CLEOPATRA, TỪ SẮC ĐẸP QUYẾN RŨ CHO ĐẾN KẺ ĐỘC ÁC NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI (PHẦN 1)

  1. Lịch sử

Cleopatra VII Philopator (69-30 TCN) tên thường gọi là Cleopatra là một nhân vật đã quá nổi tiếng của thế giới cổ đại và cả ngày nay. Bà là vị Faraoh trên danh nghĩa cuối cùng của triều đại Prolemy ở Ai Cập cổ đại.

Chúng ta thường nghe kể về Cleopatra là một người có sắc đẹp tuyệt vời hiếm có, được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử nhân loại nhưng ít ai ngờ, ẩn sau đó là biết bao nhiêu câu chuyện bị chôn dấu dưới lớp bụi thời gian, chỉ còn lại là những giai thoại mang nhiều mâu thuẫn và thần bí được truyền miệng hoặc được ghi trong các tài liệu cổ.

Và những bằng chứng được tìm ra và nghiên cứu kĩ lưỡng bằng công nghệ hiện đại đã chỉ ra rằng Cleopatra là một con quỷ máu lạnh và thật đúng cho câu “đẹp như hoa hồng, độc như bọ cạp”. Tại một khu di tích tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy được một bộ hài cốt được cho là hơn 2000 năm tuổi của một người phụ nữ trẻ được chôn trong thành phố. Theo được biết, những ngôi mộ của người bình thường phải chôn ở ngoài thành phố. Song, ngôi mộ này lại ở trong thành phố, đó là ai mà lại có đặc quyền cao như vậy?. Sau nhiều nghiên cứu, ngôi mộ đó được xác định là của em gái Cleopatra, công chúa Arsinoe. Vậy nguồn cơn sự việc là như thế nào?

Cleopatra sinh ra trong thời kì mà vinh quang của Ai Cập đã qua, tuy nhiên, tương lai của đất nước vẫn còn sáng lạng. Năm 51 TCN, cha của bà là vua Ptolemy XII qua đời, ông đã nhường ngôi cùng lúc cho con trai mới 8 tuổi chính là vua Ptolemy XIII và cô còn gái trưởng là Cleopatra năm đó 18 tuổi. Theo luật hoàng gia lúc đó, chị em cùng làm vua thì phải kết hôn và thành vợ chồng.

Thời điểm này Đế chế La Mã đang ở thời kì hưng thịnh tột bậc dưới sự trị vì của hoàng đế Julius Caesar, với tham vọng lớn của mình, ông ta muốn có một tầm ảnh hưởng nhất định tới Ai Cập. Điều này gây chia rẽ hai người trị vì Ai Cập trẻ tuổi. Ptolemy thì chủ trương chống lại La Mã và nhận được sự ủng hộ của các cận thần, trong khi đó Cleopatra lại một mực đòi quy thuận và hòa hiếu và La Mã. Mâu thuẫn nhanh chóng lên cao và vượt khỏi tầm kiểm soát. Thế là, Ptolemy với sự trợ giúp của các cận thần và em gái Arsinoe đã hạ bệ Cleopatra và cho bà đi lưu đày.

Lúc sinh thời, cha của Cleopatra có kết thân với Caesar nên ông đã nhờ Caesar phân xử giùm việc tranh đoạt ngôi vị giữa các con sau này, thế là sự việc Cleopatra bị lưu đày làm cho Caesar phải tới Ai Cập một phen.

Chớp ngay cơ hội với thủ đoạn gian xảo và rất biết lợi dụng sắc đẹp của mình, Cleopatra đã trốn khỏi nơi lưu đày, tới nơi ở của vua La Mã lúc trời tối để không bị phát hiện. Bà buộc mình trong chiếc khăn trải giường rồi được đem vào phòng Caesar, rõ ràng Cleopatra có khả năng làm tất cả mọi thứ để đạt được mục đích cho dù đó có là việc phản bội lại cả đất nước và người em trai lúc đó là chồng của bà. Caesar 52 tuổi tất nhiên không thể cưỡng lại vẻ hấp dẫn của cô gái 22 tuổi và xinh đẹp như Cleopatra.

Thật không may, sự việc đã bị Ptolemy phát hiện, nhà vua coi đó là sự ô nhục và phản bội. Vị vua trẻ ra lệnh bao vây cung điện nơi ở của Caesar và cả đoàn quân xung quanh bảo vệ vua La Mã. Để thoát thân Caesar đã dùng mưu bắt Ptolemy rồi ra lệnh đốt hết tàu thuyền để lửa cháy khiến người dân và quân đội ở Alexandria tản ra, mở đường trốn thoát. Tận dụng cơ hội, vua La Mã Caesar cùng Cleopatra chạy ra cảng, lên thuyền trốn khỏi Ai Cập.

(xem tiếp phần 2 nhé)

nguồn bài viết tại website:



 

 


Từ khóa: 

lịch sử