“Cơn mưa chiều qua thật lãng mạng.”
“Bác sĩ chuẩn đoán là em bị sốt siêu vi rồi.”
Ngoại trừ những lỗi do type vội có thể thông cảm được, những lỗi chính tả kinh điển như thế làm mình khá khó chịu. Cá nhân mình khi gặp phải những lỗi chính tả ở bất kì bài viết nào trên internet, mình có xu hướng đánh giá thấp bài viết đó ngay. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngữ pháp Việt Nam được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Không chỉ khó ở cấu trúc câu, tiếng Việt còn là một kho tàng từ ngữ vô cùng phong phú. Đó chính là lý do vì sao mà phần lớn người dân Việt cũng còn đọc viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ. Đây là những lỗi mà theo mình, tất cả mọi người đều ít nhất một lần phải bối rối khi gặp :
- Bắt tréo nghĩa là gác cái nọ qua cái kia theo hình chữ X. Còn bắt chéo thì không có nghĩa ( Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ thông ). Cơ mà hầu như 9/10 các báo mạng mình thấy đều sử dụng từ “bắt chéo”

- Vô hình trung nghĩa là tuy không chủ ý, chủ tâm nhưng tự nhiên lại là như thế (tạo ra, gây ra việc nói đến). Do cách đọc nên nhiều người vẫn nhầm lẫn với vô hình chung (có lẽ đọc như thế quen miệng hơn)

- Trăng trối là lời dặn dò trước lúc mất của một người nào đó. Còn trăn trối thì không có nghĩa.

- Tựu trung là từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người một ý, nhưng tựu trung đều tán thành cả. Còn tựu chung thì không có nghĩa. Đa số mọi người ít sai từ này vì ít ai dùng đến.

- Câu chuyện hay câu truyện? Câu chuyện là sự việc hoặc chuyện được nói ra. Còn truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Có câu chuyện hoặc truyện thôi chứ không có câu truyện.

- Bonus:

Chẩn đoán chứa không phải chuẩn đoán à? Mình toàn nói chuẩn đoán :(