Đọc sách không nhớ được gì, phải làm sao?

  1. Sách

  2. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kĩ năng đọc

,

sách

,

kỹ năng mềm

  • Đọc có mục đích, ví dụ giải trí, ví dụ tìm hiểu thông tin, ví dụ đọc để giết thời gian
  • Đọc lướt mục lục để định hình bố cục thông tin
  • Đặt ra câu hỏi, đưa bản thân vào trạng thái đối thoại với tác giả
  • Ghi chú và highlight
  • Kết nối thông tin và áp dụng vào cuộc sống

Đây là những mẹo nhỏ của mình, hi vọng hữu ích với bạn. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên tham khảo lần lượt các gợi ý của mọi người, áp dụng thử và tìm ra cách phù hợp với mình nhất.

Dưới đây là cách mà mình tìm ra chúng:

Trả lời
  • Đọc có mục đích, ví dụ giải trí, ví dụ tìm hiểu thông tin, ví dụ đọc để giết thời gian
  • Đọc lướt mục lục để định hình bố cục thông tin
  • Đặt ra câu hỏi, đưa bản thân vào trạng thái đối thoại với tác giả
  • Ghi chú và highlight
  • Kết nối thông tin và áp dụng vào cuộc sống

Đây là những mẹo nhỏ của mình, hi vọng hữu ích với bạn. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên tham khảo lần lượt các gợi ý của mọi người, áp dụng thử và tìm ra cách phù hợp với mình nhất.

Dưới đây là cách mà mình tìm ra chúng:

Bạn cần chọn từ khóa

Từ khóa có nghĩa là những từ quan trọng mà từ nó chúng ta có thể hiểu được ý của cả một câu dài. Vì vậy, nếu bạn biết cách chọn từ khóa bạn sẽ hiểu sâu và nhớ lâu được ý chính của câu, điều này không những giúp bạn tiết kiệm được thời gian đọc sách mà còn giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn.

https://cdn.noron.vn/2022/06/28/doc-sach-nhanh-1500x375-1656411296.jpg

Vậy nên trước khi đọc sách bạn cần chuẩn bị một cây bút màu và gặp từ khóa thì đừng quên bôi màu cho nó nhé! Theo các nhà nghiên cứu thì não bộ sẽ bị ấn tưởng bởi màu sắc vì vậy khi bôi màu não bộ sẽ tập trung kết nối các từ khóa, giúp bạn nhớ lại toàn bộ nội dung trang sách.

Tập trung cao độ khi đọc sách

Việc tập trung khi đọc sách là đều rất quan trọng, khi bạn tập trung cao độ, trí não của bạn sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và tiếp thu lượng thông tin hiệu quả. Vì vậy, trước khi đọc sách hãy chọn một không gian lý tưởng, yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và bắt đầu “chiến” những cuốn sách mà mình muốn đọc thôi.

Tăng khẩu độ mắt để đọc sách nhanh hơn

Có thể chúng ta không biết một điều đó là tốc độ xử lý của mắt rất nhanh, theo như nghiên cứu thì trung bình trong một tích tắc mắt chúng ta có thể đọc được từ 3 đến 5 chữ. Việcđọc chậm từng chữ là điều vô cùng lãng phí, vậy nên chúng ta hãy tăng khẩu độ mắt để tăng tốc độ đọc được nhiều chữ trong cùng một lúc nhé.

Hình dung lại sau mỗi đoạn đọc

Một trong những cách đọc sách nhanh và hiệu quả nhất đó là hình dung lại những gì bạn vừa đọc thành hình ảnh rõ ràng trong đầu. Cách này không những giúp bạn hiểu sâu hơn và ghi nhớ lâu hơn những nội dung vừa đọc mà còn giúp cho mắt bạn được nghỉ ngơi trong một thời gian dài làm việc. Ngoài hình dung sau mỗi đoạn bạn cũng nên hình dung lại sau khi đọc từng phần, từng trang hay từng chương đều rất hữu ích.

Hạn chế đọc lại trong lúc đọc 

Để hạn chế việc đọc lại những câu đã đọc qua trong lúc đọc, khi đọc sách bạn cần dùng ngón tay để chỉ theo những dòng đã đọc. Việc làm này giúp bạn không chạy ngược lên đọc lại những nội dung ở phía trên dẫn đễn đọc sách nhanh hơn, hiệu quả hơn.

https://cdn.noron.vn/2022/06/28/doc-sach-nhanh-2500x375-1656411345.jpg

Nên xem phần tóm tắt và mục lục trước khi mua sách, liệu chúng có khiến bạn thích thú từ cái nhìn đầu tiên?

Thường thì những người đọc sách sẽ tập trung đọc những nội dung cuốn sách trước mà không biết rằng một trong những phương pháp đọc sách nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu hiệu quả đó chính là đọc lướt qua phần mục lục hay phần tóm tắt thường nằm ở cuối sách.

