[Infographic] Cách thức để chiến thắng cuộc tranh luận

  1. Kỹ năng mềm

Chiến thắng một cuộc tranh cãi không phải là quyết định bởi sự thật mà đôi khi là cách thức trình bày sự thật. Ngoài việc có bằng chứng mạnh mẽ, người ta cũng phải có khả năng trình bày bằng chứng của mình một cách thuyết phục để giành chiến thắng trong một cuộc tranh luận.

Có ba bước chính để tranh luận thành công: tham gia, thuyết trình và thỏa thuận. Bước đầu tiên, tham gia, yêu cầu bạn thảo luận và hiểu quan điểm của đối thủ của bạn. Điều đó cũng giống như phương pháp trong giao tiếp 1 cách logic, vì vậy điều quan trọng là phải cho đối thủ biết bạn đã xem xét lập trường của họ và bạn có khả năng phân tích các tình huống từ nhiều khía cạnh. Để làm cho sự tham gia của bạn có vẻ chân thực hơn, hãy thử sử dụng ánh mắt thân mật, nhắc lại điểm đối thủ của bạn và tìm một số điểm chung nhằm đồng điệu, tương tác và minh chứng rõ ràng cho những luận điểm mà bạn đã trình bày.

Sau đây là một số cách thức tiêu biểu để chiến thắng các cuộc tranh luận!

HowToWinAnArgument-700x7460

A. BẮT ĐẦU CUỘC TRANH LUẬN

  1. Yêu cầu họ giải thích quan điểm của họ trước

Để thu được lòng tin và sự thấu hiểu từ người nói chuyện, trước tiên bạn cần lắng nghe để hiểu những suy nghĩ của họ mà không cần cắt ngang hoặc tỏ ra không đồng tình. Có thể hỏi bằng những câu hỏi mở như: "Điều gì khiến bạn tin rằng như vậy?" ,"Tại sao bạn lại cho rằng điều đó xảy ra như thế?",...

2. Nhận định lại ý kiến của đối phương

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, khi bạn bắt chước đối phương của bạn một cách vô tình, người nói chuyện sẽ có xu hướng trở nên đồng điệu và tin tưởng bạn hơn.

3. Giao tiếp bằng mắt khi đang lắng nghe

Hãy để mắt đến người đối thoại ngay từ khi cuộc trò chuyện bắt đầu, điều đó làm cho những luận cứ của người nói giảm sức thuyết phục, làm ý kiến của bạn có vẻ chắc chắn, thuyết phục hơn.

4. Diễn giải lại những gì bạn hiểu từ điều họ nói

Hãy chú ý lắng nghe và diễn giải lại những điều mà bạn hiểu từ những luận cứ của họ nhằm xây dựng niềm tin với người đối thoại và chứng tỏ rằng bạn đang tôn trọng và lắng nghe họ.

5. Thể hiện những điều liên quan bạn biết và giải thích

Khi đã xây dựng sự thấu hiểu từ phía đối phương, hãy thúc đẩy họ nhìn nhận những khía cạnh khác trong quan điểm của bạn. Trình bày những điểm tương đồng, những kiến thức, luận điểm của bạn và giải thích chúng.

B. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

  1. Hoàn toàn hiểu rõ quan điểm của bản thân

Ý kiến của chúng ta thường có vẻ hợp lý và dễ dàng hơn cho đến khi chúng ta được yêu cầu giải thích, chứng minh chúng một cách rõ ràng. Hiện tượng "Ảo tưởng về sự thấu hiểu của lời giải thích" giải thích rằng mọi người thường nghĩ họ hiểu rõ quan điểm của mình, nhưng thực ra thì không phải như vậy.

2. Sử dụng các góc nhìn mang tính khoa học

Sử dụng những yếu tố có liên quan đến khoa học như công thức hóa học, biểu đồ sẽ làm cho lập luận của bạn thuyết phục, chắc chắn hơn.

3. Chứng minh rằng người khác đồng ý

Chuyên gia tâm lý học Robert Cialdini gọi đó là "bằng chứng xã hội" và nó vô cùng hiệu quả khi chứng minh rằng những người ngang hàng đối phương, số đông đã đồng ý với quan điểm của bạn.

4. Làm dịu cuộc tranh luận bằng cách sử dụng các "từ ngữ nhẹ"

Cách diễn đạt biểu thị sự không chắc chắn làm cho bạn có vẻ như hứng thú trong việc tìm ra sự thật hơn là chiến thắng cuộc tranh luận.

5. Kết thúc câu của bạn bằng câu hỏi như "có phải không" "bạn có vậy không"?

Thúc đẩy người đối diện đồng ý với từng chi tiết nhỏ của bạn, kết thúc phần giải thích bằng những câu hỏi như "có phải không?", "bạn có vậy không?" nhằm tương tác qua lại với người nói chuyện và bạn có thể bắt đầu dần dần chinh phục họ.

