Đọc nhiều sách nhưng không nhớ được bao nhiêu, vậy đọc sách để làm gì?

  1. Sách

Mình đọc rất nhiều sách, mỗi cuốn đều thấy khắc cốt ghi tâm. Nhưng một thời gian sau là y như rằng chẳng nhớ gì, giở ra như sách mới. Thậm chí đọc xong chương mới còn quên luôn nội dung chương cũ. Tại sao mình đọc nhiều như vậy nhưng chẳng thấm được bao nhiêu chứ? Nếu ai cũng như mình thì đọc sách có ý nghĩa gì đây?

Từ khóa: 

sách

Muốn đọc bao nhiêu nhớ bấy nhiêu thì cũng giống như muốn ăn bao nhiêu cũng tăng bấy nhiêu cân theo trọng lượng của thức ăn. Đó là một suy nghĩ vô lý.

Chúng ta giữ lại từ thức ăn những gì cần thiết để cơ thể phát triển, và loại bỏ những gì không cần thiết. Cơ thể bạn không phải toàn thức ăn, nhưng được nuôi dưỡng bởi thức ăn. Cũng như vậy, sách nuôi dưỡng tâm hồn bạn, vậy nên đừng băn khoăn chuyện mình không nhớ mọi điều trong sách.

Trả lời

Muốn đọc bao nhiêu nhớ bấy nhiêu thì cũng giống như muốn ăn bao nhiêu cũng tăng bấy nhiêu cân theo trọng lượng của thức ăn. Đó là một suy nghĩ vô lý.

Chúng ta giữ lại từ thức ăn những gì cần thiết để cơ thể phát triển, và loại bỏ những gì không cần thiết. Cơ thể bạn không phải toàn thức ăn, nhưng được nuôi dưỡng bởi thức ăn. Cũng như vậy, sách nuôi dưỡng tâm hồn bạn, vậy nên đừng băn khoăn chuyện mình không nhớ mọi điều trong sách.

Chào bạn, trước đây mình cũng có câu hỏi như bạn. Dưới đây, mình gửi bạn câu chuyện mình đọc được trên mạng và thực sự truyền cảm hứng tới mình.
-st-

SUY NGẪM: ĐỌC SÁCH THẬT VÔ ÍCH?

Chuyện kể lại rằng, tại một ngôi chùa trên núi nọ, có một vị Sư phụ đều thức dậy rất sớm, sau những thời kinh kệ thì ngồi vào bàn để đọc sách hay, dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh Sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách. Một ngày cậu hỏi Sư phụ:

Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gập sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có ích gì đâu?

Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy 1 chiếc giỏ đựng thang, sau đó lấy hết than trong giỏ ra và nói:

“Con hãy mang chiếc giỏ than này ra ngoài sông mang nước về chùa giúp ta nhé!”

Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà. Sư phụ liền cười và nói: “Lần sau con đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để tiếp tục đi lấy nước. Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ: “Thưa Sư phụ: chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”. Và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.

Vị sư phụ liền nói: “Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi!”

Vị Sư phụ tiếp tục đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa. Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Tiểu sư phụ nói: “Sư phụ nhìn này, thật là vô ích”.

“Con nghĩ nó vô ích, hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị Sư phụ nhẹ nhàng đáp.

Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ, đen xì và rất bẩn, giờ đây nó đã trông sạch sẽ hơn rất nhiều. Sau đó cậu nhìn vào Sư phụ như đã ngộ ra một điều gì, và Sư phụ nói:

“Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, đặc biệt là những cuốn sách hay, bổ ích, nó sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn con. Giống như nước sông là làm sạch chiếc giỏ than đen xì kia vậy. Có thể 1 lần, 2 lần chiếc giỏ không sạch được, nhưng nhiều lần được nước tưới vào, chiếc giỏ sẽ sạch đẹp hơn. Cũng như khi con đọc sách, những điều bổ ích từ sách, hay như những điều tốt đẹp con thường tiếp xúc trong cuộc sống, có thể ngày 1 ngày 2 con không cảm nhận nhiều sự thay đổi, nhưng ngày qua ngày, tâm hồn con sẽ được rộng mở, được tưới mát từ những điều tốt đẹp kia. Từ đó giúp con có được mầm yêu thương trong người và nuôi dưỡng chúng phát triển, tránh xa những điều xấu, tăng thêm lòng từ bi và năng lượng yêu thương. Do đó, không có gì là vô ích cả!”

