Làm sao để thay đổi giọng nói?

  1. Kỹ năng mềm

top-6-ung-dung-thay-doi-giong-noi-cuc-hai-huoc-tren-dien-thoai-9


Giọng nói và âm điệu mà ta phát ra có vai trò rất lớn trong việc tiếp xúc, gặp gỡ với người khác. Công việc nào cũng cần đến thuyết trình và giao tiếp, thế có cách nào để thay đổi giọng nói trông nhẹ nhàng và thanh thoát hơn không?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Luyện giọng chứ có gì đâu nhỉ. Mình thì giọng nghe đớ đớ, nhưng trước nghe có bác đọc truyện trên radio FM, giọng hay quá, mình tập nói theo, dần cách nói cũng từa tựa vậy. Bình thường thì vẫn là giọng hàng ngày, nhưng khi cần là có thể đổi giọng để thuyết trình hay kể chuyện,...
Nói chung luyện giọng là đc, ca sỹ còn luyện đc mà. Cách mình luyện là cứ nghe và bắt chước theo từ âm điệu đến cách nói, lâu dần là đc.
Trả lời
Luyện giọng chứ có gì đâu nhỉ. Mình thì giọng nghe đớ đớ, nhưng trước nghe có bác đọc truyện trên radio FM, giọng hay quá, mình tập nói theo, dần cách nói cũng từa tựa vậy. Bình thường thì vẫn là giọng hàng ngày, nhưng khi cần là có thể đổi giọng để thuyết trình hay kể chuyện,...
Nói chung luyện giọng là đc, ca sỹ còn luyện đc mà. Cách mình luyện là cứ nghe và bắt chước theo từ âm điệu đến cách nói, lâu dần là đc.
Nói bên ngoài là 1 chuyện nhưng khi nói trên micro thì nó lại phát ra âm điệu khác. Nhiều người cứ thắc mắc sao nói bên ngoài êm dịu như thế nhưng khi nói qua micro thì âm thanh lại chói tai. 
   Đừng lo. Có 1 cách luyện tập như sau. Bạn cần có 1 cái đài và 1 cái máy ghi âm. Bạn nên nghe phát thanh viên trên đài FM nói. Sau đó, cố gắng phát âm theo ngữ điệu đó, ngắt nhịp đúng chỗ và lấy 1 cái máy ghi âm, thu giọng mình vào. Tiếp đến, bạn phát lại đoạn văn mình vừa đọc. Cảm thấy thiếu hụt chỗ nào thì sửa. Nói đi nói lại nhiều lần sẽ quen thôi. 

Mình thấy bạn nên nói là "luyện" thì hợp hơn là "thay đổi".

Mình cũng đang luyện giọng nói ấm và trong hơn, bạn có thể tham khảo các cách sau nhé:

  1. Nói chậm lại

Bước đầu tiên để luyện giọng nói to rõ ràng là kiểm soát tốc độ diễn thuyết. Khi bạn nói chậm lại,

giọng nói sẽ có sức mạnh và quyền lực hơn – nhờ thế, người nghe sẽ có cơ hội tiếp thu và suy ngẫm kỹ hơn những gì bạn nói. Một giọng nói toát lên sự tự tin sẽ khiến lời nói có “trọng lượng" hơn hån.

Nếu để ý, hẳn bạn sẽ thấy: Những chuyên gia diễn thuyết thường nói chậm, phát âm rõ ràng và tự tin khi thể hiện bản thân trước đám đông. Nói quá nhanh sẽ khiến âm vực của bạn tăng lên, âm thanh phát ra sẽ rè, cao và nghe giống “trẻ con" hơn. Điều này - vô hình chung - sẽ làm giảm đi tác động của lời nói và khả năng ảnh hưởng đến khán giả. Hệ quả là người nghe sẽ có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng/giá trị của những điều bạn chia sẻ.

2. Thực hành các bài tập luyện giọng nói

Giọng nói cũng giống như cơ bắp - nếu được luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở nên hoàn thiện và mạnh mẽ hơn.

Nhiều người xuất phát điểm có giọng nói rất bình thường - thế nhưng, thông qua luyện tập thường xuyên và kiên trì mỗi ngày, họ đã có thể cải thiện giọng nói trở nên tự tin, truyền cảm hơn.

Ví dụ, bạn có thể học thuộc lòng một đoạn thơ - sau đó đọc đi đọc lại trong lúc di chuyển/lái xe.

