Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Trầm Cảm? (P2)

  1. Tâm lý học

https://cdn.noron.vn/2022/04/14/coping-with-depression-a-guide-to-good-treatment-1440x810-1649927604.jpg

5. Tự tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Hãy tưởng tượng bạn phải chỉ cho mỗi người bạn gặp trên đời này về tình trạng sức khỏe tinh thần hoặc tình trạng thể chất mà bạn đang phải trải qua – phải giải thích điều đó hết lần này đến lần khác.

Nghe đã thấy mệt mỏi rồi, đúng không?

Vì thế nên, khi trò chuyện với người đang bị trầm cảm, bạn có thể nói về các triệu chứng cụ thể của họ hoặc hỏi họ đang cảm thấy như thế nào, nhưng nên tránh yêu cầu họ đề cập trực tiếp về những vấn đề của bệnh trầm cảm nói chung.

Tự tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân, những tiêu chuẩn chẩn đoán và phương pháp điều trị.

Mặc dù mỗi người có thể trải qua sự trầm cảm theo những cách khác nhau, nhưng việc hiểu rõ những triệu chứng và biết các thuật ngữ thường gặp có thể giúp bạn trò chuyện sâu hơn với bạn bè của mình.

6. Đề nghị được giúp đỡ họ hoàn thành các việc cần làm mỗi ngày

Với bệnh trầm cảm, hoàn thành những công việc cần phải làm mỗi ngày có thể khiến họ cảm thấy quá tải. Những việc như giặt là, mua sắm đồ tạp hóa hoặc thanh toán hóa đơn có thể bắt đầu chất thành đống, khiến họ gặp khó khăn, không biết phải bắt đầu từ đâu.

Họ có thể nhận thức được mình cần được giúp đỡ, nhưng họ cũng có thể không biểu đạt rõ ràng được mình cần giúp đỡ những gì.

Vì vậy, thay vì nói chung chung kiểu "Lúc cần gì thì nói nhé.", thì hãy cân nhắc việc nói như sau "Hôm nay có việc gì cần anh giúp không em?" vào mỗi sáng.

Nếu bạn nhận thấy tủ lạnh của họ trống không, hãy nói "Anh đưa em đi siêu thị nhé, hoặc viết cho anh một danh sách những em muốn mua, anh sẽ mua giúp em."; "Chúng ta đi siêu thị mua vài món đồ rồi về nhà và nấu bữa tối cùng nhau nhé."

Nếu họ đang làm việc nhà, rửa bát, giặt giũ hoặc các công việc gia đình khác, hãy đề nghị đến nhà, bật một vài bản nhạc và cùng hoàn thành một công việc với nhau. Đơn giản chỉ cần đồng hành cùng họ, khiến cho mọi việc dường như ít khó khăn hơn.

7. Đưa ra những lời mời mở

Những người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận bạn bè, lập ra kế hoạch trong những cuộc hẹn và kiên trì với nó. Nên nếu phải hủy bỏ những lời mời, những cuộc hẹn hay dự định nào đó thì họ phần nào cảm thấy rất tội lỗi.

Những lời mời bị từ chối có thể dẫn đến việc họ nhận được ai rủ ra ngoài nhiều hơn, điều này có thể khiến họ càng lúc càng bị cô đơn. Những cảm giác này có thể làm họ càng trầm cảm thêm.

Bạn có thể trấn an họ bằng cách tiếp tục đưa ra những lời mời tham gia các hoạt động, ngay cả khi bạn biết họ không có khả năng chấp nhận. Nói với họ rằng bạn hiểu rằng họ đang lúc khó khăn, nên có thể không cần theo đúng kế hoạch, không ra ngoài chơi cũng được, không cần phải thấy áp lực với việc phải đi chơi, chỉ cần đi khi họ thấy sẵn sàng.

Chỉ cần cho họ biết rằng bạn rất vui khi gặp họ bất cứ khi nào họ muốn.

