Khoa học có gì khác biệt với tâm linh trong khi 2 điều đó chỉ dựa vào niềm tin của con người?

  1. Khoa học

  2. Tâm linh

Từ khóa: 

khoa học

,

tâm linh

,

khoa học

,

tâm linh

1 người đi kiện và thưa với tòa "Tôi tin rằng nó trộm cái máy tính của tôi vì mặt nó gian lắm, hoặc thằng hàng xóm tôi nói với tôi như vậy" và "Tôi tin rằng nó trộm cái máy tính của tôi vì máy tính tôi đã chụp đc mặt của hắn và gửi về cho tôi khi đc báo mất". Niềm tin cả nhưng 1 bên là người kiện có thể đi tù, bên kia là người bị kiện đi tù. 

"Niềm tin có căn cứ" là khoa học, "niềm tin ko có căn cứ" là tâm linh. Đó là sự khác biệt giữa cả 2.

Trả lời

1 người đi kiện và thưa với tòa "Tôi tin rằng nó trộm cái máy tính của tôi vì mặt nó gian lắm, hoặc thằng hàng xóm tôi nói với tôi như vậy" và "Tôi tin rằng nó trộm cái máy tính của tôi vì máy tính tôi đã chụp đc mặt của hắn và gửi về cho tôi khi đc báo mất". Niềm tin cả nhưng 1 bên là người kiện có thể đi tù, bên kia là người bị kiện đi tù. 

"Niềm tin có căn cứ" là khoa học, "niềm tin ko có căn cứ" là tâm linh. Đó là sự khác biệt giữa cả 2.

Cái niềm tin khoa học là sự lý trí của tri thức. 
Cái niềm tin tâm linh nó chỉ là tri thức 
Con người chỉ khám phá Trái Đất chỉ trong phạm vi trong khả năng con người. Từ đó con người tạo ra khoa học. Còn tâm linh đã vượt ngoài khả năng logic khoa học thông thường. Tâm linh sẽ rất logic khi ta thoát ra cái khuôn khổ khoa học mà con người tạo ra, đòi hỏi sự con số chứng minh. Vốn dĩ phạm trù đó không thuộc ở con người. Cho dù có  người có thông thái bậc vĩ nhân, con người đi ra Vũ trụ vẫn nhỏ bé so với hệ Vũ trụ. Vì đó là kiến thức vũ trụ/ tâm linh không phải của con ngừoi đi tìm có sẵn như Trái Đất, khám phá mà tự tìm hiểu cách vận hành 
Tri thức con người hiện tại vẫn còn thua kém vì mọi câu trả lời chờ con người khám phá thôi. Mình đọc kinh thánh, kinh thánh nó đã có từ 1.600 năm cũng đó ghi "không khí có trọng lượng". Thời đó con người không thấy được nên không tin, cho đến thế kỷ 19-20 khoa học mới chứng mình câu kinh thánh đó là đúng. 
Và khoa học mình chắc chắn càng đi chứng minh vạn vật vận vật, sẽ càng có lỗ hỏng kiến thức khoa học bởi con người tạo ra. Vì kiến thức vạn vật không thuộc bởi con ngừoi. Thuyết tiến hoá dần đã không còn đúng, rồi sẽ thời gian bộ môn khoa học sẽ lại điều chỉnh lại từ đầu và có sự tranh cãi. 
Ngay cả ông tổ môn Vật lý là Newton, ông không hề ngừoi cứng ngắt lý trí. Ông từng là một nhà giả kim 
Tesla có những đóng góp vượt cả kiến thức 1 thể kỷ. Ông cũng nói mình giao tiếp với người ngoài hành tinh mới tiếp cận được kiến thức đó. 