Trong khi đọc thơ, hãy tưởng tượng như thể bạn đang phát biểu trên sân khấu, trước hàng ngàn khán giả

3. Ghi âm và lắng nghe lại giọng nói

Nếu bạn muốn luyện giọng nói rõ ràng và truyền cảm, hãy thử thu âm một đoạn thơ/trích đoạn trong vở kịch; sau đó nghe đi nghe lại nhiều lần để tìm cách cải thiện phát âm, nhịp độ và phương pháp truyền tải nội dung.

4. "Tua lại" các cuộc nói chuyện trên điện thoại

Một phương pháp cải thiện giọng nói khác là ghi âm lại các cuộc nói chuyện trên điện thoại. Cứ sau mỗi lần nghe lại giọng nói của mình, bạn sẽ nhận ra những điểm mới giúp cải thiện khả năng phát âm và truyền tải tốt hơn cho những lần thuyết trình tiếp theo.

Thả hồn cho cảm xúc, sức mạnh và năng lượng "tan chảy" vào từng câu chữ. Cố gắng nói thật chậm để kiểm soát được tốc độ nhấn nhá, ngắt nghỉ. Khi thay đổi điểm nhấn ở từng câu, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt về mặt ý nghĩa của câu nói

5. Tập trung vào những khoảng lặng

Mức độ kịch tính và “sức nặng" của một bài phát biểu xuất phát từ những khoảng lặng - khi diễn giả chuyển đổi giữa các phần nội dung. Để tăng thêm sức mạnh cho phần trình bày, bạn có thể sử dụng

4 loại tạm dừng:

  • Tạm dừng giác quan (Sense Pause): Sử dụng khi cần khán giả tiếp thu thông tin mới và bắt kịp với bạn.
  • Tạm dừng kịch tính (Dramatic Pause): Sử dụng khi cần tạo điểm nhấn trong tâm trí người nghe.
  • Tạm dừng nhấn mạnh (Emphatic Pause): Sử dụng khi cần nhấn mạnh một điểm quan trọng.
  • Tạm dừng khi hoàn thành câu (Sentence-Completion Pause): Sử dụng để phát biểu/trích dẫn một câu thoại mà mọi người đều quen thuộc, sau đó để khán giả trả lời cho bạn.

Bên cạnh đó bạn có thể học Cách nói giọng bụng nhé. Mình cung đang tập nhưng thấy khi nói bằng giọng bụng thì giọng mình hay hơn rất nhiều đó

https://cdn.noron.vn/2022/04/10/40891116812368885-1649566888.jpg

Khó lắm đó, và có lẽ bạn phải thực sự muốn thay đổi , cải thiện giọng nói của mình cơ. Mà cũng tùy vào ngành, công việc yêu cầu giọng nói của bạn như nào ý. Như giọng của mình rất oke để đọc thông báo, hay là đọc phát thanh nhưng khi mình đi làm sale thì ôi thôi, không để đâu cho hết luôn. Giọng làm sale bạn phải có ngữ điệu, nhấn nhá và tạo được cảm xúc cho khách hàng trong một cuộc điện thoại, và như cái đó thì mình chịu.Nói chung rèn được cho mình khả năng nói năng lưu loát là một điều tốt, và bạn nên dành thời gian cho nó, và hãy nhớ là đừng e ngại giọng của mình nhé, phần lớn thời gian bạn sẽ nghe nó nói đó, nên hãy làm quen dần là vừa :>

Màu giọng thì rất khó thay đổi, nó là tự nhiên của mỗi ng, nhưng các vấn đề về phát âm mình hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện. B theo dõi các video luyện giọng trên tiktok của một số trung tâm luyện giọng rồi tập theo cũng cải thiện dk kha khá đó. Nếu có thời gian và kinh tế nên đi học một số lớp luyện giọng để tiếp thu kiến thức nền sau đó tự tập tại nhà. Chỉ học vài khóa ko thể làm giọng của bạn hay hơn ngay lập tức. T cũng đã từng học qua 1-2 khóa luyện giọng để biết dk mình sai ở đâu, cần sửa gì và vẫn cải thiện dần dần qua từng năm.

Học một khóa làm MC =]]] mấy chị MC đám cưới giọng nó ngọt gì đâu á

Trong yoga có bài tập để có giọng nói tốt hơn, hát cũng hay hơn. Gôgle hoặc tìm thầy yoga giỏi hỏi nhé, chứ trung tâm yoga giờ toàn tập vóc dáng thôi
Tự ghi âm, nghe lại rồi sửa dần. Lên Youtube xem các video chỉ cách luyện giọng, luyện hơi... Còn đầu tư hơn thì đăng ký một khoá học lồng tiếng.