Hướng dẫn ứng xử khéo léo với con trong độ tuổi khủng hoảng lên 2Fkieer

  1. Mẹ và Bé

2 tuổi là thời điểm đánh dấu sự thay đổi rõ rệt về đặc điểm tâm lý của trẻ. Hiểu nôm na, giai đoạn này rơi vào khoảng thời gian khi bé được 18 tháng cho đến 3 tuổi.
Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ… Vậy nên, đây cũng là lúc mà các ba mẹ liên tục phải đối mặt và ứng xử với sự khủng hoảng của trẻ. 

Đặc điểm tâm lý của trẻ khi lên 2

Trẻ mong muốn thể hiện bản thân

Trẻ có thể khăng khăng đòi làm bằng được những gì ba mẹ không cho phép, muốn tự thử thách với những việc khó hoặc nói không với những gì trẻ không thích. Các con muốn được đáp ứng vô điều kiện những mong muốn của mình.

Trẻ có nhu cầu tự lập cao

Những bạn nhỏ 2 tuổi dần hình thành thói quen tự lập, tự chủ và mong muốn đượctự quyết định những việc trẻ muốn. Ví dụ: Trẻ muốn tự chọn quần áo, giày dép các con thích hay đòi ăn, đòi làm như người lớn…

Trẻ nhạy cảm với các mối quan hệ xã hội

Ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt thích tương tác với mọi người xung quanh. Thay vì tự chơi một mình, con thích chơi với bạn bè, anh chị hoặc người lớn. Các con mong muốn được kết nối nhiều hơn nữa, đồng cảm và chia sẻ cảm xúc với mọi người.

Trẻ thích bắt chước người lớn

Bắt đầu 2 tuổi, trẻ thích bắt chước người lớn như đòi ăn món ăn của người lớn, làm theo hành động của ba mẹ, nhại giọng ba mẹ…

Ứng xử khéo léo với con trong độ tuổi khủng hoảng lên 2

Khi con ăn vạ, lăn ra gào khóc.

https://cdn.noron.vn/2022/12/06/tre-an-va-6571-1570856782-1670317618.jpg

Mẹ đọc kĩ các trường hợp sau để biết nên xử trí như thế nào nhé

  • Nếu con ăn vạ từ trong nhà ra ngoài sân: Oke! Con cứ khóc đi, mẹ ngồi đợi con.
    Đi dọc đường thích cái gì mà không được thì lăn ra ăn vạ giữa đường luôn:
    Oke! Mẹ bế con vào bên vệ đường khóc tiếp, khóc chán đứng dậy ôm mẹ thì
    về.
  • Con ăn vạ giữa quán ăn: Mẹ bế con ra ngoài quán ngồi khóc để không ảnh
    hưởng đến người khác, khóc chán, khóc mệt rồi đi vào ăn tiếp.
  • Về nhà với ông bà mà ăn vạ? Bế con vào trong phòng, chốt cửa lại cho
    khóc chán thì thôi. Chuẩn bị luôn cho combo khăn + thau, nôn ói gì thì nôn
    hết vào đấy! (mẹ cũng ở trong phòng cùng con nha!). Kể cả ông bà có ngồi cạnh thì ông bà cũng không nên bênh, càng bênh con lại càng hư, lại càng phạt nặng.
  • Mẹ sợ con khóc nhiều sẽ ốm? Khóc mà ốm kiểu gì nhỉ? Mà kể cả có ốm cũng không nặng, không chết. Hư hỗn làm cái rốn của vũ trụ mới chết. 
    Dĩ nhiên thì cũng phải phân biệt rõ trường hợp và phân tích tình huống xem
    đó có phải là ăn vạ không? Và cấp độ ăn vạ như thế nào?
  • Nếu con khóc quá dai, thì mẹ hãy mềm ra một chút, cùng con chơi 1 trò chơi, hay làm 1 cái gì đó ở gần con, để thu hút sự chú ý của con. Để con tự mò ra chơi với mẹ.

