KHÔNG CÓ GOOGLE, YOUTUBE VÀ FACEBOOK, GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC DÙNG GÌ?

  1. Tin Tức

Hẳn là bạn nào cũng biết chính quyền Trung Quốc vô cùng “dân chủ” và rất quan tâm đến giới trẻ. Để đảm bảo thế hệ trẻ có những nhận thức đúng đắn về chính quyền, không bị đầu đọc bởi những “phần tử phản động chống phá”, Trung Quốc cấm hoàn toàn các dịch vụ tìm kiếm và mạng xã hội quốc tế như Google, Youtube, Facebook, Twitter,… Hãy cùng tìm hiểu xem, giới trẻ Trung Quốc thường sử dụng trên internet nhé !

1.     Google có gì, Baidu có nấy

Nếu ở VN có câu nói “Dân ta phải biết sử ta, Ai mà không biết thì tra Google” thì ở TQ cũng có câu “cái gì ko biết thì lên Baidu tìm”.

Trong khi Google có Google Search, Google Translate, Google Mail, Google Maps thì Baidu cũng có Baidu Search, Baidu Translate, Baidu Mail, Baidu Maps, không thiếu thứ gì. Ngoài ra, Baidu còn lấn sang các mảng khác như Baidu Video, Baidu Music, Baidu Wiki.

2.      Không Facebook thì đã sao, WeChat và Weibo là đủ rồi!

 WeChat là một mạng xã hội khá lớn, tương tự như Zalo ở Việt Nam. Ở Trung Quốc không có trò xin Facebook gái để làm quen mà chỉ có xin WeChat.

Còn Sina Weibo là một nền tảng microblogging tương tự như Twitter, facebook. Thành viên trên Weibo rất nhiều nên các vụ Scandal lớn, trào lưu hot thường lan truyền từ đây.

3.        Không có Youtube, thì mình dùng Youku

Trang web video lớn nhất TQ hiện tại là Youku Tudou. Ngày xưa Youku và Tudou là 2 trang web (Lớn thứ 11 và 14 Trung Quốc), nhưng đến năm 2012 đã nhập lại làm một. Ngoài ra, còn một trang khá nổi tiếng nữa là iqiyi, hầu như học sinh nào cũng biết. Trang web này có rất nhiều series phim truyện dài tập lẫn phim chiếu rạp trong và ngoài nước.

Lẽ dĩ nhiên, do các mạng xã hội này đều do các công ty Trung Quốc viết ra nên chính quyền rất dễ kiểm soát. Bất kì ai sử dụng mạng xã hội ở TQ đều biết 1 điều: Tất cả những nội dung trên MXH đều bị chính quyền theo dõi và kiểm duyệt! 

Từ khóa: 

trung quốc

,

giới trẻ

,

tin tức

Đứng trên góc nhìn người dùng thì mình thấy chính quyền TQ kiểm soát một cách tiêu cực. Nhưng trên góc độ doanh nghiệp việc bảo hộ cho các sản phẩm Internet nội địa khiến cho ngàng công nghiệp Internet ở đất nước tỷ dân này phát triển chóng mặt; là nền tảng để sinh ra những ông lớn - những đế chế Internet khổng lồ và có giá trị lớn nhất thế giới như Tencent (Wechat, QQ, Game..) Alibaba.

Các sản phẩm công nghệ của các công ty TQ ko đơn thuần là các sản phẩm clone hay là sản phẩm phục vụ cho việc chính quyền kiểm soát, góc nhìn này tương đối tiêu cực. Cần nhìn một góc khác là chính quyền TQ bảo hộ để các DN nội địa phát triển; và họ được fair trên sân chơi của họ; hãy quay ngược lại với DN Internet VN - luôn luôn thua trên sẩn nhà - ko hoàn toàn vì lý do công nghệ, nó còn rất nhiều vde về áp lực, chính sách và hành lang pháp lý của VN ko bảo vệ các DN nội địa. DN công nghệ VN phải đóng thuế, chịu nhiều vde kiếm soát trong khi GG, FB và các sp Công nghệ khác có Doanh thu khổng lồ từ thị trường VN thì ko phải "đóng thuế", ko bị "nắm đầu" như DN Việt Nam.

