Làm sao để sơ cứu nếu đột nhiên gặp người bị đột quỵ ngay trước mặt?

  1. Sức khoẻ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Mình search trên mạng thì thấy có các nguyên tắc này khá hay. Trước hết để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ trước mặt thì có thể dựa vào quy tắc FAST hoặc BEFAST theo hình dưới đây:

20190610_175021_280869_dot-quy.max-1800x1800
20190610_175052_271017_dot-quy-2.max-1800x1800

Sau khi đã xác định người trước mặt bị đột quỵ, khi sơ cứu thì lưu ý những điều sau:

Cần gọi người trợ giúp để ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn như hình trên.

20190610_175311_423161_dot-quy-3.max-1800x1800

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

Nguồn tham khảo: Website chính thức của bệnh viện Vinmec

Trả lời

Mình search trên mạng thì thấy có các nguyên tắc này khá hay. Trước hết để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ trước mặt thì có thể dựa vào quy tắc FAST hoặc BEFAST theo hình dưới đây:

20190610_175021_280869_dot-quy.max-1800x1800
20190610_175052_271017_dot-quy-2.max-1800x1800

Sau khi đã xác định người trước mặt bị đột quỵ, khi sơ cứu thì lưu ý những điều sau:

Cần gọi người trợ giúp để ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn như hình trên.

20190610_175311_423161_dot-quy-3.max-1800x1800

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

Nguồn tham khảo: Website chính thức của bệnh viện Vinmec

Những điều nên làm

Ngay khi phát hiện thấy ai đó có biểu hiện giống như đột quỵ hãy nhanh chóng để gọi tổng đài cấp cứu 115. Bạn cũng nên thông báo với người trực tổng đài rằng ‘Tôi nghĩ là có người đang bị đột quỵ’. Nếu chính bạn đang có triệu chứng đột quỵ mà không thể gọi điện thoại hãy nhờ người khác liên hệ giúp. Bạn cần giữ bình tĩnh nhất có thể trong khi chờ đợi sự giúp đỡ khẩn cấp.

Tiếp theo đó là, kiểm tra xem người bị đột quỵ đang còn tỉnh hay đã ngất xỉu. Cần giữ tập trung và hành động nhanh chóng.


1. Sơ cứu trong trường hợp người bị đột quỵ còn tỉnh

Nếu họ vẫn còn tỉnh táo hãy đảm bảo họ đang ở trong tư thế an toàn, thoải mái. Tốt nhất là bạn nên để họ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngẩng lên khoảng 30 độ và hỗ trợ trong trường hợp họ nôn.

Hãy trấn an người bị đột quỵ để họ bình tĩnh hơn.

Đồng thời che cơ thể bằng một tấm chăn bởi vì lạnh có thể khiến cho cơn đột quỵ trầm trọng hơn.

Nếu người đó có bị tê liệt ở bất kì tay hay chân nào thì hãy tránh di chuyển chúng.

2. Sơ cứu trong trường hợp người bị đột quỵ đã ngất xỉu

Hãy hãy kiểm tra mạch đập và nhịp thở của người bị đột quỵ. Nếu bạn thấy mạch yếu hoặc không thấy họ thở thì hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR – bao gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo) trong khi chờ xe cứu thương đến.

Nới lỏng quần áo, chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ để họ dễ thở hơn. Nếu bạn không biết hô hấp nhân tạo hãy nhờ tổng đài viên để họ hướng dẫn bạn cách thực hiện trong lúc chờ xe cấp cứu tới.

Bạn cần phải quan sát chi tiết từng biểu hiện của người bệnh trong khi chờ xe cứu thương đến. Nếu bạn biết rõ về tiền sử bệnh tật của họ như là tình trạng cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường hay họ đang sử dụng bất kì một loại thuốc nào đó hãy khai báo tất cả với bác sỹ. Điều này là cần thiết và quan trọng để giúp các chuyên gia y tế phán đoán trước tình hình và có kế hoạch điều trị phù hợp. Bởi người bị đột quỵ sẽ không thể giao tiếp trong lúc này.