Khi con có những hành động bạo lực, đánh người

Khi này, mẹ hãy giữ con lại cho con bình tĩnh, có thể đưa ra 1 hình ph ạt cho hành
động này, ví dụ như con sẽ bị đứng 1 góc, sau đó khi bình tĩnh rồi thì ra ôm hôn người mà con vừa mới đánh.

https://cdn.noron.vn/2022/12/06/tre-danh-ban-do-khong-biet-kiem-soat-cam-xuc-2-85e2-1670317643.jpg

Khi con có biểu hiện bạo lực, mẹ nghiêm mặt lại nói chuyện với con, thể hiện rõ ràng đó là việc không đúng. Tuyệt đối không được ai cười cợt, vui vẻ trên cái hành động bạo lực của con. Hiện nay mình rất có rất nhiều người khi chơi đùa với con lại dùng câu từ, hành động kiểu như "đánh chừa", hay thậm chí còn xui bé đánh người khác. Điều này đã vô tình hình thành nên ở bé thói xấu đó chính là ăn vạ và dùng bạo lực trong mọi chuyện. 

Con nói "KHÔNG" với mọi thứ.

https://cdn.noron.vn/2022/12/06/shutterstock-1082143538-9649-1598090609-1670317672.jpg


Giai đoạn này, con đang bắt đầu có những ý kiến riêng, muốn thể hiện cái "tôi" của mình, muốn thể hiện mình là một cá thể độc lập. Vậy vào giai đoạn này, mẹ nên nói chuyện và tôn trọng trong khuôn khổ ý kiến của con.
Ví dụ: Khi con không muốn ăn, con lắc đầu nói: không, không! Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng"Con có thể không ăn, tùy con, con sẽ bị đói, con phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình"

Tuy nhiên, khi con nói "không", mà việc đó mẹ lại phải làm, thì hãy nói với con. Ví dụ: Mẹ biết là con không muốn mặc áo, nhưng con không mặc áo thì không thể đi học được, không đi học thì không có cơm ăn, con sẽ bị nhịn đói.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho con lựa chọn quần áo của mình để mặc (trong khuôn
khổ). Ví dụ như mùa đông thì mẹ sẽ cho con lựa chọn đồ mùa đông chứ con không thể lựa đồ mùa hè, mùa hè thì chỉ được chọn đồ mùa hè chứ không được chọn đồ mùa đông.

Khi con muốn tiếp tục ở lại sân chơi mà phải đi về, con nói "không, không", mẹ hãy nói: "Mẹ biết là con muốn chơi tiếp, nhưng bây giờ mẹ phải về nấu cơm, nếu không nấu cơm thì tối nay không có cơm ăn, ngày mai mẹ sẽ đón con sớm hơn để con chơi được nhiều hơn nhé".

Hứa thì phải làm, ngày hôm sau em đi đón con sớm hơn 1 tiếng, thỏa thuận trước với con là: "mẹ cho con 60 phút để chơi, hết giờ thì mình về nhé". Thả kệ cho chơi chán đi, xong từ hôm sau cứ thế lặp lại, chơi trong giờ quy định. Dĩ nhiên mấy hôm đầu con vẫn sẽ khóc không về, nhưng sau vài hôm con sẽ hiểu là có khóc cũng không thể phá bỏ cái mốc thời gian quy định đó được, mẹ đã đến sớm đón để cho mình chơi rồi, chơi hết giờ thì phải về".
Mẹ nên nói chuyện với con theo những câu mang tính chất hỏi ý kiến :
...........................có được không hả con?"
...........................con có đồng ý không?"
...........................con có thích hay không?"
...........................con có muốn hay không?
Lúc đầu thì câu trả lời của con có thể sẽ là "không", nhưng sau nhiều lần tự chịu trách nhiệm với cái "không" của mình, thì con sẽ biết đưa ra lựa chọn. Con sẽ gật đầu, hoặc nói có. Con chưa biết nói "có", nên chỉ biết gật đầu rồi "um" thôi.

Giai đoạn bắt chước

https://cdn.noron.vn/2022/12/06/day-con-lam-viec-nha-1670317776.jpg
Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà bé cực kỳ thích bắt chước hành động của người lớn. Ví dụ đi ăn con bắt chước mẹ vắt chanh vào bát. Bắt chước mẹ quét nhà, bắt chước mẹ rửa rau, bắt chước mẹ nhặt rau.....