6. Kiềm chế tông giọng trong suốt cuộc tranh luận

Nghiên cứu chỉ ra rằng kiềm chế tông giọng của bạn (trừ trường hợp đó là giọng tự nhiên của bạn) giúp người nói chuyện cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái chia sẻ và từ đó giúp nâng cao sức thuyết phục cho lời nói của bạn.

C. CÁCH THỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TÁN THÀNH

Sau đây là 1 số bí quyết để cho người đối diện tán thành với quan điểm của bạn.

  1. Làm đối phương cảm thấy bạn "mạnh" cùng với "sự đồng ý cao"

Thay vì tấn công ý kiến của người khác, bạn hãy cố gắng đưa ý kiến đối phương về những điều cơ bản nhất và từ từ chứng minh chúng sai.

Ví dụ như: "Bạn có chắc chắn 100% rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể sống ở Sao Hỏa, ngay cả khi với những ý tưởng tuyệt vời trên thể giới hoạt động ở đó?"

2. Đề cập đến những điều nguy hiểm trong quan điểm đối phương

Nhận thức được những rủi ro có thể tạo ra, phân tích những trường hợp có thể xảy ra nhằm tạo hiệu ứng tích cực để làm vô hiệu hóa đối phương.

3. Tìm ra được điểm chung có thể chia sẻ với nhau và đưa ra lời khen chân thành

Tạo ra môi trường tích cực, thân thiện, trao đổi tương tác nhằm tạo ra điểm tương đồng lẫn nhau, giúp bạn tăng sức mạnh để thuyết phục cho những luận điểm của bạn.

D. NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Những sai lầm sau đây rất dễ dàng để bị cảm xúc chi phối và rơi vào sự tranh cãi, gây ra tổn thương đối phương và khiến họ từ chối thay đổi.

  1. Chú ý tư thế của bạn

Tư thế hiệu giao tiếp và hiệu quả nhất cho cuộc tranh luận của bạn là chống hai chân sát nhau và lòng bàn chân hướng xuống, đồng thời có thể chuyển động bàn tay khi nói.

2. Đừng thể hiện thái độ thô lỗ

"Hợp lý hóa lòng tự trọng của đối phương bằng cách tốt với họ vì vậy họ sẽ dễ dàng tiếp thu thông tin, điều mà thử thách lòng tin của họ" - chuyên gia tâm lý học Peter Ditto chia sẻ. Hãy nhẹ nhàng, thân thiện và tạo ra môi trường giao tiếp thoải mái nhất.

3. Tránh sử dụng quá nhiều sự thật

Mọi người thường nghĩ theo cảm tính, vậy nên đôi khi các cảm nhận trực quan lại có sức nặng hơn là tính chính xác" - Nhà tâm lý học Matthew Feinberg chia sẻ. Chia sẻ những cảm xúc chân thật, những đồng cảm đồng điệu nhất sẽ dễ dàng thu hút và chinh phục đối phương hơn.

Cuối cùng, cuộc tranh luận thấu đáo là 1 phương pháp tốt để phát triển ý tưởng và đảm bảo rằng mọi khía cạnh lời nói đều có giá trị nhất định. Nếu quan điểm của bạn có cơ sở, chắc chắn và bạn biết cách chứng minh chúng thì không có lí do gì mà bạn sẽ không kết thúc cuộc tranh luận 1 cách thắng lợi!

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

kinh doanh

,

đàm phán

,

tranh luận

,

kỹ năng mềm

Luôn đặt mình vào vai người đối diện, kết quả tranh luận sẽ hợp lý hơn cho cả 2 bên.

Trả lời

Luôn đặt mình vào vai người đối diện, kết quả tranh luận sẽ hợp lý hơn cho cả 2 bên.

Các bạn sinh viên nên đọc những bài viết như thế này để những buổi thảo luận trở nên sôi động, ý nghĩa hơn.

Tranh luận làm gì, mệt đầu lắm :v

Bài viết rất hay. Cảm ơn bạn đã chia sẻ

Cách để chiến thắng các cuộc tranh cãi đó là to mồm. Mình thấy cứ ai to mồm là thắng, chẳng cần quan trọng lý lẽ. Những người to mồm có thể kéo câu chuyện từ vấn đề ban đâu sang tới tận những vấn đề khác cho đến khi bạn chán nản bỏ đi thì họ vẫn tiếp tục nói và “chiến thắng”

Mình thực sự rất ấn tượng với những bài Infographic thế này. Cảm ơn bạn nhé

Bài viết rất hay đó ạ ! Cảm ơn bạn.

Cảm ơn chia sẻ của bạn nhiều!

Nên tranh luận chứ không nên cãi ^^

Bài viết sinh động quá, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn nhé!