Làm thế nào để nhận ra một người đang nói dối?

  1. Kỹ năng mềm

Có những lúc mình không phân biệt được trong lời nói của người khác phần nào là giả phân nào là thật. Mình không muốn đặt niềm tin hoàn toàn vào ai vì sợ sẽ thất vọng

Từ khóa: 

nói dối

,

kỹ năng mềm

💛 Cái này rất khó bạn ạ. Bởi dù bạn có là người giỏi đọc vị người khác đi nữa thì cũng không thể đọc vị hết những người quanh bạn. Vì sao vì núi cao luôn có núi cao hơn. Bởi thế nếu bản thân chúng ta không thể có được khả năng đó thì cũng có sao chứ. Mình xin chia sẻ với bạn một cách để có thể sống thoải mái ngay cả giữa ngàn vạn lời dối trá của ngưòi khác.
1. Luôn tỉnh táo: Bạn hãy luôn giữ một cái đầu lạnh. Một cái đầu tỉnh táo trước mọi việc mọi sự kiện mọi hoàn cảnh hoặc mọi lựa chọn. Đừng để cảm xúc lấn át lí trí. Hãy tự mình phân tích đúng sai dựa trên phán đoán của riêng mình cùng với góp ý của những người xung quanh. Đừng quá tập trung vào quan điểm cách nhìn nhận hay chia sẻ của người khác mà chỉ coi đó là một góp ý. Như vậy bạn sẽ luôn biết cần chọn gì và làm gì không bị ảnh hưởng bởi người quanh bạn đồng nghĩa họ nói dối hay nói thật vốn không qua trọng.
2.Luôn bao dung với thế giới quan của bạn. Trong quan điểm sống của mình vốn không có người xấu. Ngược lại chỉ có hành vi của bản thân chúng ta sẽ quyết định họ xấu hay tốt. Vì vậy hãy bao dung với mọi thứ quanh bạn. Mình nghĩ nếu dùng sự chân thành để đối đãi sớm muộn gì bản thân cũng nhận được sự chân thành. Ví như bạn quá hà khắc nếu bạn trai một lần làm việc gì đó sai. Tâm lý của họ sẽ phòng thủ hơn sợ hãi hơn nên lần sau nếu vô tình làm sai bản thân họ sẽ lựa chọn nói dối. Bởi lẽ họ sợ cách hành xử của bạn.vvv Bạn hãy tự liên hệ với bản thân nhé.
3. Suy nghĩ tích cực: trên đời này chỉ có 2 kiểu nói dối
3.1: nói dối để tốt cho hoàn cảnh hiện tại
3.2: nói dối để che đậy dấu diếm hoặc phủ nhận hoàn cảnh hiện tại.
Đối với trường hợp 1 thì mục đích là tốt cho nên chúng ta hãy nhìn nhận lạc quan. Đối với trường hợp 2 thì chúng ta hãy tỉnh táo như ở trên mình đã chia sẻ nhé.
Dù như thế nào hãy cho họ sự chia sẻ và bao dung để họ có cơ hội sửa chữa nhé....💙
Trả lời
💛 Cái này rất khó bạn ạ. Bởi dù bạn có là người giỏi đọc vị người khác đi nữa thì cũng không thể đọc vị hết những người quanh bạn. Vì sao vì núi cao luôn có núi cao hơn. Bởi thế nếu bản thân chúng ta không thể có được khả năng đó thì cũng có sao chứ. Mình xin chia sẻ với bạn một cách để có thể sống thoải mái ngay cả giữa ngàn vạn lời dối trá của ngưòi khác.
1. Luôn tỉnh táo: Bạn hãy luôn giữ một cái đầu lạnh. Một cái đầu tỉnh táo trước mọi việc mọi sự kiện mọi hoàn cảnh hoặc mọi lựa chọn. Đừng để cảm xúc lấn át lí trí. Hãy tự mình phân tích đúng sai dựa trên phán đoán của riêng mình cùng với góp ý của những người xung quanh. Đừng quá tập trung vào quan điểm cách nhìn nhận hay chia sẻ của người khác mà chỉ coi đó là một góp ý. Như vậy bạn sẽ luôn biết cần chọn gì và làm gì không bị ảnh hưởng bởi người quanh bạn đồng nghĩa họ nói dối hay nói thật vốn không qua trọng.
2.Luôn bao dung với thế giới quan của bạn. Trong quan điểm sống của mình vốn không có người xấu. Ngược lại chỉ có hành vi của bản thân chúng ta sẽ quyết định họ xấu hay tốt. Vì vậy hãy bao dung với mọi thứ quanh bạn. Mình nghĩ nếu dùng sự chân thành để đối đãi sớm muộn gì bản thân cũng nhận được sự chân thành. Ví như bạn quá hà khắc nếu bạn trai một lần làm việc gì đó sai. Tâm lý của họ sẽ phòng thủ hơn sợ hãi hơn nên lần sau nếu vô tình làm sai bản thân họ sẽ lựa chọn nói dối. Bởi lẽ họ sợ cách hành xử của bạn.vvv Bạn hãy tự liên hệ với bản thân nhé.
3. Suy nghĩ tích cực: trên đời này chỉ có 2 kiểu nói dối
3.1: nói dối để tốt cho hoàn cảnh hiện tại
3.2: nói dối để che đậy dấu diếm hoặc phủ nhận hoàn cảnh hiện tại.
Đối với trường hợp 1 thì mục đích là tốt cho nên chúng ta hãy nhìn nhận lạc quan. Đối với trường hợp 2 thì chúng ta hãy tỉnh táo như ở trên mình đã chia sẻ nhé.
Dù như thế nào hãy cho họ sự chia sẻ và bao dung để họ có cơ hội sửa chữa nhé....💙

Theo kinh nghiệm thì mình nghĩ không nên đặt 100% niềm tin vào bất cứ ai, trừ gia đình :> Với mỗi lời người khác nói chúng mình cần có một "bộ lọc" để lọc lại các thông tin: họ nói vậy có hợp lý không, lý do có thuyết phục không, tại sao lại nói vậy với mình, còn với những người khác thì sao.... Ngoài ra, cần tham khảo thêm những người khác, lấy ý kiến của những người xung quanh để làm đối chiếu. Nếu bạn chọn tin tưởng họ thì hậu quả tệ nhất có thể xảy ra là gì, bạn có chấp nhận cái giá đó không? Nếu không thì bạn có thể lật ngược vấn đề và hỏi lại họ. Mình từng cho một người bạn quen qua bạn bè và Fb mượn tiền. Bạn mình nói số tiền hơi lớn so với mối quan hệ của mình và bạn kia. Về phần mình, số tiền đó trong giới hạn mình có thể chấp nhận sẽ bị mất, đổi lại mình sẽ biết được rõ bộ mặt của bạn đó. Ngoài ra còn có một số bạn bè chung khác, cũng có tin nhắn làm bằng chứng, nên mình nghĩ bạn đó sẽ không đánh đổi lòng tự trọng đâu. Một thời gian sau khi dịch covid qua đi bạn đó chuyển trả lại mình và cảm ơn. Mình nghĩ mình chọn đúng bạn rồi :>

Bạn có thể tham khảo bài viết này nhé. Nhưng mọi thứ cũng chỉ là tương đương. Cuộc đời này nhiều thứ đáng để đặt niềm tin lắm, đừng quá tiêu cực vì mọi thứ nha.

Tốt nhất nên tự hỏi là biết họ nói dối rồi thì xử lý thế nào. cuộc sống mà ai cũng nói dối và thậm chí là ngay cả người thân thiết nhất cũng có lúc nói dối mà thôi