Làm sao để giúp trẻ không ghen tị và so bì?

  1. Giáo dục

Ghen tỵ là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tính cách này không được phát hiện và rèn giũa sớm, trẻ sẽ dễ lâm vào trạng thái khủng hoảng. Nghiêm trọng hơn, khi lớn lên, trẻ sẽ trở nên nhỏ nhen, ích kỷ và có thể gây ra những hành vi tiêu cực.

Từ khóa: 

giáo dục

Chào bạn, mình nghĩ cần rèn luyên cho trẻ thói quen ấy từ nhỏ. Vì dù ít hay nhiều thì sinh ra ai cũng có sẵn tính ấy.

Trước hết bố mẹ cần làm gương cho con cái và nhất quán với cách ứng xử của bản thân mình với mọi người (cả trong lời nói lẫn hành động). Vì trẻ chủ yếu học qua cách bắt chước, nên nhân cách của những người lớn xung quanh có ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, việc bố mẹ thường xuyên chụp ảnh con để đưa lên các mạng xã hội và diễn đàn cũng nên được suy xét kĩ. Vì từ sự thích được chú ý sẽ chuyển sang so bì và ghen tị rất nhanh, gây nhận thức không tốt cho con sau này.

Chúc bạn nuôi dưỡng con với nhiều phẩm chất tốt.

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ cần rèn luyên cho trẻ thói quen ấy từ nhỏ. Vì dù ít hay nhiều thì sinh ra ai cũng có sẵn tính ấy.

Trước hết bố mẹ cần làm gương cho con cái và nhất quán với cách ứng xử của bản thân mình với mọi người (cả trong lời nói lẫn hành động). Vì trẻ chủ yếu học qua cách bắt chước, nên nhân cách của những người lớn xung quanh có ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, việc bố mẹ thường xuyên chụp ảnh con để đưa lên các mạng xã hội và diễn đàn cũng nên được suy xét kĩ. Vì từ sự thích được chú ý sẽ chuyển sang so bì và ghen tị rất nhanh, gây nhận thức không tốt cho con sau này.

Chúc bạn nuôi dưỡng con với nhiều phẩm chất tốt.

Ghen tỵ không phải là một tính tốt, do đó, bạn nên có cách can thiệp kịp thời để tính xấu này không làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ:

- Hãy lắng nghe con trẻ

Ghen tỵ không phải là cảm xúc nhất thời mà là cả một quá trình dồn nén. Do đó, bạn nên dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn để lắng nghe những mối quan tâm, những nỗi sợ hãi, lo lắng của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy ghen tỵ và có cách xử lý kịp thời.

- Tìm cách biến những điều tiêu cực thành tích cực

Tâm lý ghen tỵ có thể khiến trẻ nảy sinh những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Bạn hãy tìm cách biến những điều này thành động lực để trẻ cố gắng phấn đấu. Chẳng hạn, nếu anh chị em hoặc bạn bè của trẻ có thành tích học tập tốt hơn, hãy khuyến khích trẻ học tập chăm chỉ và đạt điểm cao hơn thay vì ghen tỵ với thành tích của người khác.

- Hãy thể hiện sự yêu thương đối với trẻ

Trẻ nhỏ có thể có những hành vi hoặc thái độ không tốt. Tuy nhiên, bạn đừng vì vậy mà la mắng hay trừng phạt trẻ quá nghiêm khắc. Thay vào đó, hãy tìm cách lắng nghe, chia sẻ và thể hiện tình yêu thương của bạn. Hãy nhớ rằng trẻ đang phải đối mặt với những cảm xúc vô cùng khó chịu và trẻ rất cần sự quan tâm của bạn.

- Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc chia sẻ

Điều này rất quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Việc một đứa trẻ học được cách chia sẻ đồ đạc của mình với những đứa trẻ khác sẽ giúp trẻ ít thấy ghen tỵ với mọi người và dễ kết bạn hơn.

- Không so sánh trẻ với những đứa trẻ khác

Việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác vô tình tạo ra cảm xúc tiêu cực cho trẻ nhỏ. Do đó, đừng so sánh con với bất cứ đứa trẻ nào. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và có tài năng khác nhau. Hãy quan sát xem trẻ có năng khiếu với lĩnh vực gì và tìm cách giúp trẻ phát triển sẽ tốt hơn là đem trẻ đi so sánh với những người khác.

Thói ghen tỵ là điều rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu được xử lý theo cách tích cực và phù hợp, trẻ có thể vượt qua điều này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn và không biết xử lý thế nào đối với sự ghen tỵ quá mức của trẻ, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.