Vị Sư phụ nói xong rời đi, và tiểu sư phụ như nhận ra nhiều điều…

Ui mình cũng từng đọc một bài viết về vấn đề này. Đại loại mình học được là: "Đọc sách nhiều cũng giống như ăn sơn hào hải vị. Sau này bạn sẽ không nhớ đã ăn những gì, thậm chí mùi vị ra sao, nhưng tất cả tinh hoa đó đều sẽ trở thành xương cốt và máu thịt của bạn". Thế nên phong thái là thứ có thể thay đổi của một con người mà đọc sách, học hỏi lại là cách rất hiệu quả để làm điều đó.
Cũng giống như kiến thức vậy, dù bây giờ có thể thấy nó thừa thãi nhưng một vài năm nữa chắn chắn nó cũng sẽ có khả năng áp dụng vào thực tế. Học nhiều, đọc nhiều không phải để đo đạc nhớ được bao nhiêu mà là để vận dụng để tư duy logic. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc đọc. 

vậy thì có lẽ nhưng quyển sách bạn đọc chưa đủ hay để khiến bạn nhớ về nó. Như vậy thì việc đọc sách của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả. Mình thấy đọc sách nhiều không phải là việc bạn đọc được bao nhiêu quyển sách mà là việc bạn nhớ và ngẫm nghĩ được gì từ những quyển sách bạn đọc. Cho nên hãy cố gắng lựa chọn những quyển thật chất lượng, cái có thể giúp bạn chiêm nghiệm và rút ra được nhiều bài học trong cuộc sốnghttps://cdn.noron.vn/2023/02/17/13883209492169118-1676616514.jpg

Nhớ để làm gì ?.
Quan trọng ở đây là hiểu và đọng lại những giá trị cốt lõi của cuốn sách. Đọng lại ở dạng hiểu, ko phải là nhớ ở dạng chữ, hình 

Chào bạn, mình nghĩ đọc sách cốt không phải để nhớ thông tin. Vì ngày nay có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có được thông tin dễ dàng, nhanh chóng.

Ý nghĩa của việc đọc sách nằm ở chỗ chúng ta có cơ hội rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tình cảm và mở mang hiểu biết. Ngoài ra, đọc sách cũng là lựa chọn tốt để thư giãn. 

Còn rất nhiều câu trả lời thú vị khác, mời bạn tham khảo nhé:

Mình thấy đọc sách mở ra tư duy suy nghĩ, suy luận rất nhiều.... Có thể kiến thức đó bạn đã thấm nhuần vào tư tưởng rồi nhưng sẽ bị quên, nhưng 1 khi gặp đến vấn đề tương tự ngoài cuộc sống tự khắc lúc đó bạn sẽ biết phải xử lý nó ra ntn. Mình 26t hiện tại đọc được 50 cuốn sách, và hy vọng tuổi trẻ chậm lại chút để đọc được nhiều hơn nữa, yêu sách muôn đời!

Một cách mình hay dùng là viết một đoạn review ngắn về cuốn sách sau khi đọc, khoảng 400-500 từ. Những ý chính trong sách, những gì tâm đắc và suy nghĩ mở rộng của mình về nó.

Nó có thể là một bài viết, hoặc chỉ là một chỉ mục với những gạch đầu dòng. Sau khi viết xong bạn sẽ nhớ thêm một xíu. Khi cần cũng có thể đọc nó để gợi nhớ lại những gì mình đã đọc.

Trừ các sách quá cứng như từ điển hoặc sách công thức, đa số sách đều có thể tóm gọn lại các ý chính trong một trang, và cái mà mình cần nhớ chỉ là cảm xúc khi đọc sách.

Theo mình thì bạn đang lấy ví dụ tích cực là trí nhớ và đọc sách 
Ví dụ : tiêu cực là trí nhớ và luỵ nyc đi , sau 1 thời gian bạn phải quên người đó 
Giờ cho bạn 1 điều ước là nhớ từ ngữ ý nghĩa của 1 quyển sách 100% chung với việc trong đầu lúc nào cũng phải nhớ nyc 100% thì bạn chấp nhận không 
- tất nhiên câu trả lời là KHONG vì cứ nhớ nyc sao quen người mới được 
Nhớ được các ý chính 60 70% rồi thực hành nhiều vo là okay 
chúc mọi người một buổi tối an lành 

Nhiều khi đọc không phải để nhớ đâu bạn, đọc để cảm nhận, để suy nghĩ, để có cái nhìn khác đi về một sự vật/hiện tượng nào đó thôi. Lâu dần, những gì mình đã đọc, tuy không thể nhớ hết nhưng nó sẽ trở thành nền tảng cho tư duy sau này.