Những điều không nên làm

1. Để người đột quỵ đi ngủ hoặc nói chuyện với họ

Những người sống sót sau đột quỵ thường nói rằng họ cảm thấy rất buồn ngủ khi đột quỵ xảy ra. Rất nhiều bệnh nhân kể lại rằng họ đã đi ngủ vài giờ trước khi đến bệnh viện vì họ mệt mỏi. Nhưng thời gian là điều cốt yếu trong công tác cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Bạn không nên để họ đi ngủ mà thay vào đó cần giữ cho họ tỉnh táo và gọi cấp cứu.

Nếu họ đang ngồi hoặc đứng khi đang trong cơn đột quỵ thì nên để họ nằm xuống, nghiêng một bên với tư thế cao đầu đầu 30 độ. Tư thế này giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu họ đã ngã cũng không nên di chuyển họ lên giường hoặc đặt tại vị trí khác.

Cuối cùng là cho dù nạn nhân có thể cố gắng nói chuyện với bạn như thế nào đi chăng nữa thì cũng đừng để họ nói.

2. Cho họ thuốc, thức ăn hoặc đồ uống

Có 2 loại đột quỵ chính là:


Đột quỵ xuất huyết: gây ra bởi một mạch máu bị vỡ khiến thiếu máu cung cấp lên não

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: gây ra bởi cục máu đông trong mạch máu làm tắc tuần hoàn não, làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu.

Nếu thấy người bị đột quỵ bạn không nên cho họ uống aspirin (thuốc chống tiểu cầu dùng cho trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ) hay bất kể loại thuốc nào khác. 80% các trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, 20% còn lại thường là đột quỵ do xuất huyết. Nếu như bạn không biết được bệnh nhân đang bị loại đột quỵ nào thì đừng tự ý cho họ uống asprin hay bất kể loại thuốc nào khác vì bạn có thể làm cho tình trạng thêm nguy kịch hơn.

Hơn nữa, bạn cũng không nên cho người bị đột quỵ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong lúc chờ đợi cấp cứu. Bởi đôi khi cơn đột quỵ thường gây ảnh hưởng tới khả năng nhai và nuốt của nạn nhân, ăn uống lúc này có thể gây nghẹn hoặc ngạt đường thở vì thức ăn không thể trôi qua cổ họng được.

3. Tự ý lái xe tới bệnh viện

Có vẻ như bạn tưởng rằng nếu chủ động đưa bệnh nhân đi bệnh viện hoặc bản thân mình tự lái xe tới bệnh viện (trong trường hợp chính bạn bị đột quỵ) có thể là cách nhanh chóng để cấp cứu mà không cần chờ đợi xe cứu thương. Tuy nhiên, khi bạn làm như vậy tình trạng của bệnh nhân có thể trở nên tồi tệ hơn. Đột quỵ có thể làm giảm khả năng lái xe an toàn do mất bình tĩnh và khả năng nhận thức. Bạn nên để các chuyên gia chăm sóc y tế thực hiện điều này, bởi họ được trang bị kiến thức và các trang bị y tế khác để xử lý với tình huống bất ngờ và hỗ trợ cứu sống nạn nhân trên đường đi cấp cứu.


KẾT LUẬN

Nếu sơ cứu đúng cách bạn có thể giúp một người đang bị đột quỵ hoặc tai biến vượt qua khỏi nguy cơ tử vong và giảm thiểu biến chứng sau đột quy. Chính vì thế hướng dẫn trên đây là những kỹ năng mà nhiều người cần phải có để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhất là khi gia đình bạn có người cao tuổi hoặc tiền sử bị đột quỵ.

Theo tài liệu từ trang binhannano.vn


Minh nghĩ Bị nghẹn cũng khá là nguy hiểm,nhất là đối với trẻ nhỏ,cũng nên có những cách để phát hiện sớm để cứu chữa kịp thời