Làm thế nào để đàm phán tốt về mức lương trong buổi phỏng vấn?

  1. Kỹ năng mềm

Đây là một trong những vấn đề quan trọng khi ứng viên đi phỏng vấn, tuy nhiên việc làm thế nào để đàm phán tốt với nhà tuyển dụng thì lại là một điều không hề dễ dàng.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

PHẦN 2:

A. Lời cảm ơn sếp khi được tăng lương, thưởng

1. Cảm ơn sếp vì đã đánh giá cao năng lực của chúng em và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của mọi người. Cảm ơn sếp vì phần thưởng mà sếp tặng cho các thành viên trong nhóm.

2. Chúng em rất biết ơn sếp vì sếp luôn công bằng và tạo động lực làm việc cho chúng em khi tăng lương cho cả team. Cảm ơn sếp rất nhiều!

3. Đối với em, chị là người lãnh đạo tuyệt vời và tốt bụng. Cảm ơn chị vì món tiền thưởng to đùng.

=> Lời cảm ơn cấp trên khi được tăng lương, thưởng ngắn gọn, súc tích, sâu sắc nhất

4. Anh luôn là người cố vấn chứ không đơn thuần là sếp của em và em muốn sếp biết rằng em rất biết ơn sếp vì đã luôn quan tâm em. Em cũng xin chân thành cảm ơn anh vì anh đã tăng lương cho em.

5. Sếp thân mến, anh là ánh nắng mặt trời cho bọn em biết con đường sự nghiệp thành công là như thế nào và chúng em muốn cho anh biết rằng anh là bí mật đằng sau bất kỳ thành tích nào của chúng em. Cảm ơn anh vì đã tăng trợ cấp và thưởng cho nhóm một món quà tuyệt vời.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/oip-1640750427.jpg

B.Lời cảm ơn khi chia tay sếp

1.Em cảm ơn sếp rất nhiều vì sếp đã dạy cho em rất nhiều điểu giúp em từng bước nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân trên con đường sự nghiệp. Em sẽ luôn nhớ đến một người sếp thân thiện và người lãnh đạo tuyệt vời như anh.

2. Anh không những là một người lãnh đạo mà còn là người bạn của chúng em. Làm việc với anh là một trải nghiệm tuyệt vời mà chúng em sẽ không bao giờ quên. Cảm ơn anh và tạm biệt anh!

3. Cảm ơn chị đã dạy cho em rất nhiều bài học hữu ích trong công việc và cuộc sống. Chúc chị luôn xinh đẹp, khoẻ mạnh và gặt hái được nhiều thành công trong công việc.

=> Đây không chỉ là một lời cảm ơn chia tay sếp hay mà còn là một lời chúc chia tay sếp chân thành và ấn tượng nhất.

4. Sếp thân mến! Làm việc với một người lãnh đạo tài giỏi như anh là một sự may mắn của chúng em. Chúng em luôn biết ơn vì anh đã luôn chỉ bảo và quan tâm mọi người. Tạm biệt anh!

5. Với em, chị luôn là một người boss thân thiện mà em có thể chia sẻ bất cứ điều gì. Thời khắc chia tay đã đến và em chỉ muốn nói rằng em rất cảm ơn chị, chúc chị thành công trong sự nghiệp. => Lời cảm ơn sếp nữ chân thành nhất

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/oip-1640750446.jpg
Trả lời

PHẦN 2:

A. Lời cảm ơn sếp khi được tăng lương, thưởng

1. Cảm ơn sếp vì đã đánh giá cao năng lực của chúng em và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của mọi người. Cảm ơn sếp vì phần thưởng mà sếp tặng cho các thành viên trong nhóm.

2. Chúng em rất biết ơn sếp vì sếp luôn công bằng và tạo động lực làm việc cho chúng em khi tăng lương cho cả team. Cảm ơn sếp rất nhiều!

3. Đối với em, chị là người lãnh đạo tuyệt vời và tốt bụng. Cảm ơn chị vì món tiền thưởng to đùng.

