Làm sao để từ chối những công việc lặt vặt cá nhân sếp nhờ?

  1. Kỹ năng mềm

Dạo này sếp mình rất hay nhờ mình làm những việc lặt vặt tủn mủn, mà không phục vụ cho công việc của công ty mà phục vụ cho mục đích cá nhân của sếp. Chẳng hạn đi mua giùm anh ý cái này cái nọ, chuyển giùm cái này cái kia,... Nghĩ thì việc cũng không có gì nhưng để làm xong thì cũng mất thời gian của mình. Tần suất nhờ vả kiểu này có vẻ ngày càng nhiều vì cơ bản mình làm mọi thứ khá nhanh gọn giúp sếp. Nhưng mình không muốn làm nữa vì nó cứ tốn thời gian của mình trong khi những công việc khác vẫn phải đảm bảo. Mình nên từ chối khéo với sếp thế nào khi bị nhờ những việc này?

Từ khóa: 

cách từ chối

,

kỹ năng mềm

Mình xin chia sẻ một số CÁCH GIẢI QUYẾT thông qua 5 tình huống bạn hay gặp với cấp trên:

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng sếp xuất hiện trên trái đất này chỉ để gây rắc rối cho bạn? Đừng quá bi quan như vậy, rắc rối với sếp, dù có hóc búa đến đâu cũng có cách hóa giải.

*Tình huống số 1: Bạn không phải là một trợ lý, nhưng sếp lại liên tục nhờ bạn dọn dẹp văn phòng, sắp xếp đồ đạc, quần áo và những việc lặt vặt tương tự.

Cách giải quyết: Thẳng thắn đề xuất việc được dành nhiều thời gian hơn cho các dự án quan trọng. Khéo léo nhắc sếp rằng bạn còn một đống công việc phải làm, “Anh ạ, em còn 3 bản báo cáo phải hoàn tất. Để em hoàn thành xong rồi dọn phòng được không?”. Chắc chắn sếp sẽ hiểu ý bạn thôi.

Cách giải quyết: Đừng nhịn và “ngậm tăm” trong lòng. Một lúc nào đó thân tình gần gũi, hãy tâm sự với sếp rằng đôi khi những lời quát nạt của sếp làm bạn xấu hổ. Hỏi sếp xem có vấn đề gì ở bạn mà sếp không hài lòng và đề xuất hướng khắc phục.

*Tình huống số 2: Bạn phải “ôm” hết việc của bạn và việc của sếp trong khi sếp đang đung đưa trên ghế buôn chuyện với ông bạn thân. Đến khi thuyết trình về dự án với cấp trên, sếp lại “hớt tay trên” mọi công lao của bạn.

Cách giải quyết: Có 2 cách để được công nhận những đóng góp của bạn dù sếp từ chối đưa ra tên của bạn trong các dự án hay đề tài hấp dẫn nào đó. Một là thỉnh thoảng nhắc đến sự tham gia của bạn trong các cuộc họp với cấp trên. Hai là giúp cấp trên biết các công việc bạn đã làm bằng cách liệt kê chúng vào sổ công việc hàng ngày của bạn.

*Tình huống số 3: Sếp thường có những hành vi chòng ghẹo, trêu chọc bạn nhưng theo một cách rất kín đáo, người ngoài khó có thể nhận ra.

Cách giải quyết: Cương quyết, đứng đắn và giữ khoảng cách an toàn khi ở cạnh sếp. Tránh cợt nhả đùa theo những câu đùa “có tình” của sếp. Chỉ vào phòng riêng của sếp khi phải bàn chuyện công việc. Nếu sếp cố tình, hãy thẳng thắn nói rằng hành vi của sếp khiến bạn chểnh mảng trong công việc và khiến bạn cảm thấy sếp thiếu đứng đắn. Tìm người đồng cảnh ngộ trong công ty (nếu sếp bạn có tính đó thì chắc chắn không phải mỗi mình bạn là nạn nhân) để tìm cách ứng phó.

*Tình huống số 4: Bạn nhận được tiền thưởng hàng năm và vô cùng hụt hẫng khi nhận ra nó thấp hơn nhiều so với những gì mà sếp đã hứa hẹn.

Cách giải quyết: Ở đây có thể có sự hiểu lầm, vì vậy hãy nói chuyện với sếp trước khi vội vàng đưa ra bất kỳ một kết luận gì. Nếu sếp đưa ra được một lý do hợp lý như công ty đang gặp khó khăn về tài chính, tất cả các nhân viên khác cũng đều nhận khoản tiền thưởng thấp hơn mong đợi, thì tốt nhất là bạn hãy bỏ qua sự “nói lời chẳng giữ lấy lời” của sếp.

