Kỹ năng nhớ đường của em rất kém, rất nhiều lần em đã phải lâm vào tình huống dở khóc dở cười, em phải làm thế nào ạ?

  1. Kỹ năng mềm

Em có tư duy logic, lực học khá, nhưng kỹ năng nhớ đường thì thực sự tồi tệ. Điều này khiến em phát bực vì bản thân, liệu có cách nào giúp khả năng nhớ đường tốt hơn không mọi người. Xin cảm ơn mọi người rất nhiều.

Từ khóa: 

kỹ năng

,

ghi nhớ

,

nhớ đường

,

kỹ năng mềm

Cái này mình nghĩ cũng tuỳ người thôi bạn ạ. Nhưng mình cũng muốn chia sẻ cách mình nhớ đường.
Thứ nhất là luôn xác định phương hướng Đông Tây Nam Bắc, nhất là khi mới đến những nơi mới. Cách đây 15-20 năm, còn đi học và chưa có điện thoại, mình phải mang theo mình cái la bàn, khi có smartphone thì cài compass apps, nhưng giờ thì mình chỉ cần nhìn mặt trời mặt trăng và các vì sao là đã xác định được phương hướng.
Thứ 2 là luôn để ý những điểm landmark (không biết dịch từ này sang tiếng Việt thế nào). Đó có thể là các toà nhà cao tầng, hoặc công viên, hoặc đơn giản là một cửa hàng có cái biển đẹp mắt. Đặc điểm của landmark là có thể nhìn thấy từ xa và mình ghi nhớ được.
Thứ 3 là luôn tìm kiếm 2 thứ trên, và các góc rẽ cần thiết từ landmark về tới nhà. Các bạn có thể đi con đường khác mọi khi, nhưng cần biết chắc là khi bị lạc đường thì mình cần đến chỗ landmark nào và từ đó đi về nhà thế nào.
Thứ 4 là nhớ rõ một nguyên tắc: Nếu chúng ta luôn rẽ phải ở mọi góc cua thì sẽ trở lại vị trí cũ. Hãy sử dụng nguyên tắc này để hình thành một vòng tròn cơ bản trong việc tạo ra bản đồ trong đầu, từ đó vẽ thêm các con đường khác xuất phát từ vòng tròn này.
Thứ 5, và cũng là quan trọng nhất là "trăm hay không bằng tay quen". Hãy đi nhiều lần, sử dụng các phương pháp xác định phương hướng offline, đừng bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ (như Google Maps).
Mình không nói bạn nên dừng sử dụng các ứng dụng Maps, nhưng khi đi theo hướng dẫn thì hãy chú ý đến phương hướng và landmark, để lần sau có thể đi lại mà không cần nó.
Trả lời
Cái này mình nghĩ cũng tuỳ người thôi bạn ạ. Nhưng mình cũng muốn chia sẻ cách mình nhớ đường.
Thứ nhất là luôn xác định phương hướng Đông Tây Nam Bắc, nhất là khi mới đến những nơi mới. Cách đây 15-20 năm, còn đi học và chưa có điện thoại, mình phải mang theo mình cái la bàn, khi có smartphone thì cài compass apps, nhưng giờ thì mình chỉ cần nhìn mặt trời mặt trăng và các vì sao là đã xác định được phương hướng.
Thứ 2 là luôn để ý những điểm landmark (không biết dịch từ này sang tiếng Việt thế nào). Đó có thể là các toà nhà cao tầng, hoặc công viên, hoặc đơn giản là một cửa hàng có cái biển đẹp mắt. Đặc điểm của landmark là có thể nhìn thấy từ xa và mình ghi nhớ được.
Thứ 3 là luôn tìm kiếm 2 thứ trên, và các góc rẽ cần thiết từ landmark về tới nhà. Các bạn có thể đi con đường khác mọi khi, nhưng cần biết chắc là khi bị lạc đường thì mình cần đến chỗ landmark nào và từ đó đi về nhà thế nào.
Thứ 4 là nhớ rõ một nguyên tắc: Nếu chúng ta luôn rẽ phải ở mọi góc cua thì sẽ trở lại vị trí cũ. Hãy sử dụng nguyên tắc này để hình thành một vòng tròn cơ bản trong việc tạo ra bản đồ trong đầu, từ đó vẽ thêm các con đường khác xuất phát từ vòng tròn này.
Thứ 5, và cũng là quan trọng nhất là "trăm hay không bằng tay quen". Hãy đi nhiều lần, sử dụng các phương pháp xác định phương hướng offline, đừng bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ (như Google Maps).
Mình không nói bạn nên dừng sử dụng các ứng dụng Maps, nhưng khi đi theo hướng dẫn thì hãy chú ý đến phương hướng và landmark, để lần sau có thể đi lại mà không cần nó.