=> Lời cảm ơn cấp trên khi được tăng lương, thưởng ngắn gọn, súc tích, sâu sắc nhất

4. Anh luôn là người cố vấn chứ không đơn thuần là sếp của em và em muốn sếp biết rằng em rất biết ơn sếp vì đã luôn quan tâm em. Em cũng xin chân thành cảm ơn anh vì anh đã tăng lương cho em.

5. Sếp thân mến, anh là ánh nắng mặt trời cho bọn em biết con đường sự nghiệp thành công là như thế nào và chúng em muốn cho anh biết rằng anh là bí mật đằng sau bất kỳ thành tích nào của chúng em. Cảm ơn anh vì đã tăng trợ cấp và thưởng cho nhóm một món quà tuyệt vời.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/oip-1640750427.jpg

B.Lời cảm ơn khi chia tay sếp

1.Em cảm ơn sếp rất nhiều vì sếp đã dạy cho em rất nhiều điểu giúp em từng bước nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân trên con đường sự nghiệp. Em sẽ luôn nhớ đến một người sếp thân thiện và người lãnh đạo tuyệt vời như anh.

2. Anh không những là một người lãnh đạo mà còn là người bạn của chúng em. Làm việc với anh là một trải nghiệm tuyệt vời mà chúng em sẽ không bao giờ quên. Cảm ơn anh và tạm biệt anh!

3. Cảm ơn chị đã dạy cho em rất nhiều bài học hữu ích trong công việc và cuộc sống. Chúc chị luôn xinh đẹp, khoẻ mạnh và gặt hái được nhiều thành công trong công việc.

=> Đây không chỉ là một lời cảm ơn chia tay sếp hay mà còn là một lời chúc chia tay sếp chân thành và ấn tượng nhất.

4. Sếp thân mến! Làm việc với một người lãnh đạo tài giỏi như anh là một sự may mắn của chúng em. Chúng em luôn biết ơn vì anh đã luôn chỉ bảo và quan tâm mọi người. Tạm biệt anh!

5. Với em, chị luôn là một người boss thân thiện mà em có thể chia sẻ bất cứ điều gì. Thời khắc chia tay đã đến và em chỉ muốn nói rằng em rất cảm ơn chị, chúc chị thành công trong sự nghiệp. => Lời cảm ơn sếp nữ chân thành nhất

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/oip-1640750446.jpg

PHẦN 1: Kỹ năng đàm phán lương

Đàm phán lương với nhà tuyển dụng là một công việc không hề đơn giản và có ảnh hưởng lâu dài trong quá trình làm việc của mỗi người. Trừ khi bạn có "tay trong" ở công ty tương lai, nếu không có thể bạn sẽ đưa ra đề xuất mức lương quá cao hoặc quá thấp. Nếu bạn yêu cầu mức lương vượt xa so với hạn mức của công ty cho vị trí đó thì hiển nhiên là không có "cửa" để đàm phán. Vậy làm sao để đề xuất mức lương phù hợp?

Đàm phán lương với nhà tuyển dụng là một công việc không hề đơn giản và có ảnh hưởng lâu dài trong quá trình làm việc của mỗi người. Trừ khi bạn có "tay trong" ở công ty tương lai, nếu không có thể bạn sẽ đưa ra đề xuất mức lương quá cao hoặc quá thấp. Nếu bạn yêu cầu mức lương vượt xa so với hạn mức của công ty cho vị trí đó thì hiển nhiên là không có "cửa" để đàm phán. Vậy làm sao để đề xuất mức lương phù hợp? Đây là mà không phải ứng viên nào cũng có. Đây là chiêu thức có 1 0 2 cần nắm vững NẾU BẠN KHÔNG MUỐN BỊ SẾP/NGƯỜI PHỎNG VẤN "GHIM BẠN" VÔ BỤNG HỌ.

1.Kiên nhẫn

Khi phỏng vấn cho một vị trí công việc và muốn thảo luận về lương thưởng, bạn nên kiên nhẫn. Đừng đưa ra mức lương mình kỳ vọng cho đến khi nhà tuyển dụng hỏi tới. Nếu họ hỏi bạn về mức lương bạn mong muốn có nghĩa là bạn được tùy ý đề xuất dựa trên chức vụ và trách nhiệm công việc.

