Làm sao để phân biệt lo âu và trầm cảm?

  1. Tâm lý học

Dạo này mình rất khó tập trung, khó ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú với các hoạt động từng được yêu thích trước đây. Không biết là do mình cảm thấy áp lực với công việc nên có triệu chứng lo âu hay là dấu hiệu của trầm cảm nữa :(((

Từ khóa: 

tâm lý học

Chào bạn, lo âu và trầm cảm có những biểu hiện khá giống nhau, thế nhưng đây là 2 trạng thái tâm lý hoàn toàn khác nhau.

Lo âu là một cảm giác lo lắng thường trực. Nó có thể tự xuất hiện hoặc được kích hoạt bởi các sự kiện hay những yếu tố cụ thể khác. Dấu hiệu thể chất của lo âu thường bao gồm khó thở và cơ bắp căng thẳng. Những người có rối nhiễu lo âu đôi khi trải qua các cơn hoảng loạn với các biểu hiện: tim đập nhanh và chóng mặt.

Trầm cảm là nỗi buồn kéo dài hoặc mất hứng thú trong các hoạt động thú vị trước đây. Nó được đặc trưng bởi tình trạng năng lượng thấp, cảm giác giá trị bản thân thấp, và đôi khi có ý nghĩ tự tử.

Các triệu chứng chồng chéo giữa lo âu và trầm cảm thường có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ, rối nhiễu lo âu có thể khiến một người ngừng thực hiện một hoạt động hoặc rút lui khỏi môi trường xã hội. Điều này bình thường bởi vì đối với họ những trải nghiệm đó có thể kích hoạt cơn hoảng loạn. Trầm cảm cũng có thể khiến ai đó thu mình lại theo cách tương tự. Trong trường hợp trầm cảm, biểu hiện thu mình lại có thể là do mất hứng thú với hoạt động này.

Mệt mỏi hoặc mất năng lượng là các triệu chứng thường liên quan đến trầm cảm. Nhưng lo âu cũng có thể gây mất năng lượng, và có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức. Sự mệt mỏi này thường được gây ra bởi các kiểu suy nghĩ lo lắng, suy nghĩ ám ảnh hoặc nghĩ ngợi miên man. Trong trường hợp trầm cảm, mất năng lượng có thể xảy ra như là một triệu chứng chính.

Chúc bạn sớm vượt qua giai đoạn này nhé!

Cả hai vấn đề trên đều có thể khiến người bệnh né tránh xã hội hoặc thay đổi mức độ hoạt động. Những triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cần có những cách tiếp cận khác nhau có thể để xác định các nguyên nhân của vấn đề.

Trả lời

Chào bạn, lo âu và trầm cảm có những biểu hiện khá giống nhau, thế nhưng đây là 2 trạng thái tâm lý hoàn toàn khác nhau.

Lo âu là một cảm giác lo lắng thường trực. Nó có thể tự xuất hiện hoặc được kích hoạt bởi các sự kiện hay những yếu tố cụ thể khác. Dấu hiệu thể chất của lo âu thường bao gồm khó thở và cơ bắp căng thẳng. Những người có rối nhiễu lo âu đôi khi trải qua các cơn hoảng loạn với các biểu hiện: tim đập nhanh và chóng mặt.

Trầm cảm là nỗi buồn kéo dài hoặc mất hứng thú trong các hoạt động thú vị trước đây. Nó được đặc trưng bởi tình trạng năng lượng thấp, cảm giác giá trị bản thân thấp, và đôi khi có ý nghĩ tự tử.

Các triệu chứng chồng chéo giữa lo âu và trầm cảm thường có nguồn gốc khác nhau. Ví dụ, rối nhiễu lo âu có thể khiến một người ngừng thực hiện một hoạt động hoặc rút lui khỏi môi trường xã hội. Điều này bình thường bởi vì đối với họ những trải nghiệm đó có thể kích hoạt cơn hoảng loạn. Trầm cảm cũng có thể khiến ai đó thu mình lại theo cách tương tự. Trong trường hợp trầm cảm, biểu hiện thu mình lại có thể là do mất hứng thú với hoạt động này.

Mệt mỏi hoặc mất năng lượng là các triệu chứng thường liên quan đến trầm cảm. Nhưng lo âu cũng có thể gây mất năng lượng, và có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức. Sự mệt mỏi này thường được gây ra bởi các kiểu suy nghĩ lo lắng, suy nghĩ ám ảnh hoặc nghĩ ngợi miên man. Trong trường hợp trầm cảm, mất năng lượng có thể xảy ra như là một triệu chứng chính.

Chúc bạn sớm vượt qua giai đoạn này nhé!

Cả hai vấn đề trên đều có thể khiến người bệnh né tránh xã hội hoặc thay đổi mức độ hoạt động. Những triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cần có những cách tiếp cận khác nhau có thể để xác định các nguyên nhân của vấn đề.

Bạn k cần phân biệt hay phân tích những thứ " độc hại " quá sâu đâu ạ. Chỉ cần nhận ra khi cuộc sống có quá nhiều chuyện áp lực và khiến bạn bực bội - điều đó có nghĩa bạn cần phải dừng lại, siêng cầu nguyện nhiều hơn ( cầu nguyện ở đây là phải cầu nguyện vs thần linh thượng đế hay ông bà ...) và phải biết tiết chế cảm xúc dữ dội của mình khi mình muốn phát biểu và bày tỏ một cảm xúc vui buồn nào đó với người ddối diện. Hãy vui vẻ và những chuyện quá nặng nề hãy đơn giản hoá nó và thôi nghĩ nhiều về điều đó thôi nghĩ nh về điều bạn ghét, thôi nói xấu phán xét 1 ai đó bất kì, khi bạn chỉ nghĩ thôi nó cũng đủ độc hại rồi, nên đã là điều " toxic"  thì đừng nói - nghĩ rồi quên đi. Hãy tập chia sẻ chút ít vs ngthan bạn bè trong cuộc sống - những ng dù có đầy khuyết điểm nhưng họ vẫn thương bạn. Vậy là đủ ạ! Cố gắng lạc quan nhất💓 bạn nhé ❤️💋

Chào bạn, mình nghĩ bạn có thể chú ý đến ngọn nguồn của vấn đề là "cảm thấy áp lực với công việc".

Khi biết chính xác nguyên nhân thì bạn có thể giải quyết nó theo nhiều cách, ví dụ như xin nghỉ phép, giảm giờ làm hoặc cân nhắc thay đổi công việc nếu cần thiết. Giải quyết đúng và trúng chỗ sẽ giúp bạn tìm lại được sự cân bằng cho bản thân.

Chúc bạn sớm tìm lại niềm vui sống.