Khi nào thì nên cho con đến bệnh viện khám?

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Mẹ và Bé

Bé nhà mình cũng thường hay ốm vặt mình cũng lo lắng lắm. Nhưng ko thể mỗi lần ốm như vậy lại đưa bé đi viện khám. Một phần vì đợi chờ lâu cả mẹ và bé đều mệt hơn, hơn nữa vì mình cũng ko muốn đưa con qua lại viện nhiều lần vì viện rất nhiều dịch bệnh, viruss.

Vậy nên cần thiết lắm con mới nên vào viện phải không các mẹ? Nhưng con có tình trạng, biểu hiện như thế nào thì bắt buộc phải đưa con vào viện để kịp thời điều trị ạ?

Từ khóa: 

sức khoẻ nhi khoa

,

mẹ và bé

Khi con bị sốt cao thì cần đưa con đến bệnh viện bạn nhé:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường, trẻ vẫn cần được bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra. 

- Trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên trong 3 ngày. 

- Trẻ ở mọi độ tuổi cần phải khám bác sĩ nếu có các biểu hiện sau: Trẻ bị sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát, trẻ sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh luput..., trẻ sốt kèm nổi ban da.

Trước khi cho trẻ đi khám cần kiểm soát thân nhiệt của trẻ để đảm bảo trẻ không sốt cao trên đường đi vì trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có nguy cơ co giật khi sốt cao.

Trả lời

Khi con bị sốt cao thì cần đưa con đến bệnh viện bạn nhé:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường, trẻ vẫn cần được bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra. 

- Trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên trong 3 ngày. 

- Trẻ ở mọi độ tuổi cần phải khám bác sĩ nếu có các biểu hiện sau: Trẻ bị sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát, trẻ sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh luput..., trẻ sốt kèm nổi ban da.

Trước khi cho trẻ đi khám cần kiểm soát thân nhiệt của trẻ để đảm bảo trẻ không sốt cao trên đường đi vì trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi có nguy cơ co giật khi sốt cao.

Trẻ em sức đề kháng kém nên hay bị ốm vặt, ba mẹ cũng đừng lo nhé. Trong trường hợp bé xuất hiện các biểu hiện dưới đây thì mẹ nên đứa bé đi khám ngay:

  • Co giật
  • Nôn nhiều (≥ 4 lần trong 1 giờ hay ≥ 6 lần trong 4 giờ)
  • Bú kém đặc biệt là bỏ bú
  • Cử động ít (chỉ cử động khi kích thích hoặc không cử động gì cả) hoặc li bì khó đánh thức hay quấy khóc nhiều
  • Trẻ ngã hay bị chấn thương
  • Thở có tiếng rít hoặc khò khè
  • Tím tái
  • Sốt ≥ 38oC (cặp nách) hoặc hạ thân nhiệt ≤ 36oC
  • Rốn trẻ sưng tấy hoặc chảy mủ
  • Bụng chướng to
  • Tiêu chảy kéo dài ≥ 14 ngày
  • Tiêu chảy có máu trong phân
  • Trẻ có ban phỏng ở miệng, bàn tay, bàn chân
  • Da xanh tái và mệt
  • Trẻ bị chảy máu không cầm

Ngoài ra, gia đình phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác thì đều nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện bệnh kịp thời. Trường hợp bệnh nặng, trẻ cần khám cấp cứu ngay để bác sĩ có biện pháp xử trí kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhẹ trẻ có thể thăm khám với bác sĩ nhi ở phòng khám theo thứ tự để được kiểm tra đầy đủ xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi tự ý quyết định có phải cho trẻ khám cấp cứu hay không, điều này cũng giúp giảm tải gánh nặng cho khoa cấp cứu của bệnh viện.