2. Tìm hiểu mức lương của vị trí công việc

Để đưa ra đề xuất mức lương hợp lý với vị trí công việc và bản thân có thể chấp nhận, bạn nên dành thời gian tìm hiểu trước mức lương của vị trí đó từ Internet hoặc người quen đã và đang làm công việc tương tự. Chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn biết rõ những gì mình xứng đáng được nhận trên thị trường lao động.

3. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Vì sao bạn nên làm điều này:

  • Đảm bảo bạn không “hố” khi đưa ra mức lương: Chỉ nhìn qua tin tuyển dụng, bạn sẽ không thể biết được chính xác khối lượng công việc mình sẽ đảm nhận hoặc cơ hội thăng tiến như thế nào. Vậy nên, đừng bỏ qua cơ hội này để hỏi rõ nhà tuyển dụng: chi tiết công việc là gì, quản lý bao nhiêu người, quy trình làm việc ra sao, các chế độ đãi ngộ khác

  • Kéo dài thời gian trả lời: Đôi lúc bạn sẽ hoang mang, không biết nên đưa ra con số nào là hợp lý. Vậy thì tại sao không giả vờ đặt câu hỏi ngược và tận dụng thời gian nhà tuyển dụng trả lời để suy nghĩ về mức lương bạn muốn đề xuất.

4. Cho thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn

Lương sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Cho nên, muốn thương lượng lương cao hơn, dĩ nhiên bạn phải cho họ thấy bạn có thể đem lại những giá trị gì.

Hãy tìm hiểu kĩ càng về công ty, cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển trước buổi phỏng vấn. Sử dụng

công thức của Google
để giải thích về những thành tích của bạn, cũng như cách bạn đạt được chúng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước về mức lương trên thị trường dành cho vị trí bạn đang ứng tuyển. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

5. Tránh đưa ra mức lương cụ thể

Điều này rất quan trọng. Bạn sẽ dễ deal lương hơn khi nhà tuyển dụng không biết chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong muốn của bạn.

Trong buổi phỏng vấn, nếu họ hỏi về mức lương, bạn hãy nói: “Tôi tin rằng lương không phải là vấn đề, nếu như công ty thấy tôi phù hợp. Tôi đặc biệt có hứng thú làm việc x*x tại quý công ty.”

Nếu nhà tuyển dụng vẫn kiên quyết muốn biết, bạn hãy trả lời: “Tôi sẽ cân nhắc bất kì offer nào hợp lý.” Đây là cách lịch sự nhất để tránh phải trả lời trực tiếp.

Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ buộc bạn phải nêu ra mức lương mong đợi. Nếu vậy, bạn hãy thử đáp: “Ở vị thế nhà tuyển dụng, anh hẳn biết rõ giá trị của tôi đối với công ty.”

Trong trường hợp cách này vẫn không hiệu quả, thì bạn nên đưa ra một khoảng lương mong đợi thay vì con số đích xác: “Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X-Y.”

Hãy chắc chắn bạn vẫn cảm thấy hài lòng với mức thấp nhất trong khoảng bạn vừa nêu.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/enovia8-1640748095_1024.jpg

6. Sau khi bạn nhận được offer… hãy hỏi!

Đây là bước quan trọng nhất: nếu không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì!

Sau khi nhận được offer, đừng vội nhận lời ngay. Hãy thử tìm kiếm những vị trí tương tự trên internet, tham khảo xem khoảng lương tương ứng là bao nhiêu.

Nếu bạn tin rằng mức lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển có thể cao hơn offer, thì tại sao không hỏi và thương lượng?

