Làm sao để ghi nhớ khi đọc sách?

  1. Sách

Từ khóa: 

sách

Với mình thì có các cách sau:

  • Đọc đi đọc lại nhiều lần. Trí nhớ dài hạn sẽ vào cuộc, và một khi bạn lặp lại việc này đủ nhiều, não bộ của bạn rất có thể sẽ không bao giờ quên được những điều được viết trong sách nữa.
  • Ghi chú lại những điều đã đọc. Cách này dễ hiểu rồi ha. Khi bạn viết, não bộ của bạn bị bắt buộc phải suy nghĩ về những gì bạn vừa đọc (như vậy thì bạn mới biết là nên viết những gì). Ngoài ra thì việc ghi chú cũng giúp bạn tóm tắt được đại ý của cả cuốn sách hoặc bài báo mà bạn vừa đọc, thành một vài câu, vài dòng ngắn gọn.
  • Kể lại/chia sẻ lại với bạn bè của bạn. Cách này vừa thú vị, vì bạn có dịp đóng vai trò một người thầy, vừa có thể giúp bạn nhớ lâu hơn. Quy tắc thì như bạn
    Trường Vũ
    có đề cập ở dưới: khi càng nhiều giác quan của bạn tham gia một hoạt động, não bộ của bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn. Khi bạn kể lại, thì không chỉ miệng bạn nói, mà tai của bạn cũng được nghe lại câu chuyện do chính bạn kể.
  • Thực hành những gì bạn vừa đọc. Cách này áp dụng đặc biệt tốt đối với những cuốn sách dạy một kỹ năng thực tế, cụ thể nào đó. Ví dụ: sách DIY (dạy cách làm mộc, điện gia dụng, nấu ăn...), sách dạy kỹ năng (IT, thiết kế, copywriting...).
  • Mind-map lại nội dung sách. Đây là cách học mà tác giả người Singapore Adam Khoo đã đề cập trong cuốn "Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế" của anh. Đặc biệt áp dụng tốt đối với những bạn có trí nhớ hình ảnh (visual memory). Cũng gần giống với cách thức ghi chú, nhưng thay vì dưới dạng từ ngữ, thì bạn "ghi chú" lại nội dung sách dưới dạng hình ảnh, màu sắc, làm cho nội dung cuốn sách trở nên thú vị hơn.
https://cdn.noron.vn/2020/04/01/2bd242b33bfe188c1e619716fa964736.png

Thân.

Trả lời

Với mình thì có các cách sau:

  • Đọc đi đọc lại nhiều lần. Trí nhớ dài hạn sẽ vào cuộc, và một khi bạn lặp lại việc này đủ nhiều, não bộ của bạn rất có thể sẽ không bao giờ quên được những điều được viết trong sách nữa.
  • Ghi chú lại những điều đã đọc. Cách này dễ hiểu rồi ha. Khi bạn viết, não bộ của bạn bị bắt buộc phải suy nghĩ về những gì bạn vừa đọc (như vậy thì bạn mới biết là nên viết những gì). Ngoài ra thì việc ghi chú cũng giúp bạn tóm tắt được đại ý của cả cuốn sách hoặc bài báo mà bạn vừa đọc, thành một vài câu, vài dòng ngắn gọn.
  • Kể lại/chia sẻ lại với bạn bè của bạn. Cách này vừa thú vị, vì bạn có dịp đóng vai trò một người thầy, vừa có thể giúp bạn nhớ lâu hơn. Quy tắc thì như bạn
    Trường Vũ
    có đề cập ở dưới: khi càng nhiều giác quan của bạn tham gia một hoạt động, não bộ của bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn. Khi bạn kể lại, thì không chỉ miệng bạn nói, mà tai của bạn cũng được nghe lại câu chuyện do chính bạn kể.
  • Thực hành những gì bạn vừa đọc. Cách này áp dụng đặc biệt tốt đối với những cuốn sách dạy một kỹ năng thực tế, cụ thể nào đó. Ví dụ: sách DIY (dạy cách làm mộc, điện gia dụng, nấu ăn...), sách dạy kỹ năng (IT, thiết kế, copywriting...).
  • Mind-map lại nội dung sách. Đây là cách học mà tác giả người Singapore Adam Khoo đã đề cập trong cuốn "Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế" của anh. Đặc biệt áp dụng tốt đối với những bạn có trí nhớ hình ảnh (visual memory). Cũng gần giống với cách thức ghi chú, nhưng thay vì dưới dạng từ ngữ, thì bạn "ghi chú" lại nội dung sách dưới dạng hình ảnh, màu sắc, làm cho nội dung cuốn sách trở nên thú vị hơn.
https://cdn.noron.vn/2020/04/01/2bd242b33bfe188c1e619716fa964736.png

Thân.

