Không thể bỏ qua: Khám tiền thai sản trước khi mang thai

  1. Mẹ và Bé

1. Khám tiền thai sản là gì?

Khám tiền thai sản là việc kiểm tra sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng để phòng tránh (hoặc phát hiện) các vấn đề bất thường và rủi ro bất lợi trong quá trình thai nghén của mẹ và sức khỏe của em bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 4000 bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh có thể gặp phải do di truyền, do môi trường, do bệnh lý của bố mẹ hoặc không rõ nguyên nhân. Theo kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho hai vợ chồng lựa chọn thời điểm mang thai thích hợp. Trong quá trình tư vấn, nếu bạn đang có thắc mắc xoay quanh việc mang bầu như chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, các loại thuốc nên sử dụng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ phụ trách khám.

Thời điểm phù hợp nhất để vợ chồng khám tiền thai sản là 6 tháng trước thời gian dự định mang thai. Khoảng thời gian này là cần thiết để 2 vợ chồng có thời gian chuẩn bị hoặc điều trị trong trường hợp phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến thai kỳ.

https://cdn.noron.vn/2022/10/31/9930903610881053-1667187656.png

2. Vì sao nên khám tiền thai sản?

  • Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo người mẹ khỏe mạnh và có đủ khả năng để chăm sóc thai nhi.
  • Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ có thể phát hiện tình trạng sức khỏe bất thường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé
  • Nếu gia đình người mẹ có những bệnh sử đặc biệt thì người mẹ cũng cần được kiểm tra để xác định có hay không khả năng di truyền, tránh trường hợp ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi
  • Đặc biệt, với những bà mẹ đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non, có em bé dị tật bẩm sinh nhất thiết phải được kiểm tra sức khỏe trước sinh để đảm bảo một thai kỳ mới khỏe mạnh, an toàn.

3. Khám tiền thai sản gồm những quy trình nào?

3.1: Khám tổng quát

Về cơ bản, khám tổng quát trước khi mang thai không khác gì nhiều so với khám tổng quát sức khỏe thông thường, việc này giúp kiểm tra tình trạng thể chất hiện tại.

  • Bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe của bạn để có các chỉ số về cân nặng, chiều cao, BMI (Body Mass Index- chỉ số khối cơ thể), huyết áp, nhịp tim, tuyến vú, tuyến giáp, vùng bụng, vùng chậu và tử cung,... 
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi bạn kỹ lưỡng về các vấn đề xoay quanh kinh nguyệt để từ đó xác định chính xác chu kì của bạn, tính ngày rụng trứng và tư vấn thời gian quan hệ nhanh có thai nhất. 
  • Kiểm tra lịch sử tiêm phòng của bạn. Nếu bạn chưa tiêm phòng sởi, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, lao và uốn ván thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên tiêm phòng cho bạn trước khi quyết định mang bầu 1 tháng

3.2: Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc

  • Xét nghiệm virus Rubella: Nhiễm vi rút rubella ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán xem bạn có nguy cơ và cần tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh hay không
  • Xét nghiệm bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể: Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền bố mẹ có thể truyền sang cho bé. Những gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền cần đặc biệt quan tâm đến xét nghiệm này.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Chẩn đoán sớm bệnh thận, phát hiện sớm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục,… để đưa ra phương pháp can thiệp và điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
  • Xét nghiệm kiểm tra nội tiết phụ khoa: Đối với nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục. Đối với nam giới, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo, nội tiết tố sinh dục…
  • Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường và các bệnh truyền nhiễm khác có thể ảnh hưởng tới thai kỳ,…
  • Xét nghiệm virus HIV
  • Xét nghiệm virus giang mai
  • Xét nghiệm viêm gan B
  • Một số các xét nghiệm khác nếu cần

4. Khi đi khám cần chuẩn bị những gì?

Trước khi đi khám tiền thai sản, để có được một kết quả tin cậy thì các đôi vợ chồng nên chú ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn cơ sở khám chất lượng, uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại để thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết
  • Mang theo phiếu tiêm chủng có ghi rõ các mũi tiêm phòng mà bạn đã thực hiện trước đó.
  • Mang theo giấy khám sức khỏe gần nhất để làm cơ sở căn cứ chẩn đoán.
  • Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe của bản thân, tình trạng bệnh lý trong quá khứ

5. Một số lời khuyên dành cho ai đang muốn có em bé

Uống 0,4 mg axit folic mỗi ngày

Axit folic, tự nhiên có trong các loại rau lá xanh hay viên uống tổng hợp. Axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Các chuyên gia khuyên: ngoài chế độ ăn uống tốt, bạn nên uống vitamin tổng hợp với axit folic hàng ngày trong ba tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ.

- Tránh thuốc và rượu

- Tránh thuốc lá và khói thuốc lá

- Ăn uống chế độ dinh dưỡng cao và tập thể dục thường xuyên

- Điều quan trọng nhất: chuẩn bị tâm lý, kiến thức và tài chính

Từ khóa: 

tiền thai sản

,

mẹ và bé