7. Đánh giá vị trí công việc

Sau khi nhận được lời mời làm việc, bạn hãy đánh giá cẩn thận. Có nhiều yếu tố cần quan tâm bên cạnh mức lương cơ bản. Chẳng hạn như tìm hiểu xem vị trí này có nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và tăng lương định kỳ hay không cũng như các phúc lợi, giờ làm việc, cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến thu nhập thực cuối năm và sức tiêu dùng của bạn.Ví dụ, mức lương có thể thấp hơn bạn kỳ vọng nhưng nếu đó là thu nhập thực sau khi đã trừ đi bảo hiểm xã hội các loại có thể tiết kiệm cho bạn một khoản đáng kể so với mức lương cao hơn mà chưa bao gồm bảo hiểm. Với mỗi vị trí tuyển dụng tiềm năng, hãy theo dõi các thông tin này và đối chiếu ưu điểm, nhược điểm của vị trí đó để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

8. Cân nhắc trước khi quyết định

Không nên vội vàng đưa ra quyết định ngay khi nhận được lời mời làm việc mà hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Không chỉ nhà tuyển dụng mới có đặc quyền bắt bạn phải chờ đợi, việc bạn cần có thời gian cân nhắc trước khi quyết định làm việc là hoàn toàn có thể chấp nhận.Đừng vội vã nhận lời để rồi sau đó hối hận hoặc nản lòng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá hoang mang, mà không dám làm, hãy cứ trải nghiệm, học hỏi, đừng ngại công việc khó vượt qua năng lực của bản thân, hãy luôn biết cố gắng và chinh phục, bởi chỉ có như vậy bạn mới có thể phát triển và vươn xa. Một khi đã nhận lời làm việc có nghĩa là bạn hài lòng với mức lương đã thỏa thuận, hãy dành thời gian và công sức hoàn thành tốt công việc vì đó là quyết định của chính bạn.Nhu cầu tìm việc làm hiện nay khá nhiều, các doanh nghiệp cũng tuyển dụng số lượng lớn, do vậy cũng mang tới nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên. Để "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng các ứng viên cần phải chuẩn bị cho mình một bản cv xin việc thật hoàn chỉnh, ấn tượng, nội dung trong bản cv xin việc đó phải nêu bật được trình độ và kỹ năng của bản thân.

9. Trả lời ra sao nếu câu hỏi có trên mẫu đơn ứng tuyển?

Một số mẫu đơn ứng tuyển (bao gồm cả bản cứng và bản mềm) yêu cầu bạn ghi rõ mức lương kỳ vọng. Nếu đó là câu hỏi tùy chọn thì bạn chỉ cần bỏ qua nếu chưa chắc chắn. Nếu thuộc loại câu hỏi bắt buộc thì hãy điền khoảng thu nhập dựa trên thông tin bạn đã tìm hiểu trước đó (nhưng không nên chênh lệch quá lớn) hoặc viết từ "Thương lượng" để cho nhà tuyển dụng thấy sự linh hoạt của bạn. Tránh điền một con số cụ thể vì có vẻ như bạn không sẵn sàng xê dịch mức lương này.

10. Đừng quên trao đổi về chế độ phúc lợi

Với nhiều công việc, lương không phải tổng thu nhập hàng tháng bạn có. Bạn không nên cảm thấy quá khó khăn khi nói về lương, thưởng mà hãy thẳng thắn trả lời cũng như đặt câu hỏi phù hợp. Khi trả lời câu hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu, bạn có thể nói rõ rằng mình muốn được tính lương net hay lương gross, hỏi rõ về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và KPI, các điều kiện phúc lợi khác như bữa ăn, du lịch... Đôi khi, tính tổng thể lương không quá cao nhưng có nhiều điều kiện khác khá lý tưởng thì bạn vẫn có thể cân nhắc.

Không chỉ có đàm phán lương khi bạn ứng tuyển vào một vị trí mà ngay cả trong quá trình bạn đã trở thành nhân viên chính thức của công ty thì cũng có thể đề xuất tăng lương. Tuy nhiên, việc can đảm xin sếp tăng lương là điều mà không phải nhân viên nào cũng làm được. bởi nếu không khéo léo sẽ có thể gây mất điểm trong mắt sếp và đồng nghiệp nhưng nếu đàm phán thành công thì bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được phúc lợi tốt hơn cho bản thân mình.

