Lắng nghe - Kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

  1. Kỹ năng mềm

https://cdn.noron.vn/2021/08/22/33653242512651882-1629649634.jpg

“Sự sáng suốt không đến từ việc nói. Nó đến từ việc lắng nghe” – Katrina Mayer. Lắng nghe thực sự là nghệ thuật, nó là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Nhưng nhiều người có vẻ đang xem nhẹ kỹ năng này, họ coi lắng nghe là bản năng con người, đơn giản chỉ là việc thu nạp âm thanh. Thực chất có phải vậy? Lắng nghe có dễ dàng như chúng ta tưởng?

Chúng ta cần lắng nghe để làm gì?

“Khi bạn lắng nghe, lợi ích được nhân đôi: Bạn nhận được thông tin cần thiết, và bạn khiến đối phương cảm thấy họ quan trọng” – Mary Kay Ash

“Nếu bạn không lắng nghe khách hàng của mình, người khác sẽ làm điều đó” – Sam Walton

Thông qua hai câu nói này, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của lắng nghe?

Tôi nghĩ rằng lắng nghe là một kỹ năng quan trọng và khó có thể đạt được. Lắng nghe ở đây không phải sử dụng thính giác để thu nạp âm thanh thông thường mà lắng nghe ở đây là quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Người lắng nghe sẽ phân tích những gì đối phương nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên.

Vì thế mà lắng nghe được coi là nghệ thuật giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng kỹ năng này để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp, đối ngoại hay đơn giản là những người được tin tưởng, chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Một cá nhân thành công không chỉ cần chuyên môn, khả năng nói, thuyết trình mà còn cần yếu tố lắng nghe bởi đây là kỹ năng tiên quyết.

Các bước để lắng nghe hiệu quả

  • Lắng nghe toàn tâm: nghĩa là bạn cần lắng nghe thật sự, để tâm vào cuộc đối thoại giữa bạn và đối phương. Khi đã sẵn sàng bước vào cuộc trò chuyện, bạn nên kìm nén những tiếng nói khác của bản thân, hạn chế tiếng ồn xung quanh, kể cả điện thoại để tránh xao nhãng.

  • Không phán xét, định kiến: Nên giữa tâm thế khách quan trước mọi lời nói của đối phương. Khi họ lựa chọn trao gửi niềm tin cho bạn để tâm sự, giãi bày thì việc nên làm là cởi mở đón nhận. Tuy nhiên không cần thể hiện cảm xúc một cách quá sức gượng ép, ý kiến quan điểm cá nhân là nên nhưng với thái độ phù hợp.

  • Không ngắt lời: Đây là điều tối kỵ trong giao tiếp. Bạn ngắt lời nghĩa là bạn đang không tôn trọng chủ thể lời nói. Điều này gây phật lòng đối phương, khiến cảm xúc của họ bị ảnh hưởng đáng kể. Bạn cần hiểu rõ vị thế của bản thân là gì trong cuộc trò chuyện, nếu là người lắng nghe thì nên nói ít hơn người nắm vai trò nói.

  • Đưa ra những phản ứng tự nhiên và hữu ích với câu chuyện được nghe:

- Đừng biến bản thân thành pho tượng trong cuộc đối thoại, điều này khiến đối phương nghi ngờ không biết bạn có thực sự chú tâm lắng nghe họ không hay đang lơ đãng suy nghĩ điều gì khác. Bạn nên sử dụng hành động, ngôn ngữ cơ thể tự nhiên để phản ứng lại với lời nói của đối phương. Có thể đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề nói để cuộc đối thoại sôi nổi và tìm ra được mấu chốt cần giải quyết.

- Sau khi lắng nghe hãy đưa ra cảm nhận, suy nghĩ cá nhân. Đây là điều người nói rất mong muốn từ bạn, có thể nói là mục đích của cuộc trò chuyện.

Hy vọng bài viết trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn sẽ thành công với kỹ năng lắng nghe của mình!

Ảnh: Google Hình ảnh.

Từ khóa: 

lắng nghe

,

giao tiếp

,

kỹ năng

,

kỹ năng mềm

Hữu ích quá cảm ơn bạn nhé

Trả lời

Hữu ích quá cảm ơn bạn nhé

Mình cũng đang học cách lắng nghe nhiều hơn nói. Một kỹ năng đáng để rèn luyện

kĩ năng hiếm đây vì thời nay người nói thì có người nói to hơn chẳng ai nghe ai đâu :)))