 

 

Thật ra Khoa Học và Tâm Linh đúng là đều dựa vào Đức Tin. Có những học thuyết được chứng minh dựa trên những Định Luật cơ bản mà ai cũng tin vào Sự Đúng Tuyệt Đối của nó, cho đến khi có người chứng minh/chỉ ra được cái sai của Định Luật bằng một ví dụ. Rồi từ đó lại đẻ ra một loạt các Định Luật khác, Khoa Học cứ mãi chạy từ thái cực này qua thái cực kia chứ không hề có sự thường hằng, bất biến. Tâm Linh thì không thế, dù bạn Tin hay Không Tin, Vũ Trụ vẫn tồn tại như nó đang là. (Nghe đồn là) Chúa nói: Phúc cho ai Không Thấy mà Tin. Tin ở đây là một Niềm Tin Tuyệt Đối vào một Định Luật của Vũ Trụ mà không cần phải chờ có ai đó Chứng Minh rằng nó đúng thì họ mới Tin. Còn nếu nhìn Tâm Linh bằng con mắt của nhà Khoa học thì tôi cũng thấy điều tương tự, ví dụ: một linh mục A đức cao vọng trọng (kiểu KOL trong Marketing hiện đại), cỡ Einstein của Tâm Linh nói rằng: có tồn tại Thiên Đàng và Địa Ngục, Chúa đã mặc khải cho tôi qua những điềm báo hoặc giấc mơ. Mọi người sẽ có người tin người nghi ngờ. Rồi tới khi các linh mục B C D E F ở toàn cầu đều tuyên bố như vậy với những ví dụ cụ thể hơn, cả những người không phải linh mục cũng tuyên bố như vậy, rằng họ thấy Thiên Đàng, Địa Ngục và Chúa ở trong giấc mơ với Đức Tin cao quý của mình. Vậy là cả thế giới tin vào Thiên Đàng và Địa Ngục y như cách loài người tin vào các Định Luật khoa học. Giống như trong Đạo Phật, người nào tu đạo đức độ cầu Vãng Sanh Cực Lạc thì khi chết đi xác thiêu sẽ sinh ra Xá Lợi (một sự ấn chứng của Phật cho chúng sinh về sự Vãng Sanh), cho đến một ngày kia, biết đâu đấy, như sư Thích Thông Lạc lại chứng minh điều ngược lại: "Linh Hồn không có!"

Bản thân Khoa học nó không chỉ là niềm tin mà nó thể hiện sự logic, sự tiến hóa của con người. Khoa học không giống như tâm linh, tôn giáo, nó không phải là một chân lý và bắt mọi người phải sống theo cái chân lý đó. 

Khi đọc được câu hỏi của bạn, mình liên tưởng ngay tới bài viết nêu cao luận điểm "Khoa học không chỉ là niềm tin" của tài khoản Huskywannafly, anh ấy nói rằng:

"Mục đích của việc nghiên cứu khoa học là mô tả sự việc trong cuộc sống. Ví dụ các nhà khoa học sẽ thu thập dữ liệu, khi thu thập dữ liệu họ thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên và thế là họ đi tìm lời giải cho việc ấy: do con người hay do tự nhiên, nếu do con người thì là do hoạt động gì cụ thể bởi con người,.....Họ không tự nghĩ ra việc Trái Đất nóng lên và ráng chứng minh nó đúng. Họ quan sát thấy Trái Đất nóng lên và tìm hiểu tại sao.

Và bạn biết không, họ luôn cố gắng tìm cách bẻ gãy báo cáo khoa học của người khác. Bạn lên mạng và đọc tin rằng phát hiện báo cáo khoa học sai, vậy ai phát hiện? Phần lớn là do những nhà khoa học khác. Các nhà khoa học là thế, họ không phải là một đám nịnh bợ, khen nhau vỗ vai nhau bảo nhau giỏi. Họ cố gắng vạch lỗi của người khác càng nhiều càng tốt.
Và khi họ không tìm được lỗi trong báo cáo khoa học của người khác, họ phải công nhận là nó đúng. Đã có hàng nghìn người cố gắng tìm ra điểm sai của Thuyết Tiến Hóa, nhưng càng nghiên cứu vào mảng di truyền học, họ càng thấy nó đúng. Đã có hàng nghìn người cố gắng chứng minh Einstein sai, nhưng càng quan sát thực tế, họ càng thấy nó đúng, và khi áp dụng vào thực tế nó vẫn đúng. Bản thân Einstein không ngần ngại chỉ ra điểm sai trong lập luận của Newton để tìm ra lời giải cho cách vũ trụ vận hành. Tương tự như vậy với các Thuyết Big Bang, hay là cơ học lưỡng tử. Thậm chí từ Big Bang (Vụ nổ lớn) ban đầu được dùng trong giới khoa học một cách giễu cợt để chế giễu những nhà khoa học tìm hiểu lý thuyết này. Họ coi đó là một lý thuyết ngớ ngẩn. Thế nhưng bây giờ nó được coi là chìa khóa giải thích sự hình thành của vũ trụ. Khoa học là thế. Không phải là một nhóm mấy ông bà già ngồi vẽ ra những sự hoang đường và bịa ra số liệu để ráng ăn tiền của ai đó. Chỉ có những người chưa bắt tay nghiên cứu bao giờ mới nói như vậy."
Và thế là tôi tin cũng đã đủ giải thích cho cái việc Khoa học không đơn thuần là dựa vào niềm tin, mà nó là cả một quá trình thu nạp kiến thức và phản ánh lại những sự việc trong cuộc sống, từ đó ta thiết kế một cuộc sống tốt hơn dành cho con người. 
Bản thân tôi cũng là một người tin vào tâm linh, nhưng tôi không thể đặt chọn niềm tin của tâm linh trong khi xung quanh cuộc sống của tôi, mọi thứ đang được vận hành một cách khoa học và bởi khoa học. Nên để chỉ sự khác biệt thì khoa học đối với tôi vẫn là mức thang tiến hóa hơn nhiều so với tâm linh - 1 điều không thể lý giải được bằng logic. 

