Làm sao để vượt qua khủng hoảng tuổi 35?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Câu hỏi được gộp với Bạn đã vượt qua giai đoạn "Khủng hoảng tuổi trung niên" như thế nào?

Nếu mọi phương diện đều tốt, chỉ cần lăn lộn 10 năm, rất nhiều người có thể làm lên đến cấp quản lý trong công ty. Trên là kì vọng của ông chủ, dưới là ánh nhìn mong đợi của các sinh viên đại học vừa tốt nghiệp đang kề vai sát cánh cùng mình. Trách nhiệm gia đình, trên già dưới trẻ, rất khó để họ có đủ can đảm từ bỏ công việc mà mình đang quen thuộc, cứ như vậy tự nhiên sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Mặt khác, ở công ty làm việc và cống hiến đã bao nhiêu năm như vậy rồi, chẳng ai biết rằng liệu sau khi rời đi mình có còn có khả năng duy trì được vị trí cũng như tiền lương như hiện tại không, cũng rất khó để mọi người có thể vượt ra khỏi vùng an toàn, thoải mái hiện tại của mình. Có người nói tuổi 35 là một "hố ga" của cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người xuống dốc ở độ tuổi này. Nhưng nếu bạn có 3 loại năng lực dưới đây thì bạn sẽ tích lũy được cho mình một lượng vốn giúp bạn leo tiếp con dốc sự nghiệp, thậm chí còn có thể mở ra một con đường mới cho bạn.

1. Bản lĩnh độc lập, năng lực ứng biến là một kĩ năng sinh tồn cần thiết nơi công sở. Bất kể là ở đâu, chỉ cần có người thì nơi đó chính là giang hồ, nơi có giang hồ chính là nơi người người đố kị, không tin tưởng lẫn nhau, nơi làm việc cũng phải là ngoại lệ. Ai mà chưa từng gặp phải chuyện khiến mình ấm ức ở nơi làm việc, không từng phải gặp những trắc trở trên con đường thăng tiến, nhưng lấy việc nghỉ việc ra để giải quyết khó khăn, đó không phải là bản lĩnh, có năng lực ứng biến đó mới chính là bản lĩnh.Muốn lăn lội được ở nơi làm việc một cách lâu dài, nhất định phải rèn được cho mình bản lĩnh độc lập và kĩ năng ứng biến, tự mình giải quyết sự việc.

2. Nhân cách tốt nơi làm việc, tấm kim bài cho tương lai của bạn sau nàyNơi làm việc là một xã hội thu nhỏ, rất khó có thể tránh được sự đấu đá, nhưng chẳng ai có thể biết tương lai rồi sẽ ra sao, hôm nay đắc ý không có nghĩa là ngày mai bạn sẽ có thể tiếp tục đắc ý như vậy, hôm nay không thành công cũng ko nói lên rằng bạn mãi mãi không thể lật ngược ván cờ.Vậy ở nơi làm việc, một người có nhân phẩm tốt là một người như thế nào?Nơi làm việc không phải là ngôi nhà tình bạn, chúng ta không thể làm bạn với tất cả các đồng nghiệp. Ở đây, chúng ta cũng không nhất thiết phải làm những người quá tốt, không dám nói câu từ chối, nhưng nhất định phải làm được những việc sau:Bất cứ lúc nào cũng không được dẫm lên người khác để lên được vị trí cao hơn, không được khinh thường người khác, không được đánh mất nguyên tắc và giá trị của bản thân.Trong quan hệ giao tiếp, nói những lời nên nói, làm những việc nên làm, lúc người khác gặp khó khăn, có thể giúp thì hãy giúp, không giúp được thì đừng can thiệp vào ngay từ đầu.Cuộc đời con người, có thăng thì cũng phải có trầm, sự nghiệp của mỗi người cũng vậy, có lúc đắc ý nhưng cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, không ai có thể bảo đảm chắc chắn rằng sự nghiệp của mình sẽ mãi mãi thăng hoa, xán lạn, nhưng có một điều chắc chắn đó là một nhân cách tốt sẽ là tấm kim bài cho tương lai của bạn.

