Không thể bỏ qua: Tiêm phòng trước khi mang thai

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối

Lý do nên đi tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do đó, tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cho mẹ và bé cưng trong hành trình mang thai 9 tháng. Nếu người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao. Thậm chí, có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Hơn nữa, tiêm vắc xin cho bà bầu cũng là một cách để bảo vệ và hình thành hệ miễn dịch cho bé khi còn trong bụng mẹ. Nhờ vậy, trẻ sau khi chào đời có được miễn dịch thụ động từ mẹ. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh khi sức đề kháng còn non nớt.

Cuối cùng, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các vắc xin tiêm trước khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Trên thực tế, thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin cho mẹ bầu không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích phụ nữ quan tâm tới vấn đề này.

https://cdn.noron.vn/2022/11/02/981797915290049-1667381043.jpg

Các loại vắc-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

1. Tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị và rubella trước khi mang thai

Tiêm ngừa các loại vắc xin này là vô cùng cần thiết giúp phòng tránh bệnh. Thời gian tiêm phòng tốt nhất theo khuyến cáo của các chuyên gia là ít nhất 1 tháng trước khi chuẩn bị có thai nhằm bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh bởi những virus này có khả năng gây sảy thai hay dị tật nghiêm trọng ở thai nhi.

  • Bệnh sởi: đây là bệnh dễ lây nhiễm bởi virus thường có trong chất nhầy mũi cũng như cổ họng của bệnh nhân. Bệnh gây ra tình trạng sốt cao, phát ban, hắt hơi, ho, và đỏ mặt. Bên cạnh đó, bệnh nhân có khả năng xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy hay nhiễm trùng tai. Thậm chí, bệnh có khả năng gây ra biến chứng như nhiễm trùng phổi, tổn thương ở não, gây điếc và đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh quai bị: virus gây bệnh lây truyền khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, đau cơ, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Tiếp đó, đa phần bệnh nhân sẽ bị sưng ở tuyến nước bọt, làm gò má và hàm bị sưng to. Đa phần, mức độ của các triệu chứng thường nhẹ thế nhưng có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như điếc, viêm màng não và phù não, tinh hoàn, buồng trứng hay vú bị sưng.
  • Bệnh Rubella: bệnh còn có tên gọi khác là sởi Đức, là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus rubella. Bệnh có các biểu hiện như phát ban, sốt thế nhưng một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra, bệnh có khả năng gây ra sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ nếu mẹ bầu mắc bệnh trong quá trình mang thai. 

2. Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai

Đây là một bệnh lý truyền nhiễm, thai nhi mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Liều tiêm là 3 mũi, bạn cần xét nghiệm trước khi tiêm, nếu có đủ kháng thể rồi thì không cần tiêm.

3. Tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai

Theo khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì phụ nữ có dự định mang thai cần tiêm ngừa cúm vào cuối tháng 10 hằng năm giúp bảo vệ cả mẹ và con khỏi bệnh cúm. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tiêm phòng vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin cúm trong thai kỳ đều an toàn.

Cúm là căn bệnh đường hô hấp có khả năng lây truyền bởi virus cúm. Bệnh cúm có khả năng khiến bệnh nhân phải nhập viện và có thể mất mạng. Sự thay đổi ở khả năng miễn dịch, tim và phổi trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị cúm.

Cúm cũng làm gia tăng nguy cơ khiến thai nhi mắc các vấn đề bất thường về sức khỏe. Hằng năm, có hàng triệu bệnh nhân cúm, hàng trăm người bệnh nhập viện và hàng nghìn người tử vong có liên quan đến cúm.

4. Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng thì sẽ được miễn dịch với bệnh này vì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh, do đó không cần tiêm phòng.

Những phụ nữ chưa nhiễm bệnh này thì nên tiêm phòng trước mang thai ít nhất 3 tháng, đồng thời tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu khi mang thai. Vì khi mang thai nếu không may nhiễm thủy đậu có thể nguy cơ cho thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (0,4% nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, 2% nếu nhiễm ở 3 tháng giữa: sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, ngắn chi, chậm phát triển tâm thần). Nếu mẹ bị nhiễm trong vòng 5 ngày trước sinh, bé sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%.

5. Tiêm phòng HPV trước khi mang thai

Ngoài các mũi tiêm phòng trước khi mang thai trên, với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm thêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ

6. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Vài tháng đầu đời là thời gian trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, ho gà,uốn ván cao nhất. Hậu quả dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh đều là trẻ sơ sinh chưa được bảo vệ bởi vắc – xin. Nguyên nhân là vì các bé còn quá nhỏ để được bảo vệ bởi việc tiêm vắc – xin phòng bệnh. Theo đó, chủng ngừa chỉ có thể bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Để bảo vệ em bé trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm này, bà bầu nên tiêm vắc – xin uốn ván, bạch hầu và ho gà trong mỗi lần mang thai. Khoảng thời gian kiến nghị là tuần 27 – 36. Khi đó, vắc xin sẽ giúp bảo vệ em bé chống lại tác nhân gây bệnh ngay từ khi sinh ra. Bởi vì, bé yêu phải đợi đến 2 tháng tuổi mới có thể tiêm ngừa vắc – xin được.

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng trước khi mang thai?

Việc tiêm vắc xin giúp chúng ta phòng bệnh nhưng cũng dễ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu như không thực hiện đúng theo hướng dẫn. Để hạn chế được những tình huống xấu xuất hiện sau khi tiêm ngừa các bạn nữ cần ghi nhớ lịch sử tiêm phòng và đặc điểm của những loại vắc xin.

Tiêm phòng trước khi mang thai bắt buộc bạn phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho bác sĩ về lịch sử tiêm ngừa. Nếu bạn bị mất thông tin có thể hỏi người thân, bạn bè về địa chỉ mình từng tiêm ngừa, lịch sử và hồ sơ tiêm ngừa. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp bác sĩ xác định được loại vắc xin mà bạn cần tiêm. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tư vấn chính xác hơn giúp bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con.

Đối với trường hợp mẹ bầu tiêm phòng ngay khi có thai cần lưu ý một số điều sau đây. Nếu như đó là loại vắc xin giúp ngừa bệnh cúm và vắc xin viêm gan B thì thai phụ có thể tiêm trong quá trình mang thai. Còn nếu như đó là vắc xin thủy đậu, sởi, quai bị, rubella thì thai phụ phải ngừng lại quá trình tiêm ngừa khi có dấu hiệu mang thai.

Đặc biệt nếu như thai phụ có lịch sử tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, sởi, quai bị và rubella mới phát hiện mình mang thai phải báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ chăm sóc, theo dõi sức khỏe. Bên cạnh đó, thai phụ phải đi khám thai đúng theo định kỳ để theo dõi thai nhi và kịp thời phát hiện những bất thường ở bé.

https://cdn.noron.vn/2022/11/02/68308319014517132-1667380890.jpg

Tóm lại, tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả tối đa và an toàn thì mẹ bầu cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ cũng như tiêm phòng đúng lịch hẹn

Từ khóa: 

tiêm phòng

,

không thể bỏ qua

,

mẹ và bé

,

sức khoẻ