Kế toán có phải là một ngành nhàm chán và không được sáng tạo khi tất cả các nghiệp vụ đều phải làm theo thông tư - làm theo mẫu?

  1. Đầu tư & Tài chính

Ngay từ ngày đầu học nguyên lý kế toán thì giảng viên đã nói là kế toán là phải quen tay và không được sáng tạo như QTKD hay Marketing,... bởi vì em muốn sáng tạo hơn là theo khuôn mẫu, tuy nhiên em không có ý định chuyển ngành,  có người nói rằng học kế toán sẽ giúp cho mình về kinh doanh nhưng em chưa thấy nó có sự liên quan nhiều vì em nghĩ kế toán chỉ là kiểm tra về vấn đề tài chính một cách khuôn mẫu thôi! Em mới là Sv  năm nhất nên chưa biết gì nhiều về ngành đang theo học nên có khi nhiều quan điểm của em là sai. Nên em/cháu rất mong cô chú và các anh chị cho em/cháu lời khuyên được không ạ? Em/cháu cảm ơn rất nhiều! 
Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Dưới đây là câu trao đổi giữa một giám đốc và kế toán mà tôi được biết.

Kế toán: Em chán việc này lắm rồi. Từ lúc đi làm đã chán. Suốt ngày số má. Anh cho em xin thay đổi công việc.

Giám đốc: Thế em làm nghề này được mấy năm rồi

Kế toán: Dạ được 10 năm ạ.

Giám đốc: Thế sao bây giờ em mới chán?

Kế toán: Thực ra là em chán lâu lắm rồi.

Giám đốc: Chán lâu rồi mà em không nói. Thế sao giờ lại nói?

Kế toán: Dạ do gần đây em có nhiều việc riêng không ổn.

Giám đốc: Dù sao thì em cũng đã chán được 10 năm rồi, vậy nên cố thêm 1 chút cũng không sao. Anh đề nghị em dành thời gian để xử lý việc riêng cho ổn đã. Ổn xong rồi thì mới bàn tới thay đổi công việc.

Kế toán: Dạ vâng anh.


Đấy, là một người kế toán tiêu biểu. 

Về việc cụ thể là kế toán có phải là nghề nhàm chán và không sáng tạo không. Tôi nghĩ kế toán có thể là nghề không nhàm chán nếu như bạn đào sâu và mở rộng phạm vi của nghề. Thế nhưng về cơ bản là độ sáng tạo của nghề này không cao, dù vẫn có không gian sáng tạo. Vì đây là nghề ưu tiên độ chính xác cẩn thận, và đảm bảo các nguyên tắc tài chính. Tuy vậy các kế toán cao cấp, kế toán trưởng đều là những vị trí rất "sáng tạo".

Trả lời
Dưới đây là câu trao đổi giữa một giám đốc và kế toán mà tôi được biết.

Kế toán: Em chán việc này lắm rồi. Từ lúc đi làm đã chán. Suốt ngày số má. Anh cho em xin thay đổi công việc.

Giám đốc: Thế em làm nghề này được mấy năm rồi

Kế toán: Dạ được 10 năm ạ.

Giám đốc: Thế sao bây giờ em mới chán?

Kế toán: Thực ra là em chán lâu lắm rồi.

Giám đốc: Chán lâu rồi mà em không nói. Thế sao giờ lại nói?

Kế toán: Dạ do gần đây em có nhiều việc riêng không ổn.

Giám đốc: Dù sao thì em cũng đã chán được 10 năm rồi, vậy nên cố thêm 1 chút cũng không sao. Anh đề nghị em dành thời gian để xử lý việc riêng cho ổn đã. Ổn xong rồi thì mới bàn tới thay đổi công việc.

Kế toán: Dạ vâng anh.


Đấy, là một người kế toán tiêu biểu. 

Về việc cụ thể là kế toán có phải là nghề nhàm chán và không sáng tạo không. Tôi nghĩ kế toán có thể là nghề không nhàm chán nếu như bạn đào sâu và mở rộng phạm vi của nghề. Thế nhưng về cơ bản là độ sáng tạo của nghề này không cao, dù vẫn có không gian sáng tạo. Vì đây là nghề ưu tiên độ chính xác cẩn thận, và đảm bảo các nguyên tắc tài chính. Tuy vậy các kế toán cao cấp, kế toán trưởng đều là những vị trí rất "sáng tạo".

