Lí do nào khiến Hàn Quốc có được những thành tựu kinh tế vượt trội như hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Hiện nay, Hàn Quốc được xếp vào một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, là một trong bốn “con rồng” của Châu Á. Từ một quốc gia đói nghèo lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, vậy lí do nào khiến Hàn Quốc có được những thành tựu kinh tế vượt trội như hiện nay?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Đến những năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn chỉ mức tương đương với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á. Năm 1963, tướng Park Chung Hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Với tư tưởng biến Hàn Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh, ông bắt tay vào thúc đẩy kinh tế. Hàn Quốc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, trong tiếng hàn gọi là “chaebol”. Các “chaebol” được giao nhiệm vụ đưa một Hàn Quốc từ quốc gia bị tàn phá sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Qua đó, Hàn Quốc trở thành một trong 4 "con rồng" kinh tế châu Á đầu thập niên 1990. Con đường phát triển của Hàn Quốc được coi một bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là "Kỳ tích sông Hàn". Hàn Quốc đã tăng trưởng kinh tế thần kỳ, do xuất khẩu mang lại, do phát triển nông nghiệp bên cạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, do phát triển khoa học công nghệ, do sự phát triển nhanh chóng về chất lượng giáo dục, sự tăng lên nhanh chóng của mức sống và quá trình đô thị hóa nhanh, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa nhanh đã chuyển Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng. Sau 40 năm gây ngạc nhiên bằng tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%, chính khát vọng xây dựng một đất nước độc lập tự chủ và cường thịnh đã đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ ba của châu Á và thứ 13 thế giới, người Hàn Quốc đã vượt châu Âu với thu nhập bình quân đầu người hơn 32.000 USD. Sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc chinh phục người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Năm 2014, Hàn Quốc đạt GDP bình quân đầu người là 32.400 USD, gấp 14 lần Việt nam. Nguyên nhân giúp Hàn Quốc có được những thành tựu đáng học tập hiện nay chính là do những chính sách của chính phủ đương thời. Khi Tướng Park Chung Hee nắm quyền vào năm 1961, Hàn Quốc chủ yếu là phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Chính phủ tập trung vào phát triển nông thôn Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo quyết đoán và các kế sách mạnh mẽ của Chính phủ, mặc dù bị chỉ trích là sử dụng áp đặt và nặng tay, và hiệu quả của lao động giá rẻ, phục vụ như là một chất xúc tác cho nền kinh tế Hàn Quốc. Bên cạnh phong trào nông thôn mới, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là Kế hoạch năm năm nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc thành một nước công nghiệp tự cung. Có hơn 5 kế hoạch được tạo ra, và chúng được thiết kế để vực dậy nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào công nghiệp hóa và mở rộng các thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, một trong những nhân tố quan trọng nhất chính là sự nỗ lực từ chính người dân Hàn Quốc. Bằng quyết tâm, sự đoàn kết của mình, người Hàn Quốc đã tạo nên một kì tích kinh tế khiến thế giới ngưỡng mộ.
Trả lời
Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Đến những năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn chỉ mức tương đương với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á. Năm 1963, tướng Park Chung Hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Với tư tưởng biến Hàn Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh, ông bắt tay vào thúc đẩy kinh tế. Hàn Quốc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, trong tiếng hàn gọi là “chaebol”. Các “chaebol” được giao nhiệm vụ đưa một Hàn Quốc từ quốc gia bị tàn phá sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Qua đó, Hàn Quốc trở thành một trong 4 "con rồng" kinh tế châu Á đầu thập niên 1990. Con đường phát triển của Hàn Quốc được coi một bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là "Kỳ tích sông Hàn". Hàn Quốc đã tăng trưởng kinh tế thần kỳ, do xuất khẩu mang lại, do phát triển nông nghiệp bên cạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, do phát triển khoa học công nghệ, do sự phát triển nhanh chóng về chất lượng giáo dục, sự tăng lên nhanh chóng của mức sống và quá trình đô thị hóa nhanh, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa nhanh đã chuyển Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng. Sau 40 năm gây ngạc nhiên bằng tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%, chính khát vọng xây dựng một đất nước độc lập tự chủ và cường thịnh đã đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ ba của châu Á và thứ 13 thế giới, người Hàn Quốc đã vượt châu Âu với thu nhập bình quân đầu người hơn 32.000 USD. Sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc chinh phục người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Năm 2014, Hàn Quốc đạt GDP bình quân đầu người là 32.400 USD, gấp 14 lần Việt nam. Nguyên nhân giúp Hàn Quốc có được những thành tựu đáng học tập hiện nay chính là do những chính sách của chính phủ đương thời. Khi Tướng Park Chung Hee nắm quyền vào năm 1961, Hàn Quốc chủ yếu là phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Chính phủ tập trung vào phát triển nông thôn Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo quyết đoán và các kế sách mạnh mẽ của Chính phủ, mặc dù bị chỉ trích là sử dụng áp đặt và nặng tay, và hiệu quả của lao động giá rẻ, phục vụ như là một chất xúc tác cho nền kinh tế Hàn Quốc. Bên cạnh phong trào nông thôn mới, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là Kế hoạch năm năm nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc thành một nước công nghiệp tự cung. Có hơn 5 kế hoạch được tạo ra, và chúng được thiết kế để vực dậy nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào công nghiệp hóa và mở rộng các thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, một trong những nhân tố quan trọng nhất chính là sự nỗ lực từ chính người dân Hàn Quốc. Bằng quyết tâm, sự đoàn kết của mình, người Hàn Quốc đã tạo nên một kì tích kinh tế khiến thế giới ngưỡng mộ.