8. Hãy kiên nhẫn

Trầm cảm thường được cải thiện bằng những liệu pháp điều trị, nhưng nó có thể tiến triển khá chậm, trong quá trình đó cần phải thử nghiệm nhiều lần và cũng có thể gặp phải nhưng sai lầm. Chuyên gia có thể phải thử một số phương pháp tư vấn hoặc các loại thuốc khác nhau trước khi tìm thấy một loại thuốc phù hợp giúp cải thiện các tình trạng của người bệnh.

Ngay cả khi điều trị thành công thì không phải lúc nào bệnh trầm cảm cũng có thể biến mất hoàn toàn. Ở người bệnh có thể tiếp tục xuất hiện những triệu chứng theo thời gian.

Trong lúc ấy, với họ, có thể sẽ có một số ngày trạng thái của họ rất tốt và cũng có thể sẽ có những ngày thật tồi tệ. Đừng nghĩ rằng thấy một ngày tốt lành có nghĩa là họ đã “khỏi bệnh” và cũng đừng thất vọng nếu chuỗi ngày tồi tệ cứ tiếp diễn không ngừng, khiến họ chẳg khá lên được.

Bệnh trầm cảm không có liệu trình phục hồi rõ ràng. Cứ mong chờ rằng bệnh nhân sớm trở lại thành một người bình thường sau một vài tuần điều trị là không nên cho tất cả.

9. Giữ liên lạc

Để họ biết rằng bạn vẫn quan tâm đến họ, đồng hành cùng họ trong quá trình vượt qua chứng trầm cảm này.

Ngay cả khi bạn không thể dành nhiều thời gian bên họ thường xuyên thì bạn có thể thường xuyên chú ý tới họ bằng những tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại hoặc một lần ghé thăm trong phút chốc. Kể cả việc gửi một tin nhắn nhanh với nội dung như “Anh đang nghĩ đến em này, nhớ quá. Lo cho em nữa.” cũng có thể hữu ích.

Những người bị trầm cảm có thể trở nên thu mình hơn và tránh tiếp xúc, vì vậy bạn có thể thấy mình phải làm nhiều việc hơn để duy trì sự liên kết giữa hai bên. Tuy nhiên, việc tiếp tục trở thành một người tích cực, sẵn lòng hỗ trợ có thể sẽ tạo nên điều khác biệt, ngay cả khi họ không thể thể hiện điều đó cho bạn thấy lúc này.

10. Những hình thái khác nhau của trầm cảm

Trầm cảm thường liên quan đến nỗi buồn hoặc việc tâm trạng không tốt, nhưng nó cũng có các triệu chứng khác, ít được biết đến hơn.

Ví dụ, nhiều người không nhận ra rằng trầm cảm có thể liên quan đến:

• Sự tức giận và cáu kỉnh

• Hay nhầm lẫn, khó ghi nhớ hoặc khó tập trung

• Mệt mỏi quá mức hoặc khó ngủ

• Các triệu chứng thể chất như đau bụng, đau đầu thường xuyên hoặc đau lưng và đau cơ…

Họ có thể thường có tâm trạng tồi tệ hoặc cảm thấy kiệt sức. Hãy nhớ rằng những gì họ đang cảm thấy chỉ là một phần của bệnh trầm cảm thôi, ngay cả khi những triệu chứng đó không hoàn toàn giống với những triệu chứng mẫu thường thấy của của bệnh trầm cảm.

Và ngay cả khi bạn không biết làm thế nào để giúp họ cảm thấy tốt hơn, chỉ cần nói “Chẳng ai muốn mọi sự xảy ra như thế này nhưng dù thế nào, hãy nhớ, anh luôn ở đây, đồng hành cùng em sẵn lòng giúp em bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào” thì cũng rất tốt rồi.

--------

Đọc thêm Phần 1 tại:

Từ khóa: 

bệnh trầm cảm

,

trầm cảm

,

tâm lý học