Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nên học giỏi tất cả các môn hay không?

  1. Giáo dục

Cháu mình đang học tiểu học, thế nhưng đã được bố mẹ cho đi học thêm ngày đêm. Từ tiếng anh, học đàn, vẽ đến học toán, tiếng việt, tin học.

Nhìn cháu vật lộn với việc học mình thấy rất khổ sở. Liệu có nên và có cần phải học giỏi đều tất cả các môn không. Mình thấy giỏi một môn cũng đã rất mất thời gian rồi. Chỉ sợ các cháu không còn tuổi thơ nữa?

Theo các bạn thì sa này mình nên dạy con mình như thế nào?

Từ khóa: 

học giỏi

,

học đều

,

học lệch

,

học chuyên

,

giáo dục

1249_anh_1

Nếu sau này mình có con thì chắc điều đầu tiên mình làm là dạy con về tầm quan trọng của việc học và cả các kỹ năng sống cần thiết. Mình muốn con mình có thể tự ý thức được những điều đó, nếu con thích học thì mình sẽ đầu tư, còn nếu con k thích học thì chắc mình sẽ k quá ép buộc, và cho con sống theo cách con muốn.

Mình thích học, và muốn con mình sau này cũng sẽ yêu việc học, nhưng chắc mình k thể để con "chở" ước mơ của cha mẹ được nếu con k muốn 😁 Ai cũng sẽ lớn lên và trưởng thành theo thời gian, đến ngày đó thì tâm hồn của ai cũng sẽ dành cho những ngày khi mình còn trẻ, chắc hẳn chẳng ai muốn nhớ về 1 tuổi thơ luôn cắm đầu vào việc học và k được sống trọn vs đam mê.

Trả lời
1249_anh_1

Nếu sau này mình có con thì chắc điều đầu tiên mình làm là dạy con về tầm quan trọng của việc học và cả các kỹ năng sống cần thiết. Mình muốn con mình có thể tự ý thức được những điều đó, nếu con thích học thì mình sẽ đầu tư, còn nếu con k thích học thì chắc mình sẽ k quá ép buộc, và cho con sống theo cách con muốn.

Mình thích học, và muốn con mình sau này cũng sẽ yêu việc học, nhưng chắc mình k thể để con "chở" ước mơ của cha mẹ được nếu con k muốn 😁 Ai cũng sẽ lớn lên và trưởng thành theo thời gian, đến ngày đó thì tâm hồn của ai cũng sẽ dành cho những ngày khi mình còn trẻ, chắc hẳn chẳng ai muốn nhớ về 1 tuổi thơ luôn cắm đầu vào việc học và k được sống trọn vs đam mê.

nếu tôi có con, tôi chỉ yêu cầu nó học khá mấy môn trên lớp thôi, thậm chí là hs trung bình cũng chẳng sao. Còn giỏi, tôi cần nó giỏi kĩ năng sống kìa để sau này ra đời nó không bị bỡ ngỡ. Đang tuổi ăn tuổi lớn, cho con nó đi tập thể dục thể thao để phát triển tầm vóc đã, đừng vì cái tờ giấy A4 mà suốt ngày bắt nó cắm mặt vào sách vở.

Ù ôi căn bản có muốn giỏi tuốt luốt cũng không được ấy. Mỗi người một tài, và mỗi người đều sở hữu 24h một ngày như nhau thôi. Thêm vào khoản này thì phải xớt bớt khoản kia. Nếu thực sự quyết tâm, mình nghĩ bạn có thể phân chia rèn luyện các môn khác nhau theo từng thời điểm khác nhau. Ví dụ: 3 tháng đầu trong năm luyện 1 môn, 3 tháng sau chuyển sang môn khác, 3 tháng sau đó nữa... Nhưng chuyển sang môn khác cũng nhớ không được bỏ hẳn môn cũ nhé.

Cha mẹ muốn con giỏi toàn diện là 1 sự thất bại trong suy nghĩ cũng như giáo dục con trẻ và là 1 sự khủng khiếp đối với con trẻ . Đúng là tốt cho tương lai nhưng nghĩ xem , 1 đứa trẻ sau này trưởng thành , ra đời mà chả biết gì về thế giới xung quanh , nó chả biết nó thích gì , nó muốn gì và nó làm gì thì liệu cái giỏi toàn diện nó có xứng đáng với công sức và tiền của bỏ ra . Nó vừa giỏi đàn , vừa giỏi học , vừa giỏi này kia nọ rồi đến lúc hỏi ra nó thích gì thì chỉ có lắc đầu :)) Bởi vì nó chả thích gì cả , cha mẹ ngày xưa không làm được nên giờ muốn con mình nó tiếp nối ước mơ của mình , đây thật sự là những bậc cha mẹ thất bại . Con giỏi toàn diện thì cha mẹ là những người thất bại toàn diện , vậy thôi . Tôi thường hay dạy những đứa cháu nhà tôi và các học sinh , sinh viên của tôi rằng , phải luôn tìm ra được đam mê của mình và theo đuổi nó , đam mê to thì đó là nghề của mình , đam mê nhỏ thì đó là sở thích cá nhân của mình . Như tôi có niềm đam mê to lớn với nghiên cứu khoa học , tuy nhiên tôi vẫn có 1 sở thích cá nhân là nấu ăn, vẽ tranh và chơi đàn guitar. Thật sự để làm được những điều đó thì 1 phần công sức nhờ vào cha mẹ của tôi , , công việc của họ có thể không bằng người khác vì mẹ tôi công nhân nhưng giờ nghỉ chỉ kiếm thu nhập từ tiền lương hưu và những buổi may tại gia , ba tôi cũng là làm thuê nhưng họ là những bậc cha mẹ thành công toàn diện, vì sao ? Vì họ tôn trọng các quyết định của tôi , họ dạy tôi phải biết đi theo con đường đã chọn và đừng bao giờ đua đòi 1 cách quá đáng

Thực sự học giỏi tất cả là tốt, nhưng nếu bạn là 1 kỹ sư thì văn phạm chỉ cẩn đủ dùng, chứ cần biết nhà thơ Tố Hữu sinh ngày tháng năm nào để làm gì, nếu bạn là 1 nhà thơ thì đâu nhất thiết phải nói rõ cấu tạo chi tiết của lò phản ứng hạt nhân ra làm sao.

