Làm thế nào để đàm phán, thương lượng hiệu quả?

  1. Kỹ năng mềm

Mọi người có kinh nghiệm về những lưu ý khi mình đưa ra lời đề nghị hay đàm phán, thương lượng với người khác về bất cứ điều gì không ạ? Đặc biệt là trong công việc, khi đàm phán, thương lượng với khách hàng, với sếp và với đồng nghiệp?

Từ khóa: 

dam_phan

,

thuong_luong

,

ky_nang_dam_phan

,

ky_nang_thuong_luong

,

kỹ năng mềm

Tài liệu, bài giảng này nọ loạn xạ quá.

Mình thì thấy cơ bản chỉ là phải hiểu mong muốn của đối phương, rồi từ đó cân bằng với mong muốn của mình. Giao tiếp, thuyết phục là công cụ để hiện thực hóa điều đó.

Một cuộc thương lượng thất bại là do không cân bằng được mong muốn của 2 hay nhiều bên, hoặc do sai lầm giao tiếp.

Và cũng chấp nhận rằng cuộc đàm phán không phải khi nào cũng đạt kết quả. Trường hợp này mình nghĩ nên điều chỉnh mong muốn của mình.

Trả lời

Tài liệu, bài giảng này nọ loạn xạ quá.

Mình thì thấy cơ bản chỉ là phải hiểu mong muốn của đối phương, rồi từ đó cân bằng với mong muốn của mình. Giao tiếp, thuyết phục là công cụ để hiện thực hóa điều đó.

Một cuộc thương lượng thất bại là do không cân bằng được mong muốn của 2 hay nhiều bên, hoặc do sai lầm giao tiếp.

Và cũng chấp nhận rằng cuộc đàm phán không phải khi nào cũng đạt kết quả. Trường hợp này mình nghĩ nên điều chỉnh mong muốn của mình.

Với sếp mọi thứ phải có giấy trắng mực đen . Còn không cam kết dễ bị hứa xuông lắm. Còn vs đồng nghiệp thì nhúng 1 bước đại cát đại lợi. Nhúng 2 bước cố mà nhẫn . Còn bước thứ 3 thì lật bàn. Tớ chỉ nc bằng số liệu cùng vs tiến độ còn lại thì xin đừng chém gió . Okay. Còn vs khách hàng thì vụ này tớ không rành lắm. Nếu bàn về kỹ thuật hoặc chuyên môn thì tớ làm đc . Còn về hợp đồng thì hỏi bên kế toán.
Những kỹ thuật sau đây sẽ giúp bạn thành công trong mọi cuộc đàm phán.
1. Phân tích vấn đề  
Muốn đàm phán tốt, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Không những bạn phải phân tích kĩ càng về đối tác mà còn phải phân tích các cơ hội đàm phán: phân tích điểm mạnh yếu, phân tích cơ hội, nguy cơ; phân tích vị thế đàm phán để lựa chọn phương hướng tốt nhất.
Khi đánh giá được thực lực của mình và đối tác, bạn có thể đưa ra mục tiêu và lựa chọn phương án đàm phán phù hợp.
2. Xác định rõ mục tiêu và mức độ mong muốn đạt được trong thỏa thuận  
Trước khi vào cuộc đàm phán, nhà đàm phán phải xác định rõ mục tiêu chính mình cần mong muốn, và mục tiêu chính đó bao gồm những mục tiêu cụ thể nào. Càng có nhiều mục tiêu cụ thể và rõ ràng sẽ giúp các nhà đàm phán có sự chủ động, theo đuổi mong muốn đến cùng và nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
3. Hướng tới nguyên tắc win – win cả hai bên cùng có lợi   
WIN – WIN (nguyên tắc 2 bên cùng có lợi) là nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc thương lượng, đàm phán hiện đại. WIN – WIN hướng tới kết quả trong đàm phán, kinh doanh, hợp tác với nhau cùng tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” (win-win) và/ hoặc “các bên cùng có lợi” (win-win-win).
4. Chuẩn bị tài liệu chi tiết
Sự chuẩn bị trước rất cần thiết để đàm phán thành công. Những thông tin chi tiết về sản phẩm, thông tin về thị trường, về đất nước,chính sách luật pháp, thói quen tiêu dùng của người dân….giúp bạn tự tin, luôn giữ vị thế chủ động trước bất cứ diễn biễn xả ra trong cuộc đàm phán.
5. Lắng nghe đối tác
Hãy lắng nghe bằng cách quan sát đối phương, hỏi thật nhiều những vấn đề mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ học được nhiều điều. Đừng ngại ngùng khi bạn có điều chưa sáng tỏ, cũng đừng quên đặt ra các vấn đề xem họ có hiểu đúng ý mình không. Một ánh mắt, một cử chỉ nhỏ đôi khi nói được nhiều hơn cả ngôn từ.
Do đó, việc lắng nghe đối tác sẽ giúp doanh nhân nhận ra được điều đối tác mong muốn, thậm chí cả những điều họ không trực tiếp nói ra.
6. Kiểm soát cảm xúc
Một trong những sai lầm của các nhà đàm phán là họ bộc lộ rõ cảm xúc quá mức trong các cuộc đàm phán. Kỹ năng thương lượng quan trọng trong mỗi cuộc đàm phán là kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân. Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh, chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.
7. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể có tác động không nhỏ vào kết quả một cuộc đàm phán. Những cử chỉ không lời có thể khiến bạn trở nên mất lịch sự, thậm chí vô văn hóa nhưng cũng thể hiện sự lịch lãm, chững chạc, tự tin của bạn. Sử dụng ngôn ngữ ánh mắt, cử chỉ, gương mặt biểu cảm, giữ khoảng cách trong giao tiếp, là những kỹ năng thương lượng đàm phán trong kinh doanh cần nâng cao để bạn đạt được thành công.
8. Xây dựng lòng tin
Hãy chân thành xây dựng lòng tin ở khách hàng, bạn sẽ có được sự tin tưởng từ khách hàng. Cách tuyệt vời nhất để xây dựng lòng tin là sự thành thật. Thành thật là một cử chỉ thể hiện sự đáng tin cậy, được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau như nói lời dịu dàng, biểu cảm gương mặt và ánh nhìn.
9. Chuẩn bị hợp đồng đầy đủ, chi tiết và sẵn sàng với trường hợp cần bổ sung hợp đồng
Trước mỗi buổi đàm phán cần chuẩn bị sẵn sàng hợp đồng đầy đủ và chi tiết theo yêu cầu của công ty và khả năng cung ứng của đối tác. Tuy nhiên, quá trình đàm phán thường kéo dài, để đảm bảo rằng mọi người hiểu chính xác những thứ được đồng ý trong buổi đàm phán, hãy đưa ra một văn bản có ghi đầy đủ những thông tin. Và những thông tin đó được cập nhật sổ sung kịp thời vào bản hợp đồng.

