Làm cách nào để tạo niềm vui thú với sách cho trẻ?

  1. Sách

Từ khóa: 

sách

Trẻ con thường sẽ học hỏi bằng cách bắt chước người khác, đặc biệt là cha mẹ - những người gần gũi nhất với con trẻ. Chính vì thế, muốn tạo thói quen nào đó cho con thì trước hết các bậc phụ huynh cần tâm niệm từ việc sửa đổi bản thân mình trước. Nào, chúng ta chẳng thể nào mong sẽ khuyên răn được ai đó điều gì nếu ta chẳng như những lời ta khuyên nhủ phải không?! Vậy thì ta cũng làm sao có thể mong con trẻ đọc sách hay yêu thích sách nếu thứ nó nhìn thấy ở bố mẹ là không bao giờ đọc sách hay chỉ chăm cúi mặt xuống cái điện thoại.

Thứ đến mới là những yếu tố tác động bên ngoài như phương pháp con yêu sách, nói chuyện cùng con, đọc sách cùng con,...Bố mẹ có thể đọc sách cho con mỗi đêm trước khi đi ngủ và/hoặc đọc sách cùng con để tăng tình cảm và sự gắn kết trong gia đình. Hoặc bạn có thể đưa con đến các câu lạc bộ sách trẻ em nơi các cháu sẽ được học và đọc cùng nhau hoặc có cô thủ thư đọc sách cho (hình thức này khá phổ biến ở các thư viện, tiệm sách, trường học...ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam mình chưa thấy nhiều) hoặc tự bản thân bố mẹ có thể tạo ra một không gian đọc chung cho các bé, cái gì mà được làm với bạn thì vẫn vui hơn nhỉ. Thường xuyên dẫn cháu đi nhà sách để cháu được tự do lựa chọn những cuốn sách yêu thích, có sự trợ giúp của bố mẹ nữa thì cũng được.

Trả lời

Trẻ con thường sẽ học hỏi bằng cách bắt chước người khác, đặc biệt là cha mẹ - những người gần gũi nhất với con trẻ. Chính vì thế, muốn tạo thói quen nào đó cho con thì trước hết các bậc phụ huynh cần tâm niệm từ việc sửa đổi bản thân mình trước. Nào, chúng ta chẳng thể nào mong sẽ khuyên răn được ai đó điều gì nếu ta chẳng như những lời ta khuyên nhủ phải không?! Vậy thì ta cũng làm sao có thể mong con trẻ đọc sách hay yêu thích sách nếu thứ nó nhìn thấy ở bố mẹ là không bao giờ đọc sách hay chỉ chăm cúi mặt xuống cái điện thoại.

Thứ đến mới là những yếu tố tác động bên ngoài như phương pháp con yêu sách, nói chuyện cùng con, đọc sách cùng con,...Bố mẹ có thể đọc sách cho con mỗi đêm trước khi đi ngủ và/hoặc đọc sách cùng con để tăng tình cảm và sự gắn kết trong gia đình. Hoặc bạn có thể đưa con đến các câu lạc bộ sách trẻ em nơi các cháu sẽ được học và đọc cùng nhau hoặc có cô thủ thư đọc sách cho (hình thức này khá phổ biến ở các thư viện, tiệm sách, trường học...ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam mình chưa thấy nhiều) hoặc tự bản thân bố mẹ có thể tạo ra một không gian đọc chung cho các bé, cái gì mà được làm với bạn thì vẫn vui hơn nhỉ. Thường xuyên dẫn cháu đi nhà sách để cháu được tự do lựa chọn những cuốn sách yêu thích, có sự trợ giúp của bố mẹ nữa thì cũng được.

Chào bạn, mình nghĩ để tạo niềm vui thú đọc sách cho trẻ thì cần: làm gương + môi trường + đồng hành + kiên nhẫn.