Bởi vậy tất cả các môn bạn cần biết rõ nhưng chỉ cần học thực sự giỏi ở những môn mà định hướng nghề nghiệp của bạn hướng đến. Thật sự ko học lệch ko được vì kiến thức hiện nay khá lan man và dàn trải. Việc học giỏi hết sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều thứ tốt hơn.

Nên ý kiến bản thân mình. Bạn theo tự nhiên thì cứ các môn tự nhiên học giỏi vào, ngoại ngữ tất nhiên là cái thiết yếu không thể bỏ, văn thì học cách viết cách thể hiện là được, còn thuộc 1 đống thơ sau này làm kỹ sư có ngâm cho thợ hồ họ nghe được đâu :D. Và ngược lại sau này làm nhà thơ thì mấy ông bạn đang ứng khẩu câu thơ: "Ngôi sao rực rỡ trên trời kia. Có chăng là đôi mắt em đấy". Thì ko lẽ lại chêm 1 câu: "Đó là sao Sirius A hay còn gọi là sao Thiên Lang, nó ở cách chúng ta tận 8.6 năm ánh sáng chứ ko phải mắt em nào đâu". Toang lắm :))))))

Mình cực kì ủng hộ cách ba mẹ cho con mình đi học thêm.

Nhưng mà là học những gì tụi nó thích và có khả năng tiếp thu cơ ! Và đã học thì nên theo đuổi cho đến khi có thành quả. 

Theo mình thì chỉ cần chuyên môn 1 lĩnh vực mình thích, những thứ khác thì cứ khá là được. Vì đâu có ai ngoài xã hội này cái gì cũng giỏi đâu, họ chỉ cần giỏi trong phạm vi lĩnh vực của họ, họ vẫn thành công mà. 

chắc tùy nhà thôi, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mình không hiểu hết được gia cảnh người ta thì không dám nhận xét, nhưng với nhà mình thì cha mẹ mình khá là thoáng.

Cha mẹ mình kiểu con thích học môn gì thì học, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ không cấm cản gì, nhưng hậu quả thì phải tự chịu lấy. Kiểu như học không được hay là mệt mỏi thì đừng có mà đổ lỗi cho cha mẹ không cản con khi con đăng kí học là được.

Cha mẹ mình nhiều lúc còn gọi điện cho mình kêu mình đừng cố học quá, học đến đâu hay đến đó là được, đừng tự áp lực bản thân :>>> nên cách dạy con của mình sau này cũng sẽ học theo cha mẹ mình, thích môn nào học môn đó, không cần toàn diện làm gì.

Học giỏi toàn diện được thì tốt, vì khi lớn lên mình nhận ra khi bé nhà trường chia môn ra cho mình dễ học thôi, sau này ra ngoài xã hội mọi thứ nó liên kết với nhau á. Ví dụ trong quyển sách "Lịch sử giao thương" bây giờ mình đang đọc, nó vừa có kiến thức Địa lý, vừa có kiến thức Lịch sử, có cả kiến thức Văn học nữa. Mà mình là kiểu, nếu đọc tới cái địa điểm này mà không biết nó nằm ở khu vực nào, hay hình thái lịch sử của nó ra sao mà không hình dung được là mình sẽ không hiểu, sẽ rất khó chịu. 
Nhưng nếu không học đều được cũng không sao. Thì tức là mình hãy giỏi theo khối. Mình giỏi theo khối cốt để mình vào được một trường đại học (đúng lộ trình của đa số học sinh Việt Nam) theo khối đó. Giờ mới quan trọng, nhờ khối đó mà mình sẽ chọn một ngành nào đó để theo học. Mà học đại học là để ra đi làm mà. Đi làm thì mình giỏi cái lĩnh vực mình làm là quá vjppro rồi. Đâu cần biết đủ thứ.
Không cần giỏi toàn diện, chỉ cần lớn lên thành nhân. 

Mình đồng ý với các ý kiến của các bạn khác, là không cần thiết phải giỏi hết tất cả. Nhưng mình lưu ý rằng "học giỏi tất cả các môn" khác với "nỗ lực học giỏi tất cả các môn". Một cái chú tâm đến quá trình, một cái nặng nề kết quả. Nếu là "nỗ lực" thì luôn là yes, và con của mình sau này cũng cần phải nỗ lực học giỏi tất cả.

Theo quan điểm riêng của em, nếu như con của chị không có khả năng để học giỏi tất cả các môn thì chị nên cho cháu học theo hướng giỏi tập trung vào những môn mà cháu có năng lực học và tiếp thu. Như thế sẽ vừa đảm bảo cho việc con chị không bị gặp áp lực, căng thẳng - có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe tinh thần & thể chất sau này - mà còn giúp việc định hướng ngành học (nếu theo hướng học đại học) & nghề nghiệp có phần được trọng tâm hơn, dễ dàng hơn cho bản thân cháu.