-------------

Những câu nói “tối kỵ” khi đề nghị tăng lương

Đề nghị tăng lương là hành động đòi hỏi khả năng giao tiếp khéo léo bởi đây là một vấn đề tế nhị. Để đạt được tối đa mục đích của mình, bạn nên tránh nói những câu sau trong quá trình đề nghị tăng lương:

“Dù ở cùng vị trí nhưng anh A lại nhận được tiền lương cao hơn tôi”

Bạn cảm thấy khó chịu khi người khác nhận được nhiều tiền hơn mình trong khi làm cùng công việc nhưng hãy nhớ rằng mức lương đa dạng vì rất nhiều lý do. Có thể người kia thương lượng mức lương ban đầu tốt hơn, do thị trường lao động thắt chặt hay người đó có kỹ năng đặc biệt mà công ty đánh giá cao… Hơn nữa, người quản lý sẽ khó chấp nhận việc nhân viên so đo tiền lương với đồng nghiệp làm lý do đề nghị tăng lương. Vì vậy, bạn nên tập trung vào mức lương mình xứng đáng được hưởng vì những gì chính bạn đã cống hiến, làm việc cho công ty, độc lập với thành tích của đồng nghiệp.

“Vì có con nhỏ nên tôi cần nhiều tiền hơn”

Lời đề nghị phải hướng về những giá trị của bản thân đối với công ty chứ không phải về tình hình tài chính của bạn. Nhà tuyển dụng không trả lương dựa vào mong muốn của nhân viên. Công ty cũng không phải chi trả nhiều tiền hơn với cùng một công việc cho người mua nhà đắt tiền hay nhiều chi phí sinh hoạt hơn. Thay vào đó, bạn nên dùng những lý do liên quan tới công việc và những gì mình đem lại cho công ty.

“Tôi sẽ nghỉ việc nếu không được tăng lương”

Đừng dọa nghỉ việc nếu không được tăng lương, kể cả khi sự thật là vậy. Người quản lý sẽ tự hiểu rằng nếu bạn không được thỏa mãn yêu cầu của mình, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bạn sẽ ra đi. Vì vậy, bạn không cần phải nói thẳng ra điều đó.

“Đã 1 năm rồi tôi chưa được tăng lương”

Ở nhiều công ty, bạn phải lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình vì việc tăng lương không xảy ra một cách tự động hàng năm. Nhưng dù bạn có thể chỉ ra thời gian chính xác từ lần cuối cùng mình được tăng lương nhưng đừng coi đây là lý do trọng điểm cho yêu cầu của bạn. Bạn cũng cần phải chỉ ra thành công mình mang lại cho công ty.

https://cdn.noron.vn/2021/12/29/r-1640749615_1024.jpg

“Tôi đã đáp ứng tất cả yêu cầu công việc”

Đáp ứng yêu cầu công việc chỉ đem đến mức lương hiện tại của bạn. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn cần tăng giá trị bản thân bằng cách vượt xa so với những điều kiện tối thiểu.

“Tôi vừa có thêm tấm bằng thạc sĩ”

Nhiều người cho rằng có thêm tấm bằng thạc sĩ sẽ khiến mức lương của mình tăng cao. Nhưng nếu tấm bằng đó không đóng góp trực tiếp tới hiệu quả công việc hiện tại, người quản lý sẽ không đồng ý với lý do được tăng lương của bạn.

“Giờ tôi đã làm việc cho công ty 3 tháng, chúng ta có thể xem xét lại mức lương của tôi?”

Thông thường, bạn phải làm việc lâu dài cho công ty từ 6 tháng hay 1 năm trở lên mới có thể đề nghị tăng lương. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ cho nguyên tắc này, chẳng hạn khi công việc thay đổi một cách hoàn toàn hay trách nhiệm của bạn tăng lên nhiều so với thỏa thuận ban đầu, hoặc bạn được yêu cầu những nhiệm vụ mới nặng nhọc hơn như thường xuyên phải đi công tắc. Trong những trường hợp này, bạn có thể bàn bạc lại mức lương với nhà tuyển dụng.

“Vì công ty cắt giảm nhân viên nên phần công việc của tôi nhiều hơn”

Khi công ty gặp khó khăn về tài chính, họ tìm kiếm mọi cách để cắt giảm chi phí. Nhiều công ty thậm chí còn “đóng băng” tiền lương của nhân viên. Những nhân viên khôn ngoan nên tế nhị trước những khó khăn này của công ty.