Khái niệm bất bình đẳng xã hội?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là quá trình mà con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác. Quá trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà con người có cơ hội không ngang bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong xã hội, nó tồn tại “khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.”[1] Trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề trung tâm. Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển qua những xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của từng nơi quyết định. Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình đẳng xã hội là sự không bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau. Bất bình đẳng có thể được phân thành: (i) Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, … (ii) Bất bình đẳng mang tính xã hội: đó là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân. Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có vai trò hết sức quan trọng: (i) Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội (ii) Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội (iii) Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả công bằng xã hội và bất công bằng xã hội. Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội. Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.[2] Như vậy, có thể kết luận rằng, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng. Do đó, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết nhằm củng cố, tổ chức xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.
Trả lời
Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là quá trình mà con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác. Quá trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà con người có cơ hội không ngang bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong xã hội, nó tồn tại “khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.”[1] Trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề trung tâm. Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển qua những xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của từng nơi quyết định. Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình đẳng xã hội là sự không bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau. Bất bình đẳng có thể được phân thành: (i) Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, … (ii) Bất bình đẳng mang tính xã hội: đó là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân. Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có vai trò hết sức quan trọng: (i) Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội (ii) Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội (iii) Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả công bằng xã hội và bất công bằng xã hội. Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội. Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.[2] Như vậy, có thể kết luận rằng, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng. Do đó, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết nhằm củng cố, tổ chức xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.