Đây chính là thời điểm vàng, mẹ nên tập và cho con có cơ hội được tự lập, tự làm những việc tích cực. Ví dụ như con được tự ăn, được cùng mẹ làm việc nhà, được nhặt rau, rửa rau. Không gạt con sang 1 bên, và đừng bao giờ nghĩ là: "Ôi nó còn bé thì
làm gì được, bày ra mất công mình dọn mệt hơn", hoặc sợ con bị thế nọ thế kia mà không cho con làm. Ví dụ như sợ con làm vỡ bát nên không dám cho con rửa bát.
Con được đi chợ tự chọn đồ ăn (con sẽ chọn khá nhiều thứ, nhưng mẹ sẽ chọn ra ít nhất 1-2 món con chọn, để chế biến món ăn cho con, vậy thì con sẽ có cảm giác được tôn trọng ý kiến nhiều hơn, tận hưởng thành quả lao động của mình). Khi vào hàng rau, con sẽ đi chọn đồ, mẹ sẽ đưa ra ý kiến cho con, ví dụ : "Con muốn lấy bắp cải hả? Nhưng ở nhà mình vẫn còn bắp cải con ạ, con có muốn chọn rau khác không?"

Khi vào siêu thị, bạn ý chọn cũng khá nhiều món, em có nói với bạn ý là: "Ồ,
nhà mình đang hết đường, B lấy được 1 gói đường rồi này!. Nhưng nước
mắm nhà mình vẫn còn, chưa cần mua con ạ, để lần sau mua nhé". "Con
thích ăn quả gì thì con nhặt vào giỏ nhé, quả gì con chọn thì con phải tự ăn
quả đó!"
Nếu như trong quá trình nuôi dạy con, có những lúc mẹ nổi nóng và nhận ra mình có phần quá đáng thì hãy cố gắng bình tĩnh lại và nói lời xin lỗi với con. "Mẹ xin lỗi vì đã đánh mắng con, nhưng hành động của con như vậy là hư. Mẹ con mình cũng sửa lỗi nhé"
Tóm lại, việc mà ba mẹ cần làm nhất khi đối ặt với khủng hoảng tuổi lên 2 của con đó chính là giữ bình tĩnh. Ba mẹ nghiêm khắc nhưng không áp đặt, tôn trọng nhưng không chiều chuộng hay nhu ngược; không thỏa hiệp khi con ăn vạ, chỉ cho khi con thực sự xứng đáng; Tạo điều kiện cho con học và làm theo những điều tích cực cùng đó tạo điều kiện cho con được đưa ra ý kiến cá nhân.
Từ khóa: 

mẹ và bé

Hai hôm trước em có đi xe buýt, em ngồi tầm được 30p thì có một đôi mẹ con đến ngồi, bé chắc cũng tầm 1-2 tuổi. Bé ấy muốn uống sữa trên bus nhưng mẹ không cho, thế là em bắt đầu gào khóc, đấm đá loạn xạ (em ấy còn đạp vào người em) buộc mẹ phải cho uống sữa.

Do sợ ảnh hưởng mọi người nên mẹ bé phải cho uống sữa. Uống hết tầm 15p thì bé ói ra hết. Èmmm rồi mẹ của bé phải lấy áo để dọn hết bãi chiến trường mà ẻm đổ ra. Nếu trong trường hợp của người mẹ ấy thì phải làm sao để bé nín được ạ?

Nếu dùng cách thỏa thuận trước khi lên xe liệu có ổn không hay phải xuống xe để bé khóc đã ạ? Em hơi thắc mắc nên mong nhận được câu trả lời ạ.

Trả lời

Hai hôm trước em có đi xe buýt, em ngồi tầm được 30p thì có một đôi mẹ con đến ngồi, bé chắc cũng tầm 1-2 tuổi. Bé ấy muốn uống sữa trên bus nhưng mẹ không cho, thế là em bắt đầu gào khóc, đấm đá loạn xạ (em ấy còn đạp vào người em) buộc mẹ phải cho uống sữa.

Do sợ ảnh hưởng mọi người nên mẹ bé phải cho uống sữa. Uống hết tầm 15p thì bé ói ra hết. Èmmm rồi mẹ của bé phải lấy áo để dọn hết bãi chiến trường mà ẻm đổ ra. Nếu trong trường hợp của người mẹ ấy thì phải làm sao để bé nín được ạ?

Nếu dùng cách thỏa thuận trước khi lên xe liệu có ổn không hay phải xuống xe để bé khóc đã ạ? Em hơi thắc mắc nên mong nhận được câu trả lời ạ.