Hưng Đạo Vương - Những vấn đề cần xem xét

  1. Lịch sử

+ Bài viết này có phần phản hồi lại một số vấn đề từ bài viết "Chuyện cũ của Hưng Đạo Vương.

800px-TocphathoiTran

Tộc phả các vua nhà Trần

  • Cuộc hôn nhân của Trần Hưng Đạo

Phu nhân của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là Thiên Thành công chúa - nhân vật mà có nhân thân không rõ ràng trong sử. Hiện nay, vẫn chưa có xác định được công chúa Thiên Thành là em hay con của Trần Thái Tông như bạn đã trình bày. Tại sao lại gặp vấn đề nan giải này. Những nguồn sử liệu đang có hiện nay thật sự không thể xác định độ chính xác. Tất nhiên không phải chỉ nhân vật Thiên Thành công chúa gặp vấn đề mập mờ nhân thế trong sử mà nếu khai thác thì sử Việt đang gặp khá và cần xem xét ở nhiều góc độ. Lý do là vì sử liệu nguyên thủy từ nhà Hồ trở về trước bị thất lạc phần lớn dưới sự tàn phá, tiêu diệt văn hóa của quân nhà Minh. Quyển Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn lại vào thời vua Lê Hy Tông (Lê Trung Hưng) của tác giả Ngô Sĩ Liên. Quyển sử ký này mang đậm quan điểm của tác giả và thậm chí là ngược với một số nhận định của sử liệu do Lê Văn Hưu biên soạn đời nhà Lý còn sót lại một phần.

Vì những lẽ trên nên thân thế Thiên Thành công chúa không rõ ràng nhưng có thể khẳng định nàng là hoàng tộc họ Trần. Nhà Trần quy định hôn nhân nội tộc nhưng không có sử liệu nào ghi rõ là có phân biệt cấp bậc hay bối phận. Do đó, nếu xét thân phận giữa Thiên Thành và Trần Quốc Tuấn thì có thể Thiên Thành là cô họ hoặc bà họ của Trần Quốc Tuấn.

Trong bài viết của bạn Đăng Thiên có nhắc đến vấn đề kết hôn nội tộc của họ Trần và sự phán xét của đời sau. Vấn đề này phải nhìn nhận nhiều góc độ.

  • Nguyên nhân nhà Trần đưa ra chủ trương hôn nhân nội tộc: ý thức đoàn kết của tộc họ Trần và không muốn bị phân chia quyền lực ngoại tộc. Họ Trần lấy quyền lực từ họ Lý từ một cuộc hôn nhân và họ Trần sợ lịch sử lập lại.
  • Tư tưởng "con vua thì lại làm vua" bảo vệ dòng máu hoàng gia, bảo vệ huyết thống cao quý. Thật ra trước họ Trần có hôn nhân cận huyết/ nội tộc thì trong nền văn hóa Ai Cập cổ đại thậm chí bảo vệ huyết thống hoàng gia đã có rất nhiều cuộc hôn nhân cận huyết (thậm chí anh chị em ruột lấy nhau). Người xưa ý thức được dòng máu (gen) của bậc đế vương và tìm cách bảo vệ sự cao quý đó.
  • Nhìn nhận góc độ ngày nay: Nhờ những nhà khoa học chúng ta biết được kết hôn cận huyết (cùng họ, nội tộc,..) ảnh hưởng đến sự thoái hóa gen (một số ADN lặn biểu hiện bệnh, dị tật bẩm sinh sẽ xuất hiện nếu kết hôn cận huyết). Nhưng ngày xưa, không ai lý giải hay có thể chứng minh vấn đề này nên nhìn nhận vấn đề hôn nhân nội tộc họ Trần thời đó là chấp nhận được.

Tác giả của "Chuyện cũ của Hưng Đạo vương" có nhắc 1 chi tiết mà bản thân tôi không đồng tình đó là nhận định nhờ công lao và tài năng của Hưng Đạo vương nên hành động "cướp dâu" và cuộc hôn nhân được xem là lãng mạng và liều lĩnh.

