Kinh Xuân Thu là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kinh Xuân Thu (chữ Hán: 春秋; bính âm: Chūnqiū), cũng được gọi là Lân Kinh (chữ Hán: 麟經) là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN, tức là từ Lỗ Ẩn Công năm thứ nhất đến Lỗ Ai Công năm thứ 14. - Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo thể biên niên. Văn bản được đánh giá cực kỳ súc tích, và nếu bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 chữ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả truyện. - Bởi vì theo truyền thống, cuốn sách này được coi là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc. - Mạnh Tử nói rằng: "Kinh Thi mất, sau đó Kinh Xuân Thu mới làm ra. Nước Tấn gọi là Thặng, nước Sở gọi là Đào Ngột, nước Lỗ gọi là Xuân Thu, cũng là một vậy. Chép việc của Tề Hoàn, Tấn Văn, văn là văn sử. Khổng Tử nói rằng: Về nghĩa thì Khâu này trộm lấy đó vậy". Sử ký của Tư Mã Thiên, thiên "Khổng Tử thế gia" cũng chép: "[Khổng Tử] dựa vào sử ký mà làm ra kinh Xuân Thu, bắt đầu từ Ẩn công, kết thúc vào năm Ai công thứ 14, bao gồm 12 đời vua. Căn cứ vào chỗ vua Lỗ là họ hàng với nhà Chu, nên đưa vào những việc thời Tam đại. Văn từ tuy ngắn, nhưng ý rộng [...] Đến như việc viết kinh Xuân Thu, việc gì đáng viết thì viết, đáng bỏ thì bỏ, bọn Tử Hạ đều không thêm được một lời nào. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.
Trả lời
Kinh Xuân Thu (chữ Hán: 春秋; bính âm: Chūnqiū), cũng được gọi là Lân Kinh (chữ Hán: 麟經) là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN, tức là từ Lỗ Ẩn Công năm thứ nhất đến Lỗ Ai Công năm thứ 14. - Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo thể biên niên. Văn bản được đánh giá cực kỳ súc tích, và nếu bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 chữ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả truyện. - Bởi vì theo truyền thống, cuốn sách này được coi là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc. - Mạnh Tử nói rằng: "Kinh Thi mất, sau đó Kinh Xuân Thu mới làm ra. Nước Tấn gọi là Thặng, nước Sở gọi là Đào Ngột, nước Lỗ gọi là Xuân Thu, cũng là một vậy. Chép việc của Tề Hoàn, Tấn Văn, văn là văn sử. Khổng Tử nói rằng: Về nghĩa thì Khâu này trộm lấy đó vậy". Sử ký của Tư Mã Thiên, thiên "Khổng Tử thế gia" cũng chép: "[Khổng Tử] dựa vào sử ký mà làm ra kinh Xuân Thu, bắt đầu từ Ẩn công, kết thúc vào năm Ai công thứ 14, bao gồm 12 đời vua. Căn cứ vào chỗ vua Lỗ là họ hàng với nhà Chu, nên đưa vào những việc thời Tam đại. Văn từ tuy ngắn, nhưng ý rộng [...] Đến như việc viết kinh Xuân Thu, việc gì đáng viết thì viết, đáng bỏ thì bỏ, bọn Tử Hạ đều không thêm được một lời nào. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.