Mình sẽ show cho bạn 1 landscape về các sản phẩm công nghệ TQ nữa:

Bản đồ các sản phẩm social media ở TQ & trên thế giới:

Bản đồ các sản phẩm video & audio (giải trí ) ở TQ & trên thế giới:

Trả lời

Đứng trên góc nhìn người dùng thì mình thấy chính quyền TQ kiểm soát một cách tiêu cực. Nhưng trên góc độ doanh nghiệp việc bảo hộ cho các sản phẩm Internet nội địa khiến cho ngàng công nghiệp Internet ở đất nước tỷ dân này phát triển chóng mặt; là nền tảng để sinh ra những ông lớn - những đế chế Internet khổng lồ và có giá trị lớn nhất thế giới như Tencent (Wechat, QQ, Game..) Alibaba.

Các sản phẩm công nghệ của các công ty TQ ko đơn thuần là các sản phẩm clone hay là sản phẩm phục vụ cho việc chính quyền kiểm soát, góc nhìn này tương đối tiêu cực. Cần nhìn một góc khác là chính quyền TQ bảo hộ để các DN nội địa phát triển; và họ được fair trên sân chơi của họ; hãy quay ngược lại với DN Internet VN - luôn luôn thua trên sẩn nhà - ko hoàn toàn vì lý do công nghệ, nó còn rất nhiều vde về áp lực, chính sách và hành lang pháp lý của VN ko bảo vệ các DN nội địa. DN công nghệ VN phải đóng thuế, chịu nhiều vde kiếm soát trong khi GG, FB và các sp Công nghệ khác có Doanh thu khổng lồ từ thị trường VN thì ko phải "đóng thuế", ko bị "nắm đầu" như DN Việt Nam.

Mình sẽ show cho bạn 1 landscape về các sản phẩm công nghệ TQ nữa:

Bản đồ các sản phẩm social media ở TQ & trên thế giới:

Bản đồ các sản phẩm video & audio (giải trí ) ở TQ & trên thế giới:

Đúng như bạn nói, không có Facebook, giới trẻ Trung quốc sử dụng Wechat, và theo báo cáo về sự ảnh hưởng của Wechat trong 2017, có 1 số điểm highlight đáng chú ý sau:

  • WeChat điều hướng nền kinh tế tiêu thụ thông tin và nội dung ở TQ đạt đến NDT 209. 7 tỷ
  • WeChat chiếm 34% tổng traffic user ở TQ
  • Ngành tiêu dùng truyền thống đã tiêu dùng NDT 333.9 tỷ qua Wechat , bao gồm du lịch, ẩm thực, đi lại, mua sắm ...
  • WeChat cung cấp việc làm cho 20.3 triệu người trong năm 2017, hơn gấp đôi con số năm 2014.
  • Số lượng của hàng chấp nhập WeChat Payment tại Nhật Bản đã tăng gấp 35 lần trong năm 2017

Báo cáo thị trường Internet Trung Quốc 2018 cho thấy bộ ba đại gia công nghệ Trung Quốc là Baidu, Tencent và Alibaba (gọi chung là "BAT") đang mở rộng kinh doanh của họ tới mọi ngõ ngách, từ bán lẻ đến fintech. Nếu họ không có mảng kinh doanh cốt lõi trong ngành công nghiệp đó, họ đầu tư hoặc mua lại các công ty trong ngành. Ví dụ, trong ngành bán lẻ, Baidu đã không xây dựng hoạt động bán lẻ của riêng mình nhưng đầu tư vào Nasdaq-listed Uxin, một nền tảng trực tuyến kinh doanh xe hơi cũ. Alibaba, bản thân xuất phát điểm business không xoay quanh sharing economy, đã đầu tư vào Didi, Ofo, cũng như ứng dụng đi bè ở nước ngoài Lyft.

Trung Quốc đang che dấu tội ác của mình nhằm bịt miệng dân chúng đấy mà