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn kết hôn với Thiên Thành năm 1251 mà đến năm 1258 thì nhà Nguyên mới xâm lược nước ta. Thế thì chẳng có lý nào ghép hai vấn đề này làm một hết.

Nhìn vào cuộc hôn nhân này chỉ có thể nhận định những vấn đề như sau:

  • Tư tưởng hôn nhân ở triều đại nhà Trần ở giai đoạn này có phần thoáng, không có nhiều sự can thiệp của quyền lực (trước có Trần Quốc Tuấn, sau có Nguyễn Phi Khanh). Tất nhiên trừ những vấn đề liên quan đến quyền lợi quốc gia.
  • Sự liều mạng nhưng có mưu trí, tính toán của Trần Quốc Tuấn thể hiện phần nào bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn và sau này là tài năng rõ ràng ở một danh tướng (lúc này ông chưa có công lao).
  • Cũng có thể tính là một giai thoại đẹp giữa giai nhân và dũng tướng trong lịch sử Đại Việt.
  • Vấn đề nguồn sử liệu

Không phải đến bài viết của tác giả mà có khá nhiều bài viết khác tôi thấy các bạn hay gán ghép những quy chuẩn, danh mục của nguồn tài liệu "Hậu Hán thư" và ghép vào quy chuẩn sử Việt sau đó đem mổ xẻ vấn đề.

Ví dụ: Tác giả đưa danh xưng "Trưởng công chúa Quán Đào" thời Hán Vũ Đế để áp đặt vô danh xưng trưởng công chúa nhà Trần - Điều này dẫn đến nhiều sự khập khiểng khi nhìn nhận vấn đề.

Các bạn cứ mặc định danh xưng giống nhau là nhất định bối phận cũng giống nhau à? Sai rồi tùy từng thời điểm và từng trường hợp. Ví dụ: Nhà Thanh thời Càn Long có một vị công chúa được phong Cố Luân dù không phải con gái trưởng của vua hay con ruột hoàng hậu, quý phi mà mẹ có danh hiệu rất bình thường. Trong khi nhà Thanh quy định rất rõ là danh xưng Cố Luân chỉ có đích nữ (con của hoàng hậu hoặc hoàng quý phi).

Thứ hai, nguồn sử dẫn chứng nên xem xét kỹ càng,quyển Hậu Hán thư là quyển sách ghi chép bao quát về nhà Đông Hán giai đoạn năm 25 - 220 ở Trung Quốc. Nếu lấy nguồn tài liệu này làm đối tượng so sánh, đối chiếu với nước Đại Việt thế kỷ XIII- XIV liệu có hợp lý?

Từ khóa: 

hưng đạo vương

,

kết hôn nội tộc

,

nhà trần

,

hôn nhân

,

sử liệu

,

lịch sử

1/ Danh phận của Thiên Thành công chúa đã được khẳng định trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Còn nếu bạn không công nhận luôn thì...tùy.

2/ Việc "cướp dâu" của Hưng Đạo vương được xem nhẹ, tôn vinh thế nào trong thế giới fiction là thực tế rất dễ thấy, còn nói là tình yêu bất chấp. Điều đáng nói là tôi chỉ nêu ra chứ cũng không hề có dòng nào quá gay gắt cả về việc nhìn nhận này. Đánh giá này thiên về bản thân tôi, nhưng không phải không có cơ sở.

3/  "Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn kết hôn với Thiên Thành năm 1251 mà đến năm 1258 thì nhà Nguyên mới xâm lược nước ta. Thế thì chẳng có lý nào ghép hai vấn đề này làm một hết." <--- mình không hiểu, mình có nói gì về chuyện Mông-Nguyên à?

4/ Cố Luân công chúa của nhà Thanh, khác với Hòa Thạc công chúa là ở vấn đề đối đãi, của hồi môn, lương bổng, người hầu và cuối cùng là xuất thân; nó không thể đánh đồng với sự so sánh giữa Công chúa (dành cho Hoàng nữ) và Trưởng công chúa (dành cho tỷ muội của Hoàng đế) là vấn đề về bối phận, là con gái hay cô chị. So sánh không ổn. 