Làm gương: Cha mẹ nên thực sự có thói quen đọc. Trước đây, khi mình dạy khóa học đọc sách cho trẻ em, không ít bạn hồn nhiên chia sẻ: "Bố/mẹ con toàn bảo con đọc sách rồi nằm ở ghế bấm điện thoại"; "Bố/mẹ con nhiều sách lắm nhưng chả bao giờ con thấy bố mẹ đọc" v.v... Nếu muốn con đọc, thì trước hết bản thân cha mẹ cần có thói quen đọc và để cho con trẻ thấy được việc đọc ấy diễn ra đều đặn. Vì sao trẻ trai thường tập hút thuốc, còn trẻ gái thường tập trang điểm? vì đó là hành vi mà chúng thấy cha mẹ thường làm hằng ngày.

Môi trường: Không phải gia đình nào cũng có môi trường thuận lợi để phát triển tinh thần ham đọc ở trẻ em. Bước vào một căn nhà, chúng ta có thể dễ dàng thấy tủ rượu, tủ giày, loa dàn, tivi thông mình, đồ cổ v.v... (vấn đề này ở các hội thảo phát triển văn hóa đọc đã nói rất nhiều) nhưng một giá sách vừa tầm với, có các đầu sách phù hợp với trẻ em thì tương đối hiếm gặp.

Đồng hành: Không riêng ở việc đọc, mà ở nhiều phương diện khác, chúng ta thường mong muốn giao việc cho người khác rồi để mặc họ tự hoàn thành, được như ý thì chưa chắc khen mà hỏng thì chắc chắn bị mắng, phạt. Nghe thì sung sướng và dễ dàng, nhưng trên thực tế, trẻ không phải là một cái máy chỉ cần khởi động là tự chạy ro ro. Đọc sách, học bài, làm việc nhà đều cần cha mẹ đầu tư thời gian nhất định để hướng dẫn, đồng hành, tháo gỡ các vấn đề phát sinh cùng với con.

Kiên nhẫn: Hội tụ các yếu tố cần kể trên thì phải có thêm yếu tố đủ, chính là lòng kiên nhẫn. Giao tiếp, làm việc với trẻ em rất cần lòng kiên nhẫn. Nếu thiếu yếu tố này, thì dù là chính trị gia giỏi, doanh nhân thành đạt hay chuyên gia đầu ngành cũng chẳng thể nuôi dạy con nên người. Để giúp con hứng thú với sách, cha mẹ phải thật từ tốn, bền bỉ. Vì khác với ngày xưa, sách là phương tiện giải trí tuyệt vời thì ngày nay với các thiết bị công nghệ tràn ngập trong màu sắc, âm thanh, hình ảnh, trẻ coi sách nhàm chán cũng là điều dễ hiểu. Tiếp cận mỗi một đứa trẻ lại cần có những chiến thuật khác nhau, cùng với việc cân nhắc thật kỹ về thời gian, thời điểm tác động.

Nếu muốn trẻ vui thú với sách, thì tốt nhất là đừng ép buộc và đừng so sánh con trẻ với ai khác: "Đứa Tí hàng xóm nó nó đọc cả chục quyển rồi, thằng Tèo vừa được 9 điểm Văn, mày thì suốt ngày ôm điện thoại" (càng nghe vậy trẻ càng ác cảm với sách). Cha mẹ cũng đừng áp đặt kì vọng đọc hay áp các đầu sách kinh điển cho con, rồi kêu ca "nhà đầy sách hay mà nó chẳng chịu đọc" (Với một bạn nhỏ chưa quen đọc, thì một tác phẩm kinh điển dày cộm thật là "kinh khủng").

Mua thật nhiều sách rồi để khắp nơi cho trẻ luôn nhìn thấy chúng như một thứ cần thiết trong nhà ! Tạo thái độ vui vẻ khi trẻ quan tâm tới những quyển sách đó !

Đầu tiên mình cũng pải là ng hứng thú với sách. Có nghĩa là m pải là ng cùng trẻ chơi hoạt động với sách đã.