3. Bất cứ lúc nào cũng có thể nghênh đón sự thay đổi. Xã hội này từ lâu đã không còn tồn tại cái công việc mà có thể làm suốt đời nữa rồi. Ở nơi làm việc, lúc bạn cảm thấy ổn định cũng là lúc nguy cơ tìm đến. Mình khá thích câu nói của Penelope Fitzgerald: "Tất cả những thứ bạn từng học sẽ có ích ở một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn."Đừng bao giờ đợi đến khi cuộc sống làm khó bạn mới hối hận rằng mình đã sống quá nhàn rỗi, quá an toàn trong quá khứ.Mỗi một người đều phải hiểu rõ năng lực cạnh tranh của mình là gì đồng thời thông qua quá trình học hỏi không ngừng khẳng định giá trị của bản thân. Vào những thời khắc quyết định, thứ có thể cứu bạn ra khỏi biển lửa không phải là việc bạn làm được đến chức gì trong công ty hay việc bạn dành bao nhiêu thời gian ở lại công ty làm việc mà chính là liệu rằng bạn có đủ giỏi để không bị thay thế không. Ở nơi làm việc, thứ có thể đem đến cho bạn cảm giác an toàn chính là năng lực cạnh tranh và khả năng ứng biến trong mọi tình huống. Người không chịu học hỏi và thay đổi nhất định sẽ là người đầu tiên bị đào thải.

Trả lời

Nếu mọi phương diện đều tốt, chỉ cần lăn lộn 10 năm, rất nhiều người có thể làm lên đến cấp quản lý trong công ty. Trên là kì vọng của ông chủ, dưới là ánh nhìn mong đợi của các sinh viên đại học vừa tốt nghiệp đang kề vai sát cánh cùng mình. Trách nhiệm gia đình, trên già dưới trẻ, rất khó để họ có đủ can đảm từ bỏ công việc mà mình đang quen thuộc, cứ như vậy tự nhiên sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Mặt khác, ở công ty làm việc và cống hiến đã bao nhiêu năm như vậy rồi, chẳng ai biết rằng liệu sau khi rời đi mình có còn có khả năng duy trì được vị trí cũng như tiền lương như hiện tại không, cũng rất khó để mọi người có thể vượt ra khỏi vùng an toàn, thoải mái hiện tại của mình. Có người nói tuổi 35 là một "hố ga" của cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người xuống dốc ở độ tuổi này. Nhưng nếu bạn có 3 loại năng lực dưới đây thì bạn sẽ tích lũy được cho mình một lượng vốn giúp bạn leo tiếp con dốc sự nghiệp, thậm chí còn có thể mở ra một con đường mới cho bạn.

1. Bản lĩnh độc lập, năng lực ứng biến là một kĩ năng sinh tồn cần thiết nơi công sở. Bất kể là ở đâu, chỉ cần có người thì nơi đó chính là giang hồ, nơi có giang hồ chính là nơi người người đố kị, không tin tưởng lẫn nhau, nơi làm việc cũng phải là ngoại lệ. Ai mà chưa từng gặp phải chuyện khiến mình ấm ức ở nơi làm việc, không từng phải gặp những trắc trở trên con đường thăng tiến, nhưng lấy việc nghỉ việc ra để giải quyết khó khăn, đó không phải là bản lĩnh, có năng lực ứng biến đó mới chính là bản lĩnh.Muốn lăn lội được ở nơi làm việc một cách lâu dài, nhất định phải rèn được cho mình bản lĩnh độc lập và kĩ năng ứng biến, tự mình giải quyết sự việc.

