Khoa học khi không có tôn giáo sẽ như thế nào?

  1. Khoa học

  2. Tôn giáo

Albert Einstein đã từng nói: Khoa học mà không có tôn giáo sẽ khập khiễng, còn tôn giáo mà không có khoa học là mù quáng.

Chỉ khi "tôn giáo" là "sự hiện thực hóa của niềm tin", khoa học sẽ thật sự trở nên khiếm khuyết nếu chưa có một tôn giáo như vậy.

Chỉ có "tinh thần vô hạn" (kể cả bất diệt) mới có thể vượt qua giới hạn mà khoa học chưa thể nào vươn tới. Đó là việc tiếp nhận sự dẫn dắt của tự nhiên, có phân biệt, và tiếp nối sự vận động tồn tại, hiện hữu trong hiện thực, một hiện thực trước mắt hoại diệt, không bất diệt. Mà tinh thần con người cũng vậy.

Albert Einstein không thể phủ nhận những thứ ông không thể biết đến. Nếu như thế, chỉ có thể ông đã lựa chọn việc chống lại sự lạm dụng tôn giáo.

Từ khóa: 

khoa học

,

tôn giáo

Theo góc nhìn và quan điểm của tui thì "tôn giáo không có khoa học sẽ trở nên mù quáng dị đoan" còn "khoa học không có tôn giáo sẽ dễ mất đi ý nghĩa ban đầu và phạm trù đạo đức sẽ dễ lung lây lệch lạc". cho nên hàng nghìn năm nay chúng vẫn song hành với nhau như 1 vấn đề luôn có 2 mặt. Hay theo cách hiểu của t về quan điểm của chủ tus thì "tôn giáo là sự hiện thực hóa niềm tin" và có niềm tin, động lực con người mới tìm tòi nghiên cứu và tiếp nối những thứ mới. 2 cũng là 1 mà 1 cũng là 2 như một cơ chế hoạt động theo 2 hướng độc lập riêng biệt nhưng vẫn hướng về một lý tưởng duy nhất. Theo như phần mô tả của bạn thì" Ở đây, khoa học hoàn toàn là tôn giáo" cũng không hẳn là sai. Mỗi người một quan điểm t không phản bác ai mà chỉ nêu lên quan điểm của mình thui:>
Trả lời
Theo góc nhìn và quan điểm của tui thì "tôn giáo không có khoa học sẽ trở nên mù quáng dị đoan" còn "khoa học không có tôn giáo sẽ dễ mất đi ý nghĩa ban đầu và phạm trù đạo đức sẽ dễ lung lây lệch lạc". cho nên hàng nghìn năm nay chúng vẫn song hành với nhau như 1 vấn đề luôn có 2 mặt. Hay theo cách hiểu của t về quan điểm của chủ tus thì "tôn giáo là sự hiện thực hóa niềm tin" và có niềm tin, động lực con người mới tìm tòi nghiên cứu và tiếp nối những thứ mới. 2 cũng là 1 mà 1 cũng là 2 như một cơ chế hoạt động theo 2 hướng độc lập riêng biệt nhưng vẫn hướng về một lý tưởng duy nhất. Theo như phần mô tả của bạn thì" Ở đây, khoa học hoàn toàn là tôn giáo" cũng không hẳn là sai. Mỗi người một quan điểm t không phản bác ai mà chỉ nêu lên quan điểm của mình thui:>
Thần học và khoa học đã luôn song hành với nhau theo nhiều cách. 
Sự tồn tại của thần học - cụ thể là đức tin, hay những khao khát được xét về mặt tâm lí (hay linh hồn hoặc mọi thứ cao siêu khác) - chính là sự chứng minh tuyệt đối nhất cho vấn đề này. Vì mọi suy nghĩ khám phá đầu tiên đều phải xuất phát từ những hiện hữu mông lung tìm đường thoát ra giữa mê cung trí óc. Và chẳng ngoa khi thực sự việc có tồn tại hay không một thể bất diệt mới khiến con người ta mong muốn chứng minh mọi chân lí đến thế.

Theo mình thấy khoa học và tôn giáo vẫn luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thiếu một trong hai thì khó mà mọi thứ trong cuộc sống có thể vận hành. Tôn giáo dựa trên niềm tin và tín ngưỡng, khoa học dựa trên nghiên cứu và xác thực. Hay nói cách khác, tôn giáo nghiên cứu siêu nhiên, còn khoa học nghiên cứu tự nhiên. Chẳng hạn, khoa học làm rõ bản chất các hiện tượng tự nhiên như sấm, sét, mưa, bão... dựa vào kiến thức KHTN. Thế nhưng đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được các hiện tượng siêu nhiên như nhập hồn, ma,... Nếu khoa học không có tôn giáo, các thắc mắc này vẫn sẽ bị bỏ ngỏ, và niềm tin của con người vào thế giới cũng càng trở nên cứng nhắc và khô khan. Do vậy, khoa học và tôn giáo vẫn nên tồn tại song hành với nhau, bổ sung và phát triển để giúp con người giải đáp thắc mắc về thế giới.

https://cdn.noron.vn/2022/12/10/68308102943756529-1670672281.jpg