*Tình huống số 5: Bạn nghi ngờ sếp có những vụ kinh doanh mờ ám và bất hợp pháp

Cách giải quyết: Đây là một tình huống mà không phải lúc nào bạn cũng nên đối mặt trực tiếp. Chỉ thông báo với cấp trên khi bạn chắc chắn rằng có đủ đồng minh và chứng cứ. Nếu cảm thấy những mờ ám của sếp có dây dưa với cả một “bộ sậu” trong công ty thì tốt nhất là bạn nên kín đáo im lặng và rút lui.

Trả lời

Mình xin chia sẻ một số CÁCH GIẢI QUYẾT thông qua 5 tình huống bạn hay gặp với cấp trên:

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng sếp xuất hiện trên trái đất này chỉ để gây rắc rối cho bạn? Đừng quá bi quan như vậy, rắc rối với sếp, dù có hóc búa đến đâu cũng có cách hóa giải.

*Tình huống số 1: Bạn không phải là một trợ lý, nhưng sếp lại liên tục nhờ bạn dọn dẹp văn phòng, sắp xếp đồ đạc, quần áo và những việc lặt vặt tương tự.

Cách giải quyết: Thẳng thắn đề xuất việc được dành nhiều thời gian hơn cho các dự án quan trọng. Khéo léo nhắc sếp rằng bạn còn một đống công việc phải làm, “Anh ạ, em còn 3 bản báo cáo phải hoàn tất. Để em hoàn thành xong rồi dọn phòng được không?”. Chắc chắn sếp sẽ hiểu ý bạn thôi.

Cách giải quyết: Đừng nhịn và “ngậm tăm” trong lòng. Một lúc nào đó thân tình gần gũi, hãy tâm sự với sếp rằng đôi khi những lời quát nạt của sếp làm bạn xấu hổ. Hỏi sếp xem có vấn đề gì ở bạn mà sếp không hài lòng và đề xuất hướng khắc phục.

*Tình huống số 2: Bạn phải “ôm” hết việc của bạn và việc của sếp trong khi sếp đang đung đưa trên ghế buôn chuyện với ông bạn thân. Đến khi thuyết trình về dự án với cấp trên, sếp lại “hớt tay trên” mọi công lao của bạn.

Cách giải quyết: Có 2 cách để được công nhận những đóng góp của bạn dù sếp từ chối đưa ra tên của bạn trong các dự án hay đề tài hấp dẫn nào đó. Một là thỉnh thoảng nhắc đến sự tham gia của bạn trong các cuộc họp với cấp trên. Hai là giúp cấp trên biết các công việc bạn đã làm bằng cách liệt kê chúng vào sổ công việc hàng ngày của bạn.

*Tình huống số 3: Sếp thường có những hành vi chòng ghẹo, trêu chọc bạn nhưng theo một cách rất kín đáo, người ngoài khó có thể nhận ra.

Cách giải quyết: Cương quyết, đứng đắn và giữ khoảng cách an toàn khi ở cạnh sếp. Tránh cợt nhả đùa theo những câu đùa “có tình” của sếp. Chỉ vào phòng riêng của sếp khi phải bàn chuyện công việc. Nếu sếp cố tình, hãy thẳng thắn nói rằng hành vi của sếp khiến bạn chểnh mảng trong công việc và khiến bạn cảm thấy sếp thiếu đứng đắn. Tìm người đồng cảnh ngộ trong công ty (nếu sếp bạn có tính đó thì chắc chắn không phải mỗi mình bạn là nạn nhân) để tìm cách ứng phó.

*Tình huống số 4: Bạn nhận được tiền thưởng hàng năm và vô cùng hụt hẫng khi nhận ra nó thấp hơn nhiều so với những gì mà sếp đã hứa hẹn.

Cách giải quyết: Ở đây có thể có sự hiểu lầm, vì vậy hãy nói chuyện với sếp trước khi vội vàng đưa ra bất kỳ một kết luận gì. Nếu sếp đưa ra được một lý do hợp lý như công ty đang gặp khó khăn về tài chính, tất cả các nhân viên khác cũng đều nhận khoản tiền thưởng thấp hơn mong đợi, thì tốt nhất là bạn hãy bỏ qua sự “nói lời chẳng giữ lấy lời” của sếp.

*Tình huống số 5: Bạn nghi ngờ sếp có những vụ kinh doanh mờ ám và bất hợp pháp

Cách giải quyết: Đây là một tình huống mà không phải lúc nào bạn cũng nên đối mặt trực tiếp. Chỉ thông báo với cấp trên khi bạn chắc chắn rằng có đủ đồng minh và chứng cứ. Nếu cảm thấy những mờ ám của sếp có dây dưa với cả một “bộ sậu” trong công ty thì tốt nhất là bạn nên kín đáo im lặng và rút lui.