Để giải quyết câu hỏi này, mình xin dựa vào kiến thức trải nghiệm trả lời như sau: đó là một kỹ năng cao cấp, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để vận dụng một cách uyển huyển tùy theo trường hợp mới khó.

  • Vì thế cần hiểu đàm phán là phương tiện đạt cái mình muốn từ người khác, thông qua một sự cố gắng từ những ý kiến, quan điểm có căn cứ, lập luận chặc chẽ để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình và nhượng bộ đối tác.
  • Thêm vào đó, bản chất của đàm phán giải quyết xung đột, đưa ra lời lẽ thuyết phục, khiến đối phương phụ thuộc vào mình.
  • Từ những ý chung trên, do đó khi đàm phán bạn nên tránh mất tất cả mọi thứ, tuyệt đối không đàm phán gây sức ép về mặt thời gian, tránh gặp đối tác không trung thực, không nên đàm phán khi chưa chuẩn bị kỹ về kiến thức, thông tin (sự việc, đối tác).
  • Hơn nữa, việc đàm phán với sếp hay đồng nghiệp bạn chỉ cần lời lẽ thuyết phục, hiểu tâm lí của họ là ok rồi. Tuy nhiên, đối với các đối tác (khách hàng) làm ăn bạn cần có đồng đội đi kèm trong trường hợp đây là một thương vụ lớn (trong shank tank có rất ít trường hợp đi một mình) thường đội đàm phán có 3 chức năng quan sát, chức năng phân tích (chuyên môn), chức năng đàm phán (hiểu biết rộng).
  • Theo mình, có 4 chiến lược đàm phán
  • Một là, Lose - Win, mình nên có mục tiêu duy trì MQH bằng mọi giá bằng cách chịu thua. Mình nên nhận sai, chứng minh hiểu biết, tính nhiệm cho lần kế tiếp hòa thuận với mục tiêu chung.
  • Hai là Win - Lose, mình phải thắng bằng mọi giá. Đàm phán trong thời gian nhanh, 100 % đúng, đối tác lợi dụng mình, nguồn lực mình quá mạnh, khẳng định đc sức mạnh và vị thế của mình.
  • Chiến lượt Lose - Lose. Tránh né xung đột = mọi cách nhằm kết quả gây thất vọng cho 2 bên. Gây sức ép, thờ ơ, xa lánh
  • Chiến lượt Win - Win: hợp tác 2 bên cùng có lợi để nhằm đạt mục tiêu. Đặc điểm chiến lượt này đó là đạt giá trị ( cả mình và đối tác).

