Làm sao để không nghi ngờ bản thân?

  1. Khoa học

  2. Tâm lý học

  3. Kỹ năng mềm

Mình là người rất dễ bị ám ảnh bởi các sai lầm, dù lớn hay nhỏ, mỗi lần như vậy mình đều tự nghi ngờ bản thân rất nhiều, khiến mình mỗi ngày lại tự ti hơn. Làm sao để khắc phục ạ?

Từ khóa: 

nghi ngờ

,

bản thân

,

khoa học

,

tâm lý học

,

kỹ năng mềm

Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Vì bạn tin rằng nó là sai lầm (tiêu cực), và dẫn đến nguyên nhân giảm giá trị của bản thân nên mới cảm thấy nghi ngờ chính mình. 
Bản chất của việc làm sai, vấp ngã hay thất bại là những bài học (tích cực). Không ai trên đời này thành công mà từ bé đến lớn toàn làm việc gì cũng đúng cả. Những người thất bại, biết phân tích rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại đó chính là những người dễ thành công nhất. 
Bạn có thể tập viết ra giấy theo các đề mục như sau. Đây là ví dụ nhé.
Bài học lần này: Khởi nghiệp mở shop phá sản 200 triệu
Lý do: Không có kiến thức kinh doanh. Không biết làm marketing và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Quyết định việc gì cũng nhanh chóng, hời hợt. Bản thân không chuyên tâm hết lòng vào công việc. 
Kinh nghiệm: Trước khi kinh doanh làm gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về ngành nghề đó. Học các kỹ năng cần thiết liên quan và trước khi quyết định điều gì phải có thời gian suy nghiệm nghiêm túc. 
Giải quyết: Tìm công việc khác để tiết kiệm tiền trả nợ trước (từ 1 đến 2 năm). Trong thời gian đó học thêm các kiến thức cần thiết. Tha thứ cho bản thân. Cố gắng tiến về phía trước. 
Hành động phân tích rõ ràng như vậy là một kỹ thuật tâm lý với bộ não. Khi nó thấy được mọi thứ logic, có cơ sở và tìm ra được giải pháp, nó sẽ cảm thấy giảm áp lực, đồng thời cũng bình tĩnh hơn để nhìn nhận tích cực.
Sẽ rất khó nếu mọi thứ đều ở trong não như một mớ suy nghĩ rối rắm không đầu không cuối. Cứ tập phân tích ra giấy viết, bạn sẽ dần dần cảm thấy mọi thứ đều có cách giải quyết, làm sai rồi mới biết đâu là làm đúng, và nâng cao được niềm tin vào bản thân hơn. 
Đây là một sự luyện tập cần thời gian, bạn hãy kiên trì và cố gắng nhé. 
Trả lời
Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Vì bạn tin rằng nó là sai lầm (tiêu cực), và dẫn đến nguyên nhân giảm giá trị của bản thân nên mới cảm thấy nghi ngờ chính mình. 
Bản chất của việc làm sai, vấp ngã hay thất bại là những bài học (tích cực). Không ai trên đời này thành công mà từ bé đến lớn toàn làm việc gì cũng đúng cả. Những người thất bại, biết phân tích rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại đó chính là những người dễ thành công nhất. 
Bạn có thể tập viết ra giấy theo các đề mục như sau. Đây là ví dụ nhé.
Bài học lần này: Khởi nghiệp mở shop phá sản 200 triệu
Lý do: Không có kiến thức kinh doanh. Không biết làm marketing và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Quyết định việc gì cũng nhanh chóng, hời hợt. Bản thân không chuyên tâm hết lòng vào công việc. 
Kinh nghiệm: Trước khi kinh doanh làm gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về ngành nghề đó. Học các kỹ năng cần thiết liên quan và trước khi quyết định điều gì phải có thời gian suy nghiệm nghiêm túc. 
Giải quyết: Tìm công việc khác để tiết kiệm tiền trả nợ trước (từ 1 đến 2 năm). Trong thời gian đó học thêm các kiến thức cần thiết. Tha thứ cho bản thân. Cố gắng tiến về phía trước. 
Hành động phân tích rõ ràng như vậy là một kỹ thuật tâm lý với bộ não. Khi nó thấy được mọi thứ logic, có cơ sở và tìm ra được giải pháp, nó sẽ cảm thấy giảm áp lực, đồng thời cũng bình tĩnh hơn để nhìn nhận tích cực.
Sẽ rất khó nếu mọi thứ đều ở trong não như một mớ suy nghĩ rối rắm không đầu không cuối. Cứ tập phân tích ra giấy viết, bạn sẽ dần dần cảm thấy mọi thứ đều có cách giải quyết, làm sai rồi mới biết đâu là làm đúng, và nâng cao được niềm tin vào bản thân hơn. 
Đây là một sự luyện tập cần thời gian, bạn hãy kiên trì và cố gắng nhé. 

Bạn luôn nghĩ mình luôn đúng và 0 nghĩ mình sai, nhưng mình nghĩ bạn lên chấp nhận sự thất bại, nói cho cùng thất bại sẽ là 1 bước đạp cho sự thành công, bạn cứ phải thử cái gì đó cứ làm đi làm lại bạn sẽ thành công, thì bạn sẽ 0 nghi ngờ bản thân

Bạn hay tin tưởng bản thân nhé