Với cách này nó sẽ giúp não bộ của bạn hình dung được nội dung của cuốn sách bao gốm nhưng phần nào về nội dung gì, từ đó biết được phần nào thực sự quan trọng để tập trung đọc phần đó kỹ hơn.

Không nên đọc thầm khi đọc sách

Đọc thầm từng chữ là thói quen của rất nhiều người khi đọc sách. Khi đọc thầm bạn nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình, điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều. Vì vậy, để đọc sách nhanh và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn thì bạn hãy luyện đọc bằng mắt thay vì đọc thầm bằng miệng. Viêc loại bỏ thói quen đọc thầm sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc một cách đáng ngạc nhiên đấy.

Lựa chọn không gian phù hợp

Mỗi người sẽ có một sở thích khác nhau vì vậy khả năng tập trung của họ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng môi trường. Có bạn chỉ có thể tập trung đọc sách được khi ở trong một môi trường thực sự yên tĩnh, không tiến ồn, tuy nhiên có bạn lại thích vừa đọc sách vừa nghe nhạc,... Vì vậy để đầu óc thoải mái nhất, tập trung nhất thì bạn nên lựa chọn một không gian mà mình yêu thích, phù hợp với mình để có thể tiếp thu được kiến thức từ những cuốn sách hay một cách dễ dàng nhất.

Dành thời gian thư giãn

Không phải muốn thu thấp được một lượng kiến thức lớn trong một thời gian hạn hẹp là bạn cứ đọc sách liên tục, không ngừng nghỉ. Điều này hoàn toàn sai lầm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đọc sách chỉ hiệu quả nhất trong vòng 45-60 phút. Nếu bạn đọc liên tục trong thời gian quá lâu, việc tập trung đọc sách của não bộ sẽ giảm đi, đầu óc có thể sẽ mệt mỏi dẫn đến khó khăn hơn trong việc tiếp thu nội dung của cuốn sách. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt và não sau khoảng 1 tiếng đọc sách liên tục nhé.

Tóm lại, việc đọc sách nhanh và thực hiện cách đọc sách đúng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và tiếp thu được lượng kiến thức chất lượng hơn rất nhiều. Vì vậy các bạn hãy áp dụng những cách đọc sách nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trên đây vào quá trình đọc sách của mình nhé! Chúc bạn đọc sách vui vẻ, hiệu quả!

Chào bạn, 

Mình là một người hay đọc sách. Và mình cũng từng có lúc đọc xong một cuốn sách nhưng lại không nhớ được gì về cuốn sách chỉ vài ngày sau đó. 

Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bản thân không tập trung vào việc đọc, cố gắng đọc chỉ để cho xong, để khoe thành tích, đọc trong hoàn cảnh, môi trường không thích hợp hoặc cách đọc chưa hiệu quả.

Mình nghĩ bạn có thể áp dụng vài điều sau đây vào việc đọc để ghi nhớ nhiều hơn những gì bạn đã đọc. (Phần này được trích từ bài viết "

Làm Thế Nào Đọc Sách Hiệu Quả Hơn Và Nhớ Lâu Hơn?
". Trong bài viết này, mình còn chia sẻ về cách giúp bạn hình thành thói quen đọc sách và làm thế nào để đọc hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé!"

"1. Đọc thành tiếng

Khi luyện viết, mình học được cách đọc to mỗi khi cần biên tập bài viết. Mình nảy ra ý tưởng thử nghiệm cách này vào đọc một cuốn sách. Hầu như tất cả những cuốn sách mình đọc gần đây đều là sách tiếng Anh. Với cách này mình cũng có thể luyện tập khả năng nói và phát âm của bản thân. Đương nhiên, chỉ với đoạn thực sự hứng thú mình mới đọc to. Khi đọc lướt, mình không thể thực hiện cách này.

2. Ghi chú khi đọc

Trước đây, khi đọc xong một cuốn sách mình thường quên những gì mình đọc sau khoảng một, hai tuần. Gần đây, mình bắt đầu áp dụng việc take notes, ghi chép lại những đoạn hay trong sách để làm tư liệu. Điều này cũng giúp mình nhớ lâu hơn. Mình thường sử dụng giấy nhớ để dán vào sách. Nhiều khi, mình ghi luôn vào sách.

Ghi chú vào sách là một cách giúp bạn đọc hiệu quả hơn. Khi cần đọc lại, bạn có thể nhìn vào ghi chú và nhớ lại những ý tưởng từng xuất hiện trong đầu mình - điều mà giờ đã được ghi lại trong sách. 

Nếu không ngồi đọc trên bàn, mình gấp góc trang mà yêu thích để có thể tìm lại một cách dễ dàng. Nếu sử dụng thiết bị điện tử, mình sử dụng chức năng highlight để ghi lại những điều hay ho từ sách. 

3. Review sau khi đọc

Mình cũng thường viết review tầm 3 dòng về cuốn sách ngay sau khi đọc. Cảm xúc thường chỉ vẹn nguyên ngay khi bạn vừa đọc xong cuốn sách. Ghi chép lại ngay khi vừa đọc xong sẽ giúp bạn lưu giữ những cảm xúc chân thật nhất của mình. 

4. Ứng dụng ít nhất một điều đã học vào cuộc sống

Sau khi đọc xong cuốn sách, mình luôn cố gắng tìm một điều đơn giản nhất để có thể áp dụng vào cuộc sống. Chỉ có như vậy, kiến thức mới trở thành của mình và mang lại lợi ích cho mình. Khi đọc xong cuốn sách thói quen nguyên tử của James Clear, mình đã bắt đầu thực hành một vài điều vào cuộc sống.

Đầu tiên là thói quen 2 phút để bắt đầu mọi thứ. Sau đó là việc tạo ra thói quen làm những việc cố định trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ đọc sách ngay khi thức dậy hay trước khi đi ngủ."

Chúc bạn đọc sách vui!

Đọc sách sáng suốt nhất là "Đặng ý quên lời"

Trang Tử nói: “Có lờ là để bắt cá; đặng cá, hãy quên lờ. Có dò là để bắt thỏ; đặng thỏ, hãy quên dò. Có lời là để tỏ ý; đặng ý, hãy quên lời.... Ta làm sao tìm đặng kẻ biết quên lời... để cùng nhau đàm luận”.

Một ngày kia, Phật chỉ trăng, bảo các đệ tử: “Kia là mặt trăng: cứ ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng vậy: các con cứ nghe theo lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng, nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo.”

Bàn đến cái đạo xử thế hôm nay đâu có khác nào, chẳng qua là “cái dò săn thỏ” hay “cái ngón chỉ trăng”....

Và chỉ có thế thôi...

(Trích “Thuật xử thế của người xưa”)

Quan tâm 

Mình nghĩ nếu có thể thì hãy highlight những ý mà bạn cảm thấy tâm đắc nhất trong bài. Nhiều lúc mình còn gắn tag ở trong mỗi chương nữa cơ. Nếu bạn tìm được những quyển sách mà bạn iu thích, bạn sẽ tự động đọc lại chúng mỗi lúc bạn rảnh. Nên là nếu tìm được những cuốn như vậy thì không lo quên nha.

Mình có một cách là cố gắng đọc theo chủ đề mình quan tâm. Nếu muốn tìm hiểu về chứng khoán thì đọc những đầu sách hay về chứng khoán. Khi đọc thì ghi chú, tóm tắt nội dung, tra cứu thuật ngữ, hỏi người có hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực mình quan tâm...để đảm bảo hiểu, khi hiểu rồi thì sẽ nhớ lâu hơn 1 chút.

Tuy nhiên cũng không nên tự tạo áp lực là mình phải nhớ tất cả những quyển sách mình đã đọc. Tùy vào thể loại sách và mục đích của mình khi đọc từng loại sách khác nhau. Đọc để cảm nhận cái hay cái đẹp khác với đọc để nắm chắc nội dung, vận dụng kiến thức.

Nên để việc đọc cũng nhẹ nhàng như mình đang cảm nhận 1 tác phẩm nghệ thuật, như vậy bạn sẽ yêu thích việc đọc sách hơn. Mình tin chắc là, khi đọc mà gặp những nội dung bạn tâm đắc hoặc nội dung hữu ích cho bản thân, chắc chắn bạn sẽ ghi chú lại để học hỏi và áp dụng.

 

Chào bạn, mình không có lời khuyên gì, chỉ có câu chuyện của bản thân muốn chia sẻ cùng bạn.

Mình cũng là người ham đọc và cảm thấy rất vui khi đọc sách. Nhưng mình không nhớ được tất cả các chi tiết trong những cuốn sách mình đã đọc. Do đó, trong quá trình đọc, mình thường cố gắng đọc chậm nhất có thể để hiểu điều tác giả muốn nói. Gấp cuốn sách lại, mình sẽ tự đặt ra cho bản thân thêm một số câu hỏi về những điều tác giả muốn trình bày.

Bạn có thể thấy là không có quá trình mình gắng sức ghi nhớ ở đây, mình chỉ mong muốn hiểu và hỏi thật nhiều khi đọc sách.

Nếu công việc của bạn cần bạn phải nhớ tất cả các cuốn sách đã đọc, thì mong rằng bạn sẽ tìm thấy thêm các câu trả lời sát hơn ở phía sau. Còn nếu bạn đọc vì mục đích nâng cao hiểu biết của bản thân, thì câu trả lời từ mình phần nào là một gợi ý để bạn tham khảo.

Chúc bạn đọc vui.