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉 Nhớ cho mình xin lượt follwow nhé. Thank you bạn ^^

Hiểu rõ nội dung đàm phán.hi

Đàm phán, thương lượng là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và gần như không thể thiếu, đặc biệt là trong môi trường công sở thì kỹ năng ấy lại càng cần thiết giúp bạn thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của bản thân, gặp nhiều thành công hơn và thuận lợi hơn trong công việc.

Trước khi đặt ra câu hỏi Làm thế nào thì chúng ta cần hiểu định nghĩa, bản chất của nó là gì trước đã. Điều này được định nghĩa như là khả năng tương tác và truyền đạt một cách hiệu quả với những người khác trong rất nhiều tình huống

Kỹ năng đàm phán, thương lượng là gì?

Đây cũng được coi là “chìa khóa vàng” mang lại thành công cho giới kinh doanh.

Kỹ năng đàm phán thương lượng là quá trình thảo luận và trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều bên để đạt được thỏa thuận chung, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của các bên. Một người đàm phán giỏi phải là người nhạy bén, thái độ nghiêm túc, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Theo TS Lê Thẩm Dương, bản chất của thương lượng, đàm phán là lấy cái mà người khác có về phía mình trên nền tảng nhân nhượng cái mình có cho người khác. Đàm phán, thương lượng xảy ra trong mối quan hệ hoặc là hợp tác, hoặc là đối kháng với mục tiêu gia tăng sức mạnh, đôi bên cùng có lợi

Tầm quan trọng của đàm phán

- Có cơ hội đưa ra và tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu đó.

- Mục tiêu chung đều là đôi bên cùng có lợi, phát triển lớn mạnh và toàn diện hơn

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, tư duy sắc sảo, nhạy bén

- Thiết lập và cải thiện các mối quan hệ tốt

- Học hỏi những cái hay, cái tiến bộ và rút kinh nghiệm từ người khác

Làm thế nào để đàm phán, thương lượng hiệu quả?

Trong quá trình đàm phán, thương lượng, nếu không biết cách, chúng ta rất dễ bị cuốn theo như một cuộc tranh luận, phản biện nảy lửa và không thể tránh khỏi mâu thuẫn về quan điểm, lợi ích. Vậy nên, càng đặt trong tình huống mang tính đối kháng như vậy thì chúng ta lại càng phải nhạy bén và linh hoạt hơn. Vậy trong quá trình đàm phán thì chúng ta cần có những lưu ý gì?

Không thương lượng quá nhiều

Nghe có vẻ khá mâu thuẫn nhỉ? Đàm phán, thương lượng nhưng lại không nên quá lạm dụng. Bạn biết đấy, hầu hết, cái gì biết nhiều quá thì cũng không tốt.

Thương lượng quá nhiều điển hình như thay đổi yêu cầu đối với đói phương liên tục sẽ khiến cho học đánh giá mình là người không có lập trường, không có chính kiến và chính hành động đó khiến bạn hạ thấp giá trị sản phẩm của mình.

Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

Bản chất của đàm phán, thương lượng là đôi bên cùng có lợi. Nhưng nếu ai cũng muốn nói, cũng muốn giành giật về bên mình lợi ích nhiều hơn mà không ai chịu lắng nghe ai. Cuộc đàm phán rất dễ đi vào ngõ cụt

Thay vì đó hãy lắng nghe để hiểu đối phương nhiều hơn với thái độ chân thành, tôn trọng ý kiến của họ và từ tốn đưa ra biện pháp hiệu quả nhất mà cả 2 bên đều hài lòng.

Kiểm soát cảm xúc

Chúng ta rất dễ bị kiểm soát bởi cảm xúc của bản thân và kích động khi được đặt trong những tình huống đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo và mang tính cân não cao. Kiềm chế cơn xúc động, tránh vội vã, nóng giận mà không làm chủ được suy nghĩ, lời nói và hành động của bản thân.

Chủ động, khiêm tốn

Thực tế chúng ta luôn lo ngại khi chủ động đưa ra yêu cầu, đề nghị đầu tiên sẽ bị đánh giá là hám lợi. Tuy nhiên, thực tế, nếu chúng ta chủ động đưa ra yêu cầu của bản thân trước thì sẽ có lợi hợn. Ví dụ cụ thể như khi đưa ra mức giá, ai đưa ra giá đầu tiên sẽ có vai trò làm cột mốc cho nền giá thương lượng và điều này quyết định rất lớn đến giá cuối cùng. Nếu bạn để bên mua đưa ra giá trước thì thường đó sẽ là giá thấp và như vậy, bạn đã để mất không ít quyền lợi của mình.

Tiếp đó, điều bạn cần lưu ý nữa là hãy khiêm tốn trong mọi tình huống, ngay cả khi bạn nắm giữ vị thế hơn trong buổi đàm phán. Điều đó không chỉ khiến cho người khác tôn trọng mình mà còn khiến bạn trở nên tự tin hơn.

https://cdn.noron.vn/2022/05/29/3829188379706948-1653792255.jpg
Nguồn ảnh: Inernet
Câu hỏi rộng quá nhưng chung quy lại việc thương lượng, đàm phán thường để dành toàn bộ hoặc một phần quyền lợi về mình và cần dựa trên sự chân thành. Chân thành là đã nói là nói thật còn không im lặng, đừng nên nửa kín nửa hở, nói dối. Bởi khi nói dối là lại phải tìm cách nói dối tất cả những phần về sau do vậy khiến bạn càng bất an. Ở đây có 2 trường hợp mình nghĩ phổ biến:
Trường hợp bạn cần sự tha thứ thì cứ nói thật sự việc và nhận sai thôi, nếu đưa ra lý do đừng đưa lý do mà nó quá vô lý với người ta. Rồi có thể xin tha thứ hoặc không vì điều này phụ thuộc hoàn toàn người khác. Họ không tha thứ bạn vẫn phải chấp nhận thôi. 
Còn trường hợp chủ yếu trong kinh doanh. Bạn cần nghiên cứu rất kỹ đối tác nhất là văn hóa làm việc của họ, và đương nhiên là cái bản hợp đồng với chi chít cái điều khoản nhỏ nhỏ đi kèm rồi. Tâm lý học là không thể thiếu để có thể bắt bài họ muốn nói gì, rồi kéo họ đi theo ý mình. Nhưng trong kinh doanh có câu "Không ai uống cả cặn cả" vì thế đừng lấy hết quyền lợi về mình. 
Bạn lên youtube tìm video về đàm phán và thương lượng do thầy Lê Thẩm Dương dạy ở học viện Minh Anh hồi trước ý xem còn ai reup không mà xem series video đó. Nó tuyệt vời đấy. 

Quá trình đàm phán bao gồm các giai đoạn sau:

1. Chuẩn bị

2. Thảo luận

3. Làm rõ mục tiêu

4. Đàm phán hướng tới cùng có lợi

5. Thỏa thuận

6. Thực hiện một quá trình hành động
 

1. Chuẩn bị

Trước khi đàm phán diễn ra, quyết định về thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp cần được đưa ra để thảo luận về các vấn đề và người tham dự. Thiết lập một giới hạn thời gian cũng sẽ giúp ích để tránh sự bất đồng gia tăng. Bước này liên quan tới việc đảm bảo nắm bắt thực tế. Thực hiện việc chuẩn bị trước khi thảo luận những bất đồng sẽ giúp tránh những căng thẳng gia tăng và lãng phí thời gian không cần thiết trong suốt cuộc họp.
 

2. Thảo luận

Trong giai đoạn này, cá nhân hoặc thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm. Kỹ năng quan trọng trong quá trình nà là đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ. Có những lúc cần thiết để ghi chép lại tất cả các điểm được đưa ra trong từng tình huống khi có nhu cầu làm rõ ràng hơn. Lắng nghe là cực kì quan trọng, khi sự bất đồng xảy ra, rất dễ mắc sai lầm khi nói quá nhiều và nghe quá ít. Mỗi bên tham gia nên có cơ hội trình bày ngang nhau. 
 

3. Làm rõ mục tiêu

Từ các cuộc thảo luận, mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả hai bên cần được làm rõ. Cần thiết để lên danh sách thứ tự ưu tiên. Thông qua mục tiêu rõ ràng, có thể xác định và thiết lập mục tiêu chung.
 

4. Thương lượng hướng tới kết quả win-win

Giai đoạn này tập trung vào kết quả win-win mà cả hai bên cảm thấy hài lòng về cuộc đàm phán và cảm thấy quan điểm của cả hai đều được xem xét. Một kết quả win-win thường là kết quả tốt nhất, tuy nó không phải luôn luôn như vậy, nhưng thông qua đàm phán, nó là mục tiêu cuối cùng. 

Đề xuất các chiến lược và thỏa hiệp thay thế cần được cân nhắc ở thời điểm này. Thỏa hiệp thường là phương pháp thay thế tích cực có thể thu được lợi ích lớn hơn.
 

5. Thỏa thuận

Thỏa thuận có thể đạt được một khi quan điểm và lợi ích của cả hai bên đều được xem xét. Cần thiết để giữ một suy nghĩ cởi mở trong việc có được giải pháp. Bất cứ thỏa thuận nào cũng phải được làm một cách hoàn hảo, rõ ràng để cả hai bên nắm bắt những gì được quyết định. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/11/khong-thuong-luong-qua-nhieu-la-ky-nang-dam-phan-quan-trong-ban-can-luu-y-1654947262.jpg
 


 

6. Thực hiện quá trình hành động

Từ thỏa thuận, một hành động sẽ được thực hiện, tiến hành thông qua quyết định.

Nếu không đồng ý: Nếu quá trình đàm phán thất bại và thỏa thuận không thể đạt được, cần lên kế hoạch lại cho một cuộc họp tiếp theo. Điều này tránh tất cả các bên trở nên bị kích động, tranh luận, không chỉ lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ công việc trong tương lai. 

Tại cuộc họp tiếp theo, các giai đoạn đàm phán nên được lặp lại. Bất kì ý tưởng hoặc lợi ích mới nên được đưa ra thảo luận và xem xét lại lần nữa. Ở giai đoạn này, việc tìm kiếm những giải pháp thay thế khác hoặc có người trung gian có thể có hữu ích.

Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, 3 yếu tố sau luôn luôn cần thiết:

1. Thái độ

2. Kỹ năng giao tiếp

3. Kiến thức

Thái độ

Tất cả các cuộc đám phán đều chịu ảnh hưởng bởi thái độ về quá trình đám phán, ví dụ, thái độ về vấn đề và nhân vật có liên quan tới những tình huống cụ thể hoặc thái độ liên quan tới nhu cần cá nhân. 

Luôn luôn ý thức được rằng:

• Đàm phán không phải là một đấu trường để hiện thức hóa những thành tựu cá nhân.

• Có thể có sự bất đồng về nhu cầu đàm phán bởi những người có thẩm quyền.

• Một số đặc điểm của cuộc đàm phán có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người, ví dụ như một số người trở nên phòng thủ.

Kỹ năng giao tiếp

Những kỹ năng này bao gồm:

• Giao tiếp ngôn ngữ hiệu quả

• Kỹ năng lắng nghe

• Phản ánh, Làm rõ và Tóm tắt 

• Giải quyết vấn đề 

• Ra quyết định 

• Quyết Đoán

• Kiểm soát căng thẳng

Kiến thức

Bạn có càng nhiều kiến thức về những vấn đề có thể được đưa ra, bạn càng có nhiều cơ hội thành công trong quá trình đàm phán. Nói cách khác, sự chuẩn bị tốt là rất cần thiết.

Cách mà các vấn đề được đưa ra đàm phán được hiểu như việc đàm phán sẽ yêu cầu những phương pháp khác nhau trong những tình huống khác nhau. 

Các bước để đàm phán thành công: chuẩn bị, thảo luận, làm rõ mục tiêu, thương lượng hướng tới một kết quả cả 2 bên đều có lợi, thỏa thuận và áp dụng hành động.

Để có thể đàm phán hiệu quả và trở thành một nhà đàm phán xuất sắc, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về đàm phán. Điều này sẽ giúp bạn đọc được nhu cầu đối phương, nắm bắt tâm lý và nhu cầu của họ. Chắc chắn rằng, hãy chuẩn bị cho mình tinh thần và kiến thức về cuộc đàm phán thật tốt để bạn luôn chủ động và tự tin. Chúc bạn thành công!