- Khoa học là dựa vào phân tích, nghiên cứu lập luận, logic và có căn cứ nhằm xác định một sự vật, hiện tượng để chứng minh nó đúng đắn nhằm thuyết phục mọi người tin tưởng. (Chỉ dựa sự quan sát vật chất bên ngoài hoạt động).

---------------------------------------------------------

- Tâm linh là một phạm trù riêng biệt, nơi mà tồn tại các thực thể vô hình, không thể dùng 5 giác quan nghe, nếm, ngửi, chạm, nhìn thấy được mà phải thông qua thiền định để luyện giác quan 6, khai mở con mắt thứ 3 là hỏa luân xa mới có thể cảm nhận được. 

- Tâm linh gây nhiều tranh cãi vì nó ko có gì để chứng minh nó đúng hay sai vì nó dựa vào niềm tin vào tinh thần. Dẫn đến trường hợp có người tin, có người không tin.

https://cdn.noron.vn/2022/11/06/2611-trai-nghiem-thuc-tinh-tam-linh-1-1667705055.jpg
Tâm linh là một phạm trù mơ hồ không thể chứng minh đúng hay sai

---------------------------------------------------------

- Kết quả là phân ra nhiều nhánh tôn giáo, gây ra nhiều cuộc đấu tranh gay gắt về quan điểm tôn giáo hoặc thậm chí lợi dụng tôn giáo với mục đích chiến tranh, nhằm ban phát sự tự do và giải thoát.

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ cho mình xin lượt follw nhen. Cảm ơn bạn^^

Khoa học là một khuôn khổ để hiểu về vũ trụ, được hướng dẫn bởi một số nguyên tắc chủ yếu dựa trên chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa hoài nghi.

Tâm linh giả định rằng mọi thứ được điều khiển hoặc vận hành bởi một số quyền lực khác (thần thánh, Phật, Chúa,..) và vui vẻ với những suy ngẫm triết học xung quanh nó, nhưng lại không thực sự đi sâu vào trái tim của sự hiểu biết.

Khoa học giúp hiểu thế giới bên ngoài, còn tâm linh giúp khám phá nội tâm. 

Có lẽ khoa học khác biệt với tâm linh cũng đơn giản bởi niềm tin của con người :)

Bạn chưa biết môn khoa học tâm linh sao? Sử dụng khoa học để chứng minh thế giới tâm linh.

Tâm linh là làm việc có tâm thì mọi việc linh thông
Khoa học cũng logic như vậy ấy mà.hi

Để vươn tới đỉnh cao của khoa học đòi hỏi trí thông minh, sự cần cù, chịu khó, nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo trong đó yếu tố càn cù, chịu khó rèn luyện đóng vai trò quyết định. 

Ngược lại phía tâm linh, ngộ tính và sự cảm ngộ đóng vai trò then chốt, ừ cần cù, chịu khó cày cuốc đấy, nhưng thiếu cảm ngộ và ngộ tính thì vứt