5/ Còn bạn nói "sao lại so sánh Hán với Trần", đơn giản mình chỉ lấy xuất xứ danh hiệu Công chúa và Trưởng công chúa. Lý do đem chế độ Hán về phân định danh vị này, cũng là bởi vì từ thời Hán mới bắt đầu ra chuẩn "Công chúa dành cho con gái Hoàng đế" và "Trưởng công chúa dành cho chị em gái của Hoàng đế", các triều sau đều như vậy, điển hình bạn có thể tham khảo thời nhà Tống, thời kỳ tương đương với nhà Trần, danh hiệu Công chúa và Trưởng công chúa, hay Thái trưởng công chúa. Hoặc như Thiên Chân công chúa mà mình đã nói luôn trong bài, chứng minh "Trưởng công chúa" dùng cho chị em gái của đương kim Hoàng đế. Mình biết còn có trường hợp "Lượng quốc Thái trưởng công chúa" của Thiên Ninh công chúa, tuy nhiên danh hiệu này vốn cũng học theo nhà Tống, dùng để ban cho vị Công chúa trọng vọng bậc nhất.

Trả lời

1/ Danh phận của Thiên Thành công chúa đã được khẳng định trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Còn nếu bạn không công nhận luôn thì...tùy.

2/ Việc "cướp dâu" của Hưng Đạo vương được xem nhẹ, tôn vinh thế nào trong thế giới fiction là thực tế rất dễ thấy, còn nói là tình yêu bất chấp. Điều đáng nói là tôi chỉ nêu ra chứ cũng không hề có dòng nào quá gay gắt cả về việc nhìn nhận này. Đánh giá này thiên về bản thân tôi, nhưng không phải không có cơ sở.

3/  "Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn kết hôn với Thiên Thành năm 1251 mà đến năm 1258 thì nhà Nguyên mới xâm lược nước ta. Thế thì chẳng có lý nào ghép hai vấn đề này làm một hết." <--- mình không hiểu, mình có nói gì về chuyện Mông-Nguyên à?

4/ Cố Luân công chúa của nhà Thanh, khác với Hòa Thạc công chúa là ở vấn đề đối đãi, của hồi môn, lương bổng, người hầu và cuối cùng là xuất thân; nó không thể đánh đồng với sự so sánh giữa Công chúa (dành cho Hoàng nữ) và Trưởng công chúa (dành cho tỷ muội của Hoàng đế) là vấn đề về bối phận, là con gái hay cô chị. So sánh không ổn. 

5/ Còn bạn nói "sao lại so sánh Hán với Trần", đơn giản mình chỉ lấy xuất xứ danh hiệu Công chúa và Trưởng công chúa. Lý do đem chế độ Hán về phân định danh vị này, cũng là bởi vì từ thời Hán mới bắt đầu ra chuẩn "Công chúa dành cho con gái Hoàng đế" và "Trưởng công chúa dành cho chị em gái của Hoàng đế", các triều sau đều như vậy, điển hình bạn có thể tham khảo thời nhà Tống, thời kỳ tương đương với nhà Trần, danh hiệu Công chúa và Trưởng công chúa, hay Thái trưởng công chúa. Hoặc như Thiên Chân công chúa mà mình đã nói luôn trong bài, chứng minh "Trưởng công chúa" dùng cho chị em gái của đương kim Hoàng đế. Mình biết còn có trường hợp "Lượng quốc Thái trưởng công chúa" của Thiên Ninh công chúa, tuy nhiên danh hiệu này vốn cũng học theo nhà Tống, dùng để ban cho vị Công chúa trọng vọng bậc nhất.

cũng xin đóng góp luôn cho bạn có một số nhầm lẫn. Trần Quốc Khang phải nên xếp vào con của Trần Liễu thì đúng hơn(hợp về mặt huyết thống), Trần Cảnh chỉ là cha dượng mà thôi (và cũng vừa là chú nữa). Thứ 2 Đại Việt SKTT được biên soạn lần đầu dưới thời Lê Sơ (cụ thể là Lê Thánh Tông) do Ngô Sĩ Liên biên soạn ghi chép lịch sử từ Văn Lang cho đến hết thuộc Minh (1427), còn giai đoạn sau thì mới dc viết vào thời Lê Trung Hưng