Mình làm việc trong lĩnh vực pháp lý, không chuyên môn về kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc 5 năm qua thì mình có thể khẳng định, theo ý kiến cá nhân, mình không đồng ý rằng kế toán chỉ là khuôn mẫu. Giả sử, trong lĩnh vực mình đang làm, luật sư có thể tư vấn các cấu trúc không trái quy định (mình không dùng từ "hợp pháp") để đạt được mục đích mong muốn phối hợp với kế toán - tài chính là người sẽ tư vấn hướng đi của dòng tiền một cách hợp pháp (hoặc bạn có thể dùng từ "không trái quy định"). Và tính sáng tạo ở kế toán chính là: tính toán được dòng tiền in-out "sạch" nhất.

Và mình thấy họ cực kỳ thông minh. Không chỉ kiểm tra vấn đề tài chính như bạn nói, từ kinh nghiệm kiểm tra đó, bạn là người tạo ra "vấn đề".

Có lẽ em đang hiểu sai ý nghĩa của sự sáng tạo và quen tay.

Bất kì ngành nghề nào sau một vài năm làm việc thì đều quen tay và giảm sáng tạo hết em à.

Ví dụ : một nhân viên bán hàng ở thế giới di động, xem chừng công việc rất "mở" và yêu cầu nhiều kĩ năng mềm, thiên hướng sáng tạo và năng động, nhưng chỉ sau vài năm, mọi thứ cũng sẽ trở nên quen tay và nhàm chán. Cô ấy đã thuộc lòng tất cả các sản phẩm cần tư vấn rồi nên cách thức bán hàng cũng giống như đọc thuộc lòng thôi. Dĩ nhiên sự sáng tạo vẫn xảy ra tùy vào tính huống thực tế nhưng nó không còn nhiều như khi mới bắt đầu.

Hoặc một nghệ sĩ sáng tác nhạc, họ có thể dồi dào ý tưởng hồi mới bước chân vào nghề, nhưng sau đó mọi thứ sẽ không còn như đơn giản như vậy. Các giai điệu bài hát mới của họ sẽ dần đi theo một mô tip chung, như Mr Siro ( chục bài na ná nhau ), chính sự quen tay trong công việc sẽ khiến họ mất dần thiên hướng sáng tạo. Muốn thay đổi thực sự cần rất nhiều quyết tâm và đột phá. Hoặc đơn giản là họ không cần phải sáng tạo nữa, cứ copy paste các tác phẩm cũ, remake chúng mà vẫn ra tiền thì tội gì phải sáng tạo.

Trở lại ngành của em, kế toán. Đúng là bản chất chỉ là "tính toán với những con số" nhưng không thể nói nó không cần sáng tạo. Nếu em có thể nghĩ ra những cách làm mới, chưa từng có, những cách giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn, nhanh hơn thì mỗi ngày với em đều là một ngày mới hoàn toàn.

"Sự sáng tạo không đến từ bản chất công việc, mà do cách thức em làm việc"

Còn em thích những ngành chuyên như Design, Movie, Music...thì anh nói thật, đời không như mơ đâu. Rồi em cũng phải chạy theo kinh tế thị trường và kiếm tiền như một cỗ máy quen tay.

Bản chất công việc "thuần túy kế toán" thì đúng là có hơi nhàm chán thật, và nó chỉ phù hợp với phụ nữ là chính (vốn bản tính tỉ mẩn, cẩn thận, chi tiết)

Nên đa số các bạn trẻ sau này giỏi kế toán nên cố gắng học và trau dồi thêm để từ từ chuyển sang hướng tài chính, thu nhập cao hơn, tính chất công việc thú vị hơn, cảm giác tạo ra nhiều giá trị hơn và cũng sang chảnh hơn nhé :))

nói thật, kế toán giờ mà sáng tạo, lách này nọ, thanh tra kiểm toán, thuế về nó hốt cho chục cuốn lịch, nên mình nghĩ riêng nghề gì chứ kế toán là chuẩn, chỉnh, đừng có sáng tạo tọt gì bóc lịch đấy