Ngày xưa mình học chuyên văn, phải tiếp cận với rất nhiều tại liệu, cô giáo dậy rằng muốn nhớ lâu thì phải dùng tất cả giác quan để tiếp thu : mắt nhìn - tay viết - miệng đọc - não suy nghĩ.

Khi bạn đọc sách, hãy chuẩn bị một cuốn sổ. Đọc đến đâu thì tóm tắt ý chính bằng cách chép vào.

Thông thường bố cục một đoạn văn sẽ như sau :

Tiêu Đề - Định nghĩa - Giải thích - Kết luận.

Bạn chỉ cần chép lại tiêu đề và định nghĩa thật ngắn gọn, kết hợp vừa đọc vừa suy ngẫm, không hiểu ở đâu thì note lại, và phải tìm mọi cách để hoàn thiện nó khi đọc xong cuốn sách. Như vậy mỗi lần quên bạn chỉ việc lôi cuốn sổ đã tóm tắt là sẽ nhớ lại ngay lập tức. vài lần như thế sẽ thành kí ức không thể bị xóa.

Mình ví dụ chi tiết như sau :

__________________________

THÍ NGHIỆM VỀ CON MÈO CỦA SCHRODINGER

Một con mèo được nhốt vào trong hòm sắt, cùng với các thiết bị sau (mà con mèo không thể tác động vào): một ống đếm Geiger và một mẩu vật chất phóng xạ nhỏ đến mức trong vòng một tiếng đồng hồ chỉ có 50% xác suất nó phát ra một tia phóng xạ. Nếu có tia phóng xạ phát ra, ống đếm Geiger sẽ nhận tín hiệu và thả rơi một cây búa đập vỡ lọ thuốc độc hydrocyanic acid nằm trong hòm sắt và mèo sẽ chết. Nếu trong vòng một tiếng vẫn không có tia phóng xạ nào phát ra, mèo sẽ vẫn sống. Hàm sóng của hệ thống sẽ là sự chồng chập của cả trạng thái con mèo sống và con mèo chết và cả hai trạng thái chồng chập có biên độ như nhau.

Chúng ta sẽ tóm tắt vào sổ như sau :

THÍ NGHIỆM VỀ CON MÈO CỦA SCHRODINGER

Trong hộp có một thiết bị có xác suất 50% giết chết con mèo đang ở trong đó. vậy trạng thái của con mèo khi chưa mở hộp ra để quan sát sẽ là "vừa sống-vừa chết" - gọi là chồng chập lượng tử.

__________________________

Đến đây bạn note lại ý : chồng chập lượng tử.

Và bắt đầu đi tìm hiểu về nó. Khi hiểu rồi quay lại đọc tiếp những phần sau.

Vậy là bạn có thể ghi nhớ và hiểu mọi cuốn sách theo cách này.

Về phần trí nhớ con người 0 thể nhớ tốt chữ và con số, mà là khá tốt âm thanh và hình ảnh và súc giác

Chậm mà chắc. Mình không có thói quen đọc 1 cuốc sách nhiều lần nên mình sẽ cố gắng đọc chậm, không lướt để có thể ghi nhớ kỹ từng chi tiết.

Thiết nghĩ mỗi người có một cách khác nhau để tiếp thu. Còn mình thường hay làm đó là :

Đọc lời mở , đọc toàn bộ mục lục và nhớ mục lục. Sau đó là cứ thế đọc hết. Đọc xong hình dung đoạn vừa đọc là mục nào. Và tự tóm tắt lại theo ý hiểu và đơn giản nhất.