạnh dạn thử sức mình xem sao, thử xem có hợp với ngành không. Những quyết định của bản thân vẫn luôn bị các yếu tố khách quan tác động vào. Bạn cứ cân nhắc từ bản thân trước rồi cân nhắc đến tình hình thực tế. 
Mình cũng là sinh viên NNA. Tuy đây không hoàn toàn là ngành mình muốn học nhưng mình thấy nó khá thú vị.
Sau gần 4 năm học, mình đúc kết được một số điều sau về ngành này:
A. Nội dung học tập
1. 4 kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Anh (IELTS) và Kỹ năng biên - phiên dịch. Đây là mấy môn cơ bản của ngành rồi, học tiếng anh mà không dùng được tiếng Anh hơi phí.
2. Các môn nghiên cứu về tiếng Anh (như Hình vị và Cú pháp học). Nhiều bạn học của mình mói rằng những môn này khó và không biết dùng làm gì trong thực tế, nhưng đây sẽ là những công cụ hữu ích nếu bạn đi theo chuyên ngành tiêng Anh giảng dạy (hoặc theo tên gọi khác). Bản thân mình tuy không theo giảng dạy, nhưng kiến thức từ những môn này đã giúp mình sử dụmg tiếng Anh hiệu quả hơn và còn áp dụng để học tiếng Hàn. Nói thêm thì hiện mình cũng đã xây dựng một khóa đào tạo tiếng Anh giao tiếp ngắn hạn cho công ty của mình dựa trên những kiến thức này.
3. Tùy vào chuyên ngành các bạn sẽ học những môn nghiệp vụ liên quan. Tại trường mình, có 3 chuyên ngành trong NNA: TA Thương mại, TA Du lịch, TA giảng dạy. Mình học TA Thương mại nên những môn nghiệp vụ của mình có: Marketing, HR, Logistics, E-Commercial,...
4. Các môn đại cương, môn kỹ năng, môn mở rộng khác tùy các trường. Quan điểm của mình thì đây là những môn nền tảng, cần phải học tập nghiêm túc giống như các môn khác. Những môn ày một số tuy khó học (như triết, tư tưởng), một số môn học rất vui (như kỹ nămg giao tiếp, kỹ năng thuyết trình), một số môn yêu cầu tinh thần gánh team cao (như môn "khởi nghiệp", vâng!Mình có môn đó).
B. Về cơ hội nghề nghiệp
Thật sự thì ngành ngôn ngữ Anh tạo cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm vì những lý do sau
1. Có ít nhất 2 ngoại ngữ
Để tốt mghiêp, bạn cần có tiếng Anh (tự tin thi IELTS luôn) và phải có chứng chỉ sơ cấp của một ngôn ngữ khác: Hàn, Trung, Nhật, Đức, Pháp,... Tùy bạn chọn. Nói nhỏ xíu chứ, mình biết một anh khóa trên sau khi tốt nghiệp công ty mời về làm trả lương cứng 13tr, có IELTS 6.5 phụ cấp thêm 3tr, nói được tiếng Hàn phụ cấp thêm 3 triệu. Haizzz, đúng là thêm ngọai ngữ, thêm tiền.
2. Không chuyên sâu một chuyên môn nào nhưng tổng quan thì cái gì cũng biết một chút. Đây là điều kiện tuyệt vời để bạn ứng tuyển và những vị trí giám sát, quản lý hoặc đảm nhiệm đa nhiệm trong công ty. Bên cạnh đó, với lợi thế tiếng Anh, nhiều công ty sẵn sàng cho bạn những chương trình đào tạo chất lượng để đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong tương lai.
Review sương sương như thế hy vọng cung cấp cho bạn một góc nhìn về ngành học này.