2. Nhân cách tốt nơi làm việc, tấm kim bài cho tương lai của bạn sau nàyNơi làm việc là một xã hội thu nhỏ, rất khó có thể tránh được sự đấu đá, nhưng chẳng ai có thể biết tương lai rồi sẽ ra sao, hôm nay đắc ý không có nghĩa là ngày mai bạn sẽ có thể tiếp tục đắc ý như vậy, hôm nay không thành công cũng ko nói lên rằng bạn mãi mãi không thể lật ngược ván cờ.Vậy ở nơi làm việc, một người có nhân phẩm tốt là một người như thế nào?Nơi làm việc không phải là ngôi nhà tình bạn, chúng ta không thể làm bạn với tất cả các đồng nghiệp. Ở đây, chúng ta cũng không nhất thiết phải làm những người quá tốt, không dám nói câu từ chối, nhưng nhất định phải làm được những việc sau:Bất cứ lúc nào cũng không được dẫm lên người khác để lên được vị trí cao hơn, không được khinh thường người khác, không được đánh mất nguyên tắc và giá trị của bản thân.Trong quan hệ giao tiếp, nói những lời nên nói, làm những việc nên làm, lúc người khác gặp khó khăn, có thể giúp thì hãy giúp, không giúp được thì đừng can thiệp vào ngay từ đầu.Cuộc đời con người, có thăng thì cũng phải có trầm, sự nghiệp của mỗi người cũng vậy, có lúc đắc ý nhưng cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, không ai có thể bảo đảm chắc chắn rằng sự nghiệp của mình sẽ mãi mãi thăng hoa, xán lạn, nhưng có một điều chắc chắn đó là một nhân cách tốt sẽ là tấm kim bài cho tương lai của bạn.

3. Bất cứ lúc nào cũng có thể nghênh đón sự thay đổi. Xã hội này từ lâu đã không còn tồn tại cái công việc mà có thể làm suốt đời nữa rồi. Ở nơi làm việc, lúc bạn cảm thấy ổn định cũng là lúc nguy cơ tìm đến. Mình khá thích câu nói của Penelope Fitzgerald: "Tất cả những thứ bạn từng học sẽ có ích ở một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn."Đừng bao giờ đợi đến khi cuộc sống làm khó bạn mới hối hận rằng mình đã sống quá nhàn rỗi, quá an toàn trong quá khứ.Mỗi một người đều phải hiểu rõ năng lực cạnh tranh của mình là gì đồng thời thông qua quá trình học hỏi không ngừng khẳng định giá trị của bản thân. Vào những thời khắc quyết định, thứ có thể cứu bạn ra khỏi biển lửa không phải là việc bạn làm được đến chức gì trong công ty hay việc bạn dành bao nhiêu thời gian ở lại công ty làm việc mà chính là liệu rằng bạn có đủ giỏi để không bị thay thế không. Ở nơi làm việc, thứ có thể đem đến cho bạn cảm giác an toàn chính là năng lực cạnh tranh và khả năng ứng biến trong mọi tình huống. Người không chịu học hỏi và thay đổi nhất định sẽ là người đầu tiên bị đào thải.

Với mình thì một khủng hoảng là tốt.

Có nhiều lý do gây ra khủng hoảng lắm, nhưng tựu chung là một sự ý thức về tình hình hiện tại của mình và tình hình đó không mấy tốt lắm nên mình bị "khủng hoảng".

  • Lần đầu nhận ra bản thân mình không phải con người mình đã từng nghĩ
  • Phát hiện công việc mình cống hiến chục năm nay không phải sự nghiệp của bản thân
  • Người mình nghĩ là yêu mình hoá ra là đang lợi dụng mình
  • Gia đình mình chẳng có gì tốt đẹp cả và mọi người không hề yêu thương nhau như mình nghĩ

Có nhiều nữa nhưng mà ghi vài cái để mọi người mường tượng ra thôi... Tại vì là trước giờ mình sống không có ý thức được tình hình hoặc nghĩ nó là A nhưng thực ra nó là B. Khoảnh khắc bạn nhận ra lầm tưởng của mình hoặc phát hiện ra thực tại của bản thân thì nếu nó là một ý thức quá lớn thì khủng hoảng là điều tốt. Bởi lẽ nó giúp bạn quay về với thực tế của chính mình và cuộc sống.