Để nhớ đường, và nhớ tất cả mọi thứ thì khả năng ghi nhớ của bộ não rất quan trọng. Để có một bộ não “khỏe”, có rất nhiều tips đơn giản cho bạn mà ^^

Ví dụ như ghi nhớ sự kiện. Mọi sự kiện diễn ra đều được bộ não tiếp nhận và ghi chép lại. Khi bạn không thể nhớ một sự việc nào đó, đặc biệt là sự kiện quan trọng như: sinh nhật, lịch làm việc,... thì hãy tập trung luyện tập trí nhớ ngay và luôn.

Bạn cũng nên thường xuyên liên tưởng sự việc. Một cách luyện tập hữu hiệu khác là học cách liên tưởng sự việc này với sự việc khác. Nhờ vậy, bộ não của bạn có thể xử lý thông tin tốt hơn và dễ dàng ghi nhớ được nhiều sự việc hơn, từ đó sẽ có phản xạ nhạy bén và suy nghĩ được thấu đáo hơn. Ngoài ra, việc liên tưởng các sự việc với nhau còn giúp trí tưởng tượng và khả năng tư duy của bạn có thể đạt đến hạng thượng thừa.

Học cách ghi chép cũng rất quan trọng. Bạn thường nghĩ rằng việc viết ra giấy chỉ dành cho những người có trí nhớ kém, nhưng thật ra đó lại là một cách ghi nhớ rất hiệu quả. Việc chuyển những thông tin, sự kiện thành các ký hiệu, chữ viết tắt, hoặc vẽ sơ đồ cây,… sẽ giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng. Đồng thời nhờ đó, khả năng sáng tạo của bạn cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

Chúc bạn sớm nắm thành phố trong lòng bàn tay nhé hehe

Gooogle Map hân hạnh tài trợ. 🤣🤣

Lấy chiếc xe ra chạy grap khoảng 2 năm là bạn sẽ biết tất tần tật mọi nẻo đường...... ăn biên bản càng nhiều thì càng tốt :)))

Mấy cái hướng đông tây nam bắc thì ai mà nhớ nổi, nên ai khuyên nhớ hướng thì bỏ qua đi.
Để nhớ đường tốt thì mấy bác tài xế thường hay ghi nhớ mấy cái quán hay tên biển hiệu, cửa hàng, tòa nhà, cây cầu, nói chung là hình ảnh nào đấy làm mình ấn tượng, vì bộ não con người ghi nhớ hình ảnh tốt hơn.
Nhớ đường tốt chỉ cần vậy thôi, với mình thế là dư xài luôn rồi :D, à quên mình cũng là người có trí nhớ tốt, ngõ ngách đi 1 lần là nhớ luôn, cái này chắc bẩm sinh vì mình không rèn luyện gì. Có cái chiêu kia thì thỉnh thoảng mình mới xài.
Thêm nữa là ghi nhớ thời gian đi bao lâu, bao xa, mấy xe máy bây giờ cũng có xem được km với thời gian hết rồi nên có thể dựa vào đấy cũng được.

Top 10 cách nhớ đường tốt nhất.

Cách 1: Tìm 1 anh/cô người yêu gốc ở thành phố đó.

Đi theo con tym mách bảo là được bạn ạ, không sớm thì muộn rồi cũng tìm ra được thôi :v

đi nhiều quan sát nhiều sẽ quen sẽ nhớ , khi đi đường nên chịu khó lia mắt nhìn những chi tiết ven đường như hàng quán các địa chỉ tên đường trên bảng hiệu dần sẽ hình thành thói quen nhớ đường, Quan trọng là nhớ đường về nhà : )))
Gu gồ map thẳng tiến. H hỗ trợ cả voice, đi đường đeo cái headphone vào, đến chỗ nào rẽ phải rẽ trái có nhắc hết.
Grab hân hạnh tài trợ 😌