Làm sao để hạn chế người dân Việt Nam xài túi ni lông đây?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Muốn vậy thì phải cho dân một loại hình nào đó hiệu quả tương tự túi ni lông, mà không gây tác hại cho môi trường. À rẻ nữa. Các siêu thị đã bán túi vải nhằm thay thế túi ni lông trong một thời gian rất dài, nhưng cuối cùng đâu cũng vào đấy, vì người dân vẫn cảm thấy túi ni lông tiện lợi hơn. Họ sẽ không rảnh nghe tuyên truyền quảng bá về tầm nguy hại của túi ni lông đâu, đa số người dân đều rất kém ý thức, lười nữa.

Cho nên muốn giải quyết triệt để, tốt nhất chỉ có phát minh ra một loại chất liệu mới, tiện lợi như ni lông, nhưng không nguy hiểm bằng, ví dụ như có thể tự tan trong một dung môi nào đó...

Trả lời

Muốn vậy thì phải cho dân một loại hình nào đó hiệu quả tương tự túi ni lông, mà không gây tác hại cho môi trường. À rẻ nữa. Các siêu thị đã bán túi vải nhằm thay thế túi ni lông trong một thời gian rất dài, nhưng cuối cùng đâu cũng vào đấy, vì người dân vẫn cảm thấy túi ni lông tiện lợi hơn. Họ sẽ không rảnh nghe tuyên truyền quảng bá về tầm nguy hại của túi ni lông đâu, đa số người dân đều rất kém ý thức, lười nữa.

Cho nên muốn giải quyết triệt để, tốt nhất chỉ có phát minh ra một loại chất liệu mới, tiện lợi như ni lông, nhưng không nguy hiểm bằng, ví dụ như có thể tự tan trong một dung môi nào đó...

Liệt túi nylon vào danh mục nào đó, kiểu hàng nguy hại/kinh doanh có điều kiện/..... Như vậy mới có cơ sở pháp lý để mà tiến hành các biện pháp hạn chế.

Các cơ sở sản xuất phải có đăng ký, túi phải có nhãn. Để dễ quản lý về số lượng, chất lượng.

Có Luật rõ ràng, quy định cụ thể để quản lý thị trường, quản lý chợ,... có chế tài, công cụ mà xử lý.

Đánh thuế vào, thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, bất kỳ miễn sao giá trên 1 cái túi phải khiến người ta thấy được. Do túi nylon chủ yếu sử dụng cho kinh doanh. Nếu đánh thuế đồng nghĩa tăng giá. Người bán sẽ hạn chế phát bao nylon như hiện nay. 50k/1kg với 500k/1kg khác nhau lắm đấy. Mình đi mua ổ bánh mỳ, đã bảo ko cần túi, cầm ko cũng đc, nhưng chị bán bánh vẫn nhét cho cái túi, cái túi có mấy đồng thì vậy, chứ cỡ trăm đồng thử xem, có khi xin còn ko cho :D

Kiểm tra, xử lý anh nào vứt rác bừa bãi. Cứ xem vứt rác là tội phạm đi, là ng ta chùn tay ngay thôi.

Muốn hạn chế thì phải mạnh tay thôi. Người ta sẽ phản ứng dữ lắm, nhưng rồi cũng như cấm đốt pháo, bắt buộc đội mũ, và sắp tới là cấm có nồng độ cồn lái xe, mọi việc sẽ qua và ai cũng chấp nhận điều đó.

(Đây chỉ mới nói đến túi nylon, có thể mở rộng ra các sản phẩm dùng nylon khác như áo mưa tiện lợi, màng bọc hàng hóa, màng đóng gói sản phẩm,....)

Nói chung là còn nghèo, đói, lo chạy ăn từng bữa thì chả ai người ta quan tâm đến cái gì môi trường, cái gì mà tác hại của nilon đâu, nhà bao thứ phải lo, thời gian đâu mà cầm túi vải, hộp nhựa để ra chợ mua đồ. Ngay ở cái khẩu hiệu mà chúng ta hay hô ý nó cũng thể hiện rõ rồi "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Muốn làm theo cách văn minh là tuyên truyền nâng cao ý thức thì trước hết dân phải giàu đã. Còn cách man rợ là cấm tiệt, ai dùng phạt chết luôn như vụ nốc cồn lái xe kia kìa. H cứ bắt được chỗ nào bán hàng đưa túi nilon thì phạt 10 củ, mua hàng cầm túi nilon về bắt được phạt 1 củ, đảm bảo sau 1 thời gian ngắn ko ai dám dùng nữa luôn.

Mình có đi một số nước, vd như Đài Loan chẳng hạn. Khi bạn mua đồ ăn, thức uống đa phần các cửa hàng đều dùng hộp giấy, kể cả bán hàng rong. Vô trung tâm thương mại hay siêu thị thì họ dùng túi giấy, cửa hàng tiện lợi thì phải tự mang theo đồ đựng. Mình thấy đồ giấy rất là ok, mẫu mã rất là đẹp bắt mắt nữa nhưng ko hiểu sau ở VN lại ko phổ biến, hay là nó mắc hơn nilon.

cách duy nhất và hiệu quả nhất là không sản xuất và bán túi ny lông nữa