Thông thường khủng hoảng xảy ra bởi vì trước đây bạn tự xây lâu đài ảo tưởng, hoặc là bạn phớt lờ đi những điều xảy ra trong và ngoài bản thân, kiểu bịt tai sống qua ngày. Nên giải pháp tốt nhất khi đối diện với khủng hoảng luôn là bình tĩnh cố gắng chấp nhận tình huống trước.

Đa số mọi người nghĩ chấp nhận là đầu hàng, chưa. Chấp nhận cũng giống đầu hàng ở chỗ bạn tạm thời không nghĩ đến việc thay đổi hoàn cảnh. Nhưng chấp nhận thì chỉ chờ đến khi thấu triệt hoàn cảnh thì sẽ đưa ra giải pháp, còn đầu hàng thì không bao giờ nghĩ đến giải pháp luôn.

Giả sử bạn khủng hoảng vì đi theo 1 nghề gần chục năm và phát hiện ra mình chẳng thích gì nó đi. Thì việc đầu tiên là chấp nhận rằng những gì mình xây trong chục năm qua là điều vô ích đã. Sau khi chấp nhận được thì mới rút ra những gì mình có từ nó như những kỹ năng chuyển đổi được sang nghề khác. Hay trả lời câu hỏi vì sao mình lại đi vào nghề đó, mình không thích gì ở nó mà vẫn chịu đựng từng ấy năm trời? Rút ra được rồi thì dùng thông tin đó để tái định hướng bản thân mình sang ngành khác.

Một chuyện nữa là đa số mọi người không biết bắt đầu từ con số 0 như thế nào. Các khủng hoảng xảy ra như một lâu đài bị đánh sập, nên phải xây lại từ đầu. Chấp nhận rằng mình đã có tuổi nhưng vẫn phải học hỏi là điều hơi khó khăn với đa số mọi người. Hãy dám gạt bỏ cái tôi để học hỏi và xây dựng mọi thứ, từ mối quan hệ, gia đình, nhất là xây dựng lại nhân diện của bản thân.

Theo thời gian bạn sẽ xây lại một nền móng vững chắc hơn. Cho nên khi đã đi qua khủng hoảng, thật sự mình vẫn tin rằng, đó là 1 khoảnh khắc ý thức được nâng cao, và xét về bản chất, là cần thiết và có ý nghĩa.

Riêng về khủng hoảng danh tính cá nhân (identity crisis), mình có nhận tư vấn cho mọi người ở fanpage

Dừng Suy Nghĩ
này.

Đag trẻ con nên ko biết.hi

Qua tuổi trung niên

Mình đã vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì bằng cách sống hết tuổi teen.

Vượt qua khủng hoảng tuổi hai mươi chỉ trong một năm

Vượt qua khủng hoảng tuổi hai nhăm vội vàng để đương đầu với tuổi ba mươi

Sống sót ở tuổi ba mươi để vào trung niên

Giờ thì không vội vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên nữa, vì lúc đó sẽ phải lo tới tuổi già:P

“Khủng hoảng tuổi trung niên” là việc nam giới bận rộn vì công việc khi còn trẻ, đến 40 tuổi nhìn lại công việc và đời sống hôn nhân, đột nhiên cảm thấy nghi ngờ cuộc sống sau này, như thể mất đi phương hướng trong cuộc sống.

Nữ giới cũng có khủng hoảng tuổi trung niên chứ nhỉ? Nên toàn tâm toàn ý với gia đình hay khẳng định ngoài xã hội.

Chưa tới tuổi trung niên thì làm sao biết trả lời đây ahuhu :((

Mình xin kể lại tuổi trung niên của Phụ huynh mình

+nuôi con ăn học cho đã xong tụi nó lại không bằng con nhà người ta

+công việc thì lên xuống phải đối phó với cấp trên (cấp trên gian dối vãi)

+không dư dả gì mấy nhưng mấy thằng cu bắt đầu có bồ =)))

....

Haiz, chả biết sao cũng vượt qua dù nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết