Làm thế nào để định hướng được ngành học và chọn trường đại học phù hợp với bản thân?

  1. Giáo dục

  2. Hướng nghiệp

  3. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  4. Xã hội

Năm nay lớp 11 rồi Em nên làm thế nào để định hướng được ngành và chọn ra trường đại học phù hợp với bản thân?

Từ khóa: 

lớp 11

,

định hướng

,

ngành học

,

chọn trường

,

đại học

,

giáo dục

,

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

,

xã hội

Em thích làm việc gì, môi trường thế nào và năng lực bản thân đến đâu thì chọn theo học ngành đó.
Ví dụ mình thích học làm họa sĩ nhưng mình không có khiếu vẽ thì dù có đam mê cũng chịu.
Hoặc mình thích những công việc thiên về phân tích logic, đòi hỏi sự tập trung cao, môi trường yên tĩnh, ko cần giao tiếp, có thể ngồi im lặng hàng giờ để phân tích thuật toán, mình chọn học CNTT làm Programmer ( lập trình viên).
Trả lời
Em thích làm việc gì, môi trường thế nào và năng lực bản thân đến đâu thì chọn theo học ngành đó.
Ví dụ mình thích học làm họa sĩ nhưng mình không có khiếu vẽ thì dù có đam mê cũng chịu.
Hoặc mình thích những công việc thiên về phân tích logic, đòi hỏi sự tập trung cao, môi trường yên tĩnh, ko cần giao tiếp, có thể ngồi im lặng hàng giờ để phân tích thuật toán, mình chọn học CNTT làm Programmer ( lập trình viên).
Sau khi đi làm được 2 năm chị có 1 vài gợi ý giúp em định hướng nghề nghiệp cho bản thân:
1. Chọn ngành trước khi chọn trường
Thực tế, chọn ngành và chọn trường có liên quan mật thiết với nhau, cái này hỗ trợ cái kia và ngược lại. NHƯNG tốt nhất em cần CHỌN NGÀNH TRƯỚC và CHỌN TRƯỜNG HỌC SAU. Bởi vì, em phải xác định được ngành nghề mà mình muốn làm trong tương lai, ngành nghề phù hợp với năng lực, tính cách, thế mạnh của bản thân. Đừng lựa chọn trường học nổi tiếng, danh giá, nhiều người theo học.
Việc chọn ngành nghề trước đảm bảo cho việc em xác định được tương lai em sẽ làm gì, làm ở môi trường nào và em sẽ trở thành ai. Lúc đó, việc lựa chọn các trường đại học có ngành nghề em yêu thích sẽ đơn giản hơn nhiều. Dù có thể không đăng kí vào một ngôi trường nổi tiếng, uy tín, nhiều bạn học sinh - sinh viên khác lựa chọn thì bạn vẫn phát triển bản thân, theo đuổi nghề nghiệp vì bạn có sự đam mê và yêu thích.
Rất nhiều bạn đã đăng ký nguyện vọng vào tất cả các ngành của một trường đại học. Phải chăng, các bạn đang cố gắng chỉ để được là sinh viên của ngôi trường đó. Không quan tâm đến việc tương lai mình học ngành gì, làm gì à, bạn đang thờ ơ với tương lai của bạn đó. Rồi sẽ đến ngày bạn sẽ thấy hối hận với cái quyết định lựa chọn NGÀNH KHÔNG YÊU THÍCH để vào TRƯỜNG YÊU THÍCH.
2. Chọn ngành nào để dễ xin việc?
Làm gì có ngành nào tên là “ dễ xin việc”. Việc chọn ngành nghề đúng với thực lực và thế mạnh của bản thân, bước đầu giúp em có khả năng thích nghi trong công việc và môi trường làm việc. Để ra trường dễ xin việc hoặc có lợi thế cạnh tranh (so với các bạn học cùng ngành) thì trong quá trình học tập đã có rất nhiều bạn đi làm TTS để có cơ hội tiếp xúc với ngành, học hỏi kinh nghiệm. Đại học giúp em có tư duy trong ngành nên hãy dành thời gian đi làm để kết hợp giữa lý thuyết trên đại học và thực hành trong công việc nha.
Nếu em có kinh nghiệm làm việc hoặc em không có kinh nghiệm làm việc thì một yếu tố giúp em dễ xin việc là KỸ NĂNG. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu kỹ năng, mỗi ngành nghề thì sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau. Em không thể nào nói rằng “Em mới ra trường thì chắc chắn em không có kinh nghiệm, Cty sẽ phải training tất cả mọi công việc”. Không có đâu nha, thất nghiệp ở chỗ đó đó.
Không có ngành nào dễ xin việc hay dễ thất nghiệp, tất cả đều do bản thân. Em phải đặt câu hỏi tại sao cùng học một ngành mà ngta thăng quan tiến chức, còn em thì phải lẹt đẹt, k xin được việc
3. Định hướng nghề nghiệp
Khi không biết chọn nghề gì là đúng. Trước hết đừng chọn bừa, cũng đừng chọn theo bạn bè. Thay vào đó dành thời gian tìm hiểu các ngành nghề đang được quan tâm trong xã hội, nghề đó như thế nào, môi trường làm việc ra sao, mức lương, chuyên môn, lộ trình thăng tiến… Từ đó, hãy lên danh sách một số ngành nghề mà em nghĩ rằng nghề đó có một vài % phù hợp với mình.
Khi đã liệt kê những ngành nghề mà bản thân có thể theo đuổi, thì việc tiếp theo cần làm là thấu hiểu, khám phá bản thân. LÝ DO khiến em không tìm ra được ngành nghề yêu thích là do em chưa THẤU HIỂU BẢN THÂN. Để chọn nghề phù hợp, xuất phát điểm luôn là sự đam mê, yêu thích và sở trường. Vì vậy, thấu hiểu bản thân được coi là hành động cốt lõi trong việc định hướng nghề nghiệp.
Nếu em đang rơi vào tình trạng chưa định hướng được nghề nghiệp, không thấu hiểu bản thân thì điều em cần làm là tham gia chương trình về định hướng bản thân, hỏi ý kiến từ các anh chị đang làm trong ngành để có cái nhìn thực tế. Nếu các em cần sự hỗ trợ thì hãy nhắn tin cho chị nhé.
Chúc em lựa chọn đúng con đường của mình!

Em có thể tìm đến các bài trắc nghiệm tính cách để hiểu bản thân hơn từ đó đề ra các nhóm công việc mình cảm thấy hứng thú và phù hợp với nhóm tính cách của bản thân để tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn.