Làm thế nào để người ta xác định được vị trí hố đen?

  1. Khoa học

nghe nói là không có gì có thể thoát khỏi hố đen kể cả ánh sáng. Vậy làm sao mà người ta có thể xác định được vị trí hố đen ?

Từ khóa: 

vũ trụ

,

hố đen

,

khoa học

Hố đen có lực hấp dẫn xung quanh rất lớn, khiến cho ánh sáng cũng ko thoát ra được. Nên ko thể quan sát hố đen bằng ánh sáng trực tiếp. Nhưng do có lực hấp dẫn rất lớn xung quanh nên các nhà khoa học có thể dựa vào đó để tìm kiếm hố đen.

- Chỉ cần quan sát các khu vực nào có khối lượng khối lượng rất lớn, nhưng lại có quá ít vật chất nhìn thấy, hay đơn giản, có những ngôi sao quay quanh 1 khoảng không không có gì. Đích thị là có 1 hố đen ở giữa. Các nhân thiên hà, tập hợp 1 lượng lớn sao, nhưng khối lượng đó nhỏ hơn khối lượng thực sự mà thiên hà có, đây là những bằng chứng đầu tiên để con người biết tới khái niệm hố đen.

- Hố đen có lực hấp dẫn lớn, nên nó sẽ hút các vật chất ở khu vực lân cận. Vật chất này sẽ ko đi thẳng vào tâm hố đen mà chuyển động vòng quanh tạo thành đĩa bồi tụ, phần vật chất ở đây bị nén ép bởi trọng lực từ hố đen dẫn đến nóng sáng lên, giúp các nhà khoa học "nhìn" thấy được hố đen.

Bức hình hố đen đầu tiên loài người chụp đc năm 2019 chính là nhờ thứ này.

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/1561201914200211-1623053451.jpg

(Ảnh: Chương trình Kính viễn vọng Chân trời sự kiện EHT)

- Với hố đen quay, từ trường kết hợp với sự quay của hố đen tạo ra 1 luồng hạt và bức xạ ở 2 đầu cực của hố đen, nếu Trái Đất ở trên đường đi của tia này, các nhà khoa học sẽ nhìn thấy và xác định lỗ đen. Nó giống như bị "đèn pin chiếu vào mắt" thì sẽ biết ng cầm cái đèn pin ở đâu vậy.

- Lực hấp dẫn của hố đen mạnh không cho ánh sáng thoát ra, nhưng chỉ khi ánh sáng qua khỏi chân trời sự kiện, nếu ở bên ngoài, ánh sáng chỉ bị bẻ cong quanh hố đen. Việc ánh sáng bị bẻ cong khiến việc quan sát những vật thể phía sau hố đen giống như ta nhìn qua 1 thấu kính. Đây gọi là hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Nếu thấy 1 cái thấu kính hấp dẫn trên bầu trời, ở giữa lại ko thấy gì thì gần như có thể xác định đc đó là 1 hố đen.

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/88028271795418686-1623054441.gif

Minh họa: Thấu kính hấp dẫn (ảnh Wiki)

Trả lời

Hố đen có lực hấp dẫn xung quanh rất lớn, khiến cho ánh sáng cũng ko thoát ra được. Nên ko thể quan sát hố đen bằng ánh sáng trực tiếp. Nhưng do có lực hấp dẫn rất lớn xung quanh nên các nhà khoa học có thể dựa vào đó để tìm kiếm hố đen.

- Chỉ cần quan sát các khu vực nào có khối lượng khối lượng rất lớn, nhưng lại có quá ít vật chất nhìn thấy, hay đơn giản, có những ngôi sao quay quanh 1 khoảng không không có gì. Đích thị là có 1 hố đen ở giữa. Các nhân thiên hà, tập hợp 1 lượng lớn sao, nhưng khối lượng đó nhỏ hơn khối lượng thực sự mà thiên hà có, đây là những bằng chứng đầu tiên để con người biết tới khái niệm hố đen.

- Hố đen có lực hấp dẫn lớn, nên nó sẽ hút các vật chất ở khu vực lân cận. Vật chất này sẽ ko đi thẳng vào tâm hố đen mà chuyển động vòng quanh tạo thành đĩa bồi tụ, phần vật chất ở đây bị nén ép bởi trọng lực từ hố đen dẫn đến nóng sáng lên, giúp các nhà khoa học "nhìn" thấy được hố đen.

Bức hình hố đen đầu tiên loài người chụp đc năm 2019 chính là nhờ thứ này.

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/1561201914200211-1623053451.jpg

(Ảnh: Chương trình Kính viễn vọng Chân trời sự kiện EHT)

- Với hố đen quay, từ trường kết hợp với sự quay của hố đen tạo ra 1 luồng hạt và bức xạ ở 2 đầu cực của hố đen, nếu Trái Đất ở trên đường đi của tia này, các nhà khoa học sẽ nhìn thấy và xác định lỗ đen. Nó giống như bị "đèn pin chiếu vào mắt" thì sẽ biết ng cầm cái đèn pin ở đâu vậy.

- Lực hấp dẫn của hố đen mạnh không cho ánh sáng thoát ra, nhưng chỉ khi ánh sáng qua khỏi chân trời sự kiện, nếu ở bên ngoài, ánh sáng chỉ bị bẻ cong quanh hố đen. Việc ánh sáng bị bẻ cong khiến việc quan sát những vật thể phía sau hố đen giống như ta nhìn qua 1 thấu kính. Đây gọi là hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Nếu thấy 1 cái thấu kính hấp dẫn trên bầu trời, ở giữa lại ko thấy gì thì gần như có thể xác định đc đó là 1 hố đen.

https://cdn.noron.vn/2021/06/07/88028271795418686-1623054441.gif

Minh họa: Thấu kính hấp dẫn (ảnh Wiki)

Chắc phải là một công trình công phu và nhiều cách xác định khác nhau trong đó tôi chỉ biết có mỗi cái là xác định "ánh sáng bị